22/06 Kinh tế 24h: Fitch lại gieo rắc sự sợ hãi


▪  DIỆP ANH
22/06/2011 08:16 (GMT+7)
 
Thế giới đã bớt lo về khủng hoảng nợ công.
Hôm qua (21/6), tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings nhận định, việc tình nguyện đảo nợ đối với số trái phiếu chính phủ đáo hạn của Hy Lạp đồng nghĩa với vỡ nợ và cảnh báo sẽ hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của nước này.

Andrew Colquhoun, Trưởng nhóm xếp hạng tín nhiệm khu vực châu Á - Tây Ban Nha của Fitch nhận định trong một hội nghị tại Singapore: “Fitch sẽ xem việc đảo nợ là vỡ nợ và dành mức xếp hạng vỡ nợ đối với Hy Lạp”.

Tuyên bố này của Fitch lập tức gây ra áp lực lên đồng Euro và cho thấy Hy Lạp đang đương đầu với nhiều vấn đề đến thế nào. Chính phủ Hy Lạp đang cố gắng áp dụng biện pháp thắt chặt ngân sách để có thể tiếp tục nhận được tiền hỗ trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Hôm 13/6, tổ chức định mức Standard & Poor's hạ xếp hạng của Hy Lạp từ “B” xuống “CCC”, cùng lời cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm tái cấu trúc nợ của nước này cũng sẽ được xem là vỡ nợ. Tiếp đó, Moody’s xếp hạng tín nhiệm Hy Lạp ở mức Caa1, ám chỉ 50% nguy cơ vỡ nợ trong vòng 3-5 năm tới.

Một tháng trước, Fitch hạ 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp xuống “B+” và cảnh báo có thể tiếp tục cắt giảm xuống mức không đầu tư. Vào thời điểm đó, Fitch đã cho rằng việc gia hạn đối với số trái phiếu hiện có sẽ được xem là vỡ nợ.

Bên cạnh vấn đề Hy Lạp, Fitch cũng cảnh báo sẽ hạ triển vọng xếp hạng của Mỹxuống tiêu cực, nếu nền kinh tế lớn nhất thế giới không nâng trần nợ vào ngày 2/8. Tuy nhiên, Fitch tin tưởng rằng nhiều khả năng Mỹ sẽ nâng trần nợ và tránh được nguy cơ vỡ nợ.

Trước đó, Standard & Poor's cũng đã cảnh báo nguy cơ hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ. Trong khi, tổ chức định mức Moody's hôm 2/6 cho biết, nếu trong vài tuần tới, Mỹ không có tiến triển trong việc tăng mức trần nợ công, cơ quan này ​​sẽ hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ và liệt Mỹ vào danh sách theo dõi tiêu cực.

Trong khi đó, theo kết quả một cuộc khảo sát do Barclays Capital thực hiện và công bố hôm 20/06, nhà đầu tư ngày càng lo lắng rằng những khó khăn tại khu vực đồng Euro (Eurozone) và Trung Quốc sẽ tác động xấu đến tăng trưởng toàn cầu, kìm hãm đà tăng của thị trường chứng khoán và hàng hóa trong năm nay.

Kết quả khảo sát cho thấy, tăng trưởng chậm hơn dự báo tại Mỹ và châu Âu là mối đe dọa lớn nhất đến các thị trường chứng khoán toàn cầu trong vòng 3 tháng tới. Trong khi sự giảm tốc của Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các thị trường mới nổi.

Mối lo ngại lớn thứ 2 đối với các thị trường mới nổi là khủng hoảng nợ châu Âu, thậm chí khi gần 75% số người tham gia cuộc thăm dò cho rằng Hy Lạp sẽ tái cấu trúc nợ trong 12 tháng tới.

Cũng liên quan tới Hy Lạp, hôm 21/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đầy đủ cho Hy Lạp và một số nền kinh tế châu Âu đang sa lầy trong cuộc khủng hoảng nợ nần thông qua các nỗ lực như mua thêm trái phiếu giải cứu.

Liên quan đến vấn đề Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) bán ra trái phiếu, Bộ trưởng Noda khẳng định, Nhật Bản có thể đóng góp vào sự ổn định tài chính tại Châu Âu thông qua việc mua trái phiếu của EFSF.

Trong khi đó, báo Global Post đưa tin để có thể nhận tiếp gói cứu trợ từ Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp đang chuẩn bị bán đi một số tài sản quốc gia của mình.

Bất chấp những tín hiệu xấu như trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho Eurozone từ 1,6% lên 2%. “Các nền kinh tế chủ chốt đang tăng trưởng mạnh và vững chắc", quyền Giám đốc điều hành IMF John Lipsky phát biểu với CNBC.

Ông cho biết, các nước thống nhất các biện pháp quản lý như về tăng trưởng và tính bền vững, duy trì mức thâm hụt ngân sách và nợ công ổn định. Ngoài ra, những sáng kiến tài chính như thành lập Hội đồng quản trị Rủi ro có hệ thống trong Eurozone hay các đợt kiểm tra ngân hàng cũng giúp kinh tế trong khu vực sáng sủa.

Về tình hình Hy Lạp, ông Lipsky không cho rằng nước này sẽ rút khỏi khối sử dụng đồng euro như một phần của kế hoạch phục hồi sau khủng hoảng. “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác châu Âu và chính quyền Hy Lạp, tập trung vào việc triển khai loạt biện pháp kinh tế tham vọng", ông nói.

"Những biện pháp đó sẽ đưa chương trình điều chỉnh của Hy Lạp phát huy hiệu quả, lấy lại khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra một tương lai vững chắc và thịnh vượng hơn cho Hy Lạp và các đối tác của nước này”, ông Lipsky bổ sung.

Nói riêng về kinh tế Mỹ, theo WSJ, mặc dù cả thế giới gặp khó khăn khi vừa vượt qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ đã tăng 75 tỷ USD, tương đương tăng 49% trong năm 2010.

Ông Austan Goolsbee, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ vẫn là điểm đến số 1 thế giới của hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong năm 2010, FDI vào Mỹ tăng lên 228 tỷ USD từ 153 tỷ USD trong năm 2009 và hỗ trợ cho 5,7 triệu công nhân Mỹ.

Giám đốc điều hành của General Electric cho biết, đầu tư ở Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bất ổn kinh tế và ông đề nghị Chính phủ tiếp tục đưa ra các chính sách thúc đẩy đầu tư.

Theo đánh giá của Standard Chartered, Trung Quốc đã bắt đầu đa dạng hóa tài sản dự trữ bằng đồng USD một cách nghiêm túc trong 4 tháng đầu năm nay, chủ yếu bằng cách mua vào nợ của châu Âu nhiều hơn tài sản bằng USD.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng khoảng 200 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, với 3/4 trong số đó là dòng vốn đầu tư nước ngoài mới vào các tài sản không bằng đồng USD. Trong 6 năm qua, Trung Quốc liên tục tích lũy nợ chính phủ Mỹ ngay cả khi các quan chức khẳng định muốn giảm tài sản bằng USD.

Trong thời gian từ tháng 12/2007 tới tháng 3 năm nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên 3.044 tỷ USD và theo hầu hết các chuyên gia phân tích thì tỷ lệ tài sản bằng đồng USD vẫn tương đối ổn định từ 60-70% trong tổng số đó.

22/06 Tăng trưởng kinh tế 'ám ảnh' các quốc gia phát triển


Thứ tư, 22/6/2011, 09:53 GMT+7
Tốc độ tăng trưởng của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đạt từ 4,4% đến 9,8% đang là niềm ao ước của nhiều quốc gia phát triển, trong đó có cả Anh và Mỹ.


Theo dự đoán trong khoảng từ năm 2010 đến 2012 kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng trung bình 2,7%. Trong suốt thập kỉ qua, GDP trung bình của Mỹ tăng 1,7% và chưa bao giờ đạt đỉnh 4% như từng 5 lần xảy ra trong những năm 90, khi toàn cầu hóa thuận đà với các nền kinh tế phát triển. Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia phát triển khác từ 2010 đến 2012 nhận định còn thấp hơn, với khu vực châu Âu 1,8%, Nhật Bản 2%, Anh quốc 1,7%,...

Trái ngược với đó là những con số đáng ngưỡng mộ từ Brazil (5,2%), Nga (4,4%), Ấn Độ (8,8%), Trung Quốc (9,8), ngay cả khu vực châu Phi cận Sahara (bao gồm Nam Phi) cũng được 5,5%.

Trong khi các
Trong khi các "ông lớn" tăng trưởng kém đi thì các thị trường mới nổi lại trở nên năng động và bùng nổ. Ảnh: AP
Những thay đổi vốn từ từ và mờ nhạt trong suốt thời kì ổn định của kinh tế đã trở nên rõ nét hơn từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Jorge Heine, chính trị gia, nhà ngoại giao và chuyên gia hoạch định chính sách người Chile nhận định: "Chúng ta phải nhìn nhận rằng sự bùng nổ cho nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi một cách đột ngột. Tăng trưởng và sự hứng khởi giờ lại do các nước kinh tế mới nổi nắm giữ". Heine cũng là đồng tác giả của cuốn sách "Mặt tối của toàn cầu hóa".

"Một khi các nước đã đạt đến độ phát triển nhất định thì tăng trưởng kinh tế sẽ giới hạn trong khoảng từ 2 đến 3%, còn vấn đề phục hồi thì 'tậm tịt'", Heine cho hay. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng vừa công bố một bản điều tra có tên "Toàn cảnh kinh tế thế giới" có nhiều quan điểm ủng hộ cho suy nghĩ của Heine.

Kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu đã có nhiều thay đổi kể từ lần suy thoái nặng nề nhất của Mỹ vào đầu những năm 80. Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu khách hàng và công việc được tạo ra không còn liên quan tới nhau, một phần là do thay đổi của cán cân thương mại.

Theo IMF, các thị trường mới nổi giờ nắm giữ hơn 40% thương mại quốc tế, gần gấp đôi so với năm 1995. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận định thương mại của các nước đang phát triển sẽ tăng khoảng 9,5% trong năm 2011, hơn gấp đôi so với các nước phát triển.

Heine lưu ý Ấn Độ như một ví dụ. Nước này chỉ sản xuất được 180.000 chiếc xe hơi năm 1991 nhưng bây giờ đã lên tới 2 triệu xe mỗi năm. "Toàn cầu hóa đang thay đổi sự phân chia lao động thế giới. Bây giờ các kĩ sư phần mềm ở Bangalore (Ấn Độ) còn nhiều hơn ở Thung lũng Silicon (Mỹ)".

Các công ty thép phía Tây giờ đang phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Brazil, Ấn Độ... trong khi một vài trong số các nước trên đang thúc đẩy phát triển các ngành mũi nhọn như hàng không.

Michael Mussa, cựu chuyên gia kinh tế của IMF, nói: "Chẳng có lí do rõ ràng nào giải thích việc phần còn lại của thế giới tăng trưởng mạnh mẽ hơn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của Mỹ về lâu về dài, dù tốc độ phục hồi của Mỹ, châu Âu và Nhật thực sự đáng thất vọng, trong khi các nền kinh tế mới nổi làm việc này cực tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta (các nước phát triển) chậm chạp mà là do họ năng động và nhanh nhẹn".

Công Tâm (theo CNBC)

22/06 China's inflation rate to accelerate in June: economic planner


English.news.cn   2011-06-22 20:19:17
BEIJING, June 22 (Xinhua) -- China's top economic planner said Wednesday that the country's inflation rate will accelerate in June despite the government's efforts to stem price increases.
It is estimated June's overall price levels will be higher than those of May, the National Development and Reform Commission said in a statement on its website. However, it did not give a more specific forecast.
Carryover effects from last year will contribute 3.7 percentage points to June's inflation rate, the statement said.
Analysts have said that the consumer price index (CPI), a main gauge of inflation, will increase by 6 percent in June.
According to the commission, last year's carryover effects added 3.2 percentage points to May's inflation rate. China's CPI rose 5.5 percent year-on-year in May, a 34-month high.
As the carryover effects ease in the second half of this year and the government's anti-inflation policies start to take effect, CPI growth will decline and overall price levels will be brought under control, the statement said.
The extreme drought and deadly floods that have plagued the middle and lower reaches of the Yangtze River will have limited impact on the country's agricultural production, the statement said.
"There is little chance that the disasters will trigger a price surge for grain," it said.
The Chinese government has set a target of 4 percent for this year's CPI growth.
To soak up the excessive liquidity that has helped to fuel inflation, China's central bank has raised its interest rates twice this year and hiked its reserve requirement ratio for banks six times.
Editor: Lu Hui
Related News