Sau khi nợ công của Mỹ bị Standard & Poor’s hạ một bậc từ mức cao nhất AAA xuống AA+ vào ngày 05/8/2011, thị trường tài chính thế giới chấn động mạnh, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng mới. Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt chính sách tài chính của Mỹ và cho rằng, thực trạng này cho thấy khiếm khuyết trong cấu trúc kinh tế và tình trạng tuyệt vọng của các nước phương Tây trong việc kiểm soát chi tiêu. Trái lại, Nhật Bản và các nước phát triển hàng đầu khác vẫn tin vào đầu tàu kinh tế thế giới này và cảnh báo không nên có những phản ứng thái quá đối với vấn đề này. Ngay cả Trung Quốc cũng không dám bán tháo trái phiếu Mỹ, thậm chí tiếp tục mua vào và thận trọng trong việc mua vàng để đa dạng hóa dự trữ, mặc dù phê phán là vậy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết luận của S&P, chủ yếu xuất phát từ tranh cãi dai dẳng giữa các nhà làm luật của hai đảng về kế hoạch cắt giảm chi tiêu công và S&P cho rằng, mục tiêu giảm tỉ trọng chi tiêu công trong những năm tới xuống 18% so GDP dường như không khả thi do sự suy giảm năng lực của các tổ chức chính trị và chi tiêu công tại Mỹ hiện nay đã chiếm 25% GDP. Trong khi đó, tốc độ tăng GDP của Mỹ chậm dần, dân số Mỹ đang bị già hóa, các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng hầu như đã được huy động hết, lãi suất cho vay đã giảm xuống gần bằng không. Hiện nay, nợ công tại Mỹ đã chạm ngưỡng 14.300 tỉ USD. Theo thỏa thuận đạt được, trần nợ công sẽ nâng thêm 2.400 tỉ USD trong vòng 2 năm với khoản tăng ngay lập tức là 900 tỉ USD và khoản bổ sung 1.500 tỉ USD sẽ được giải ngân nếu chính phủ cắt giảm được khoản chi tiêu tương đương. Biện pháp khả thi để giảm thâm hụt ngân sách là tăng thuế, nhưng không được đại diện Đảng Cộng hòa chấp thuận, nghĩa là phải giảm chi tiêu bằng cách cắt giảm chi tiêu quốc phòng và một số khoản trợ cấp xã hội. Khi hạ mức tín nhiệm nợ công của Mỹ, David Beers (chuyên gia phân tích của S&P) không kỳ vọng về khả năng của Mỹ sớm lấy lại mức tín nhiệm AAA do không có quan điểm thống nhất về chính sách tài khóa và chưa thấy biện pháp nào khả thi. Tuy nhiên, S&P đã bỏ sót một yếu tố, đó là vị thế của USD trên thị trường tài chính quốc tế cho phép Mỹ nâng mức trần nợ công cao hơn so với những nước khác. Điều này được Moody’s (công ty xếp hạng hàng đầu của Mỹ) đề cập và trong tuần đầu tháng 8 đã hai lần khẳng định là giữ nguyên mức xếp hạng Aaa đối với nợ công của Mỹ, đồng thời bác bỏ kết quả xếp hạng của S&P. Đa số các nhà làm luật cũng cho rằng, thỏa thuận nâng trần nợ công và các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách là động thái tích cực, mặc dù còn nhiều việc phải làm. Tỉ phú Warren Buffett cho rằng, đây là sai lầm của S&P và nên nâng điểm của Mỹ lên 4A chứ không phải 3A. Ngày 16/8, Công ty xếp hạng Fitch Ratings cũng khẳng định, tín nhiệm nợ công của Mỹ vẫn đứng ở hạng cao nhất AAA và không tán thành kết luận của S&P. Kết quả bỏ phiếu của các thành viên Fitch cũng thể hiện lòng tin vào nỗ lực cắt giảm thâm hụt của Mỹ, và dự báo triển vọng của Mỹ là ổn định. Moody’s xếp hạng Aaa cho Mỹ từ năm 1917 và khẳng định, chưa có đồng tiền nào sánh kịp USD và vị thế này của USD tạo ra cách tiếp cận tài chính. Nghĩa là, chính phủ Mỹ có thể ủng hộ mức nợ cao hơn so với những chính phủ khác. Cả Moody’s và S&P đều khẳng định, USD vẫn đóng vai trò là đồng tiền chủ đạo toàn cầu. Kathleen Gaffney (Công ty Loomis Sayles & Co tại Ngày 08/8, USD tăng trở lại so với nhiều đồng tiền chủ chốt khi các nhà đầu tư phát hiện được nơi trú ẩn của nợ chính phủ Mỹ mặc dù bị đánh tụt hạng và chứng khoán toàn cầu sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008. Theo đánh giá của Moody’s, mặc dù Mỹ vẫn duy trì mức tín nhiệm Aaa, nhưng một số chỉ tiêu có triển vọng xấu. Triển vọng xấu ở đây nghĩa là, nợ công của Mỹ có thể bị đánh tụt hạng vào một thời điểm nào đó trong vòng 2 năm tới, nếu kỷ luật tài khóa bị suy yếu hoặc triển vọng kinh tế xấu sẽ đảo lộn các nỗ lực tài khóa. Theo Moody’s, để duy trì hạng Aaa, Mỹ cần thực hiện các bước để giữ tỉ trọng nợ so GDP không vượt quá 75% vào năm 2015. Vấn đề mấu chốt là, cần cải tổ nền tài chính vốn đã trì trệ trong suốt 40 năm qua, sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào năm 1973. Theo dữ liệu của Bloomberg, tỉ lệ nợ công so GDP tại Mỹ sẽ tăng từ 69,8% trong năm nay lên 73,9% vào năm 2012. Trên thực tế, hầu như các nước có thặng dư thương mại đều nhờ cậy chủ yếu vào nền kinh tế Mỹ. Một số nước luôn tìm mọi cách để hỗ trợ xuất khẩu, nhưng đã phải hứng chịu lạm phát khi USD mất giá do Mỹ liên tục đưa ra các gói kích thích kinh tế, phản ánh một kết cục tất yếu của sự thiếu hợp tác trong việc giảm thâm hụt thương mại của Mỹ. Nếu thiếu các nỗ lực quốc tế, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi chậm, nhưng vẫn tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Tóm lại, việc S&P đánh tụt tín nhiệm nợ công của Mỹ tuy có gây ra những tác động xấu trên đây, nhưng cũng cảnh báo là, cần có sự phối hợp quốc tế mới có thể hy vọng tái cân bằng kinh tế toàn cầu, nếu không sẽ dẫn đến những rối loạn xã hội phức và nhiều hệ lụy khác. Hoàng Thế Thoả |
19/08 Đằng sau quyết định hạ mức tín nhiệm của Mỹ
Labels: Introduction
NHNN,
Ranking,
US economy
Subscribe to:
Posts (Atom)