15/12/2011 | 11:16
Mất lợi thế cạnh tranh, bế tắc trong chính sách vĩ mô đang làm xếp hạng AAA của quốc gia này lung lay.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân Pháp đối với Tổng thống Sarkozy đã xuống dưới 29%. Ảnh: AFP. |
1. Mất lợi thế cạnh tranh và gia tăng nợ công
Trong 10 năm, xuất khẩu của Pháp đã giảm từ 55%, tương đương xuất khẩu Đức, xuống chỉ còn 40%. Năng suất lao động giảm tới 3 lần trong 4 năm qua. Nợ công lên mức 1.700 tỷ euro, tương đương 2.300 tỷ USD, chiếm 87,4% GDP. Đây là tỷ lệ nợ cao nhất đối với các quốc gia xếp hạng AAA trong khu vực.
2. Thâm hụt ngân sách, chi phí tuyển dụng ngày càng cao
So với nước Đức láng giềng, chi phí lao động tại Pháp cao khiến môi trường kinh doanh quốc gia này kém hấp dẫn, thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước cũng lớn hơn Đức 20%. Thêm nữa, Chính phủ áp dụng chế độ làm việc 35 giờ một tuần, do đó, chi phí lao động thực tế có thể còn cao hơn. Trước năm 2013, Pháp được dự đoán rất khó kiểm soát thâm hụt ngân sách dưới 3% theo chuẩn châu Âu.
3. Ngân hàng Pháp đang cho Italy vay rất nhiều tiền
Khoản nợ 336 tỷ USD của Italy thậm chí còn cao hơn mức mà Hy Lạp nợ Pháp. Dù Thủ tướng tuyên bố sẽ làm tất cả để kiểm soát món nợ này, khả năng Pháp phải bán bớt tài sản của Italy là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
4. Tổng thống Pháp mất tỷ lệ ủng hộ của người dân
Quý II và III/2011, tăng trưởng GDP nước Pháp lên từ - 0,1 đến 0,4%. Tuy vậy, Ngân hàng Pháp dự báo kinh tế không tăng trưởng trong quý IV/2011. Tuần trước, tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Sarkozy đã rơi xuống dưới mức 29%. Sau khi công bố hai chương trình cắt giảm ngân sách, chi tiêu và tăng thuế, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra tại Paris.
5. Chính phủ Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ các ngân hàng
Không tiếp cận được vốn từ Kênh bình ổn tài chính châu Âu, một số ngân hàng trong nước có thể gặp khó khăn với việc huy động đủ vốn cần thiết. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư sợ hãi nhà băng nước này có liên quan đến nợ của nhóm nước PIIGS (gồm: Bồ Đào Nha, Ireland, Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha) càng gây áp lực mạnh cho Chính phủ. Ngân hàng Pháp cần tăng thêm 7,324 tỷ USD mới đáp ứng được tỷ lệ vốn bắt buộc 9% theo yêu cầu của Cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu.
6. Ông Sarkozy bị Thủ tướng Đức lấn át tại các diễn đàn kinh tế
Sau khi dập tắt hy vọng về việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tham gia hoạt động tái cấp vốn cho các ngân hàng Pháp, bà Merkel – Thủ tướng Đức – lại nắm "thế thượng phong" trong các cuộc tranh luận về việc hủy kế hoạch cho phép ECB giúp các nước vay hoặc mua thêm trái phiếu Chính phủ thông qua IMF. Đồng thời, vị nữ thủ tướng này cũng bác bỏ khả năng phát hành trái phiếu chung của khu vực đồng euro.
(Theo TTVN)
No comments:
Post a Comment