06/01 98% các doanh nghiệp ủng hộ việc kê khai thuế qua mạng

(06/01/2011 15:10:00)



Hướng dẫn kê khai thuế qua mạng tại Cục Thuế Hà Nội
Ảnh minh hoạ


98% trong 8.000 doanh nghiệp tại 19 tỉnh, thành ủng hộ việc kê khai thuế qua mạng. Đây là thông tin được đưa ra tại Lễ công bố kết quả điều tra khảo sát độ sẵn sàng của các doanh nghiệp khi thực hiện kê khai thuế qua mạng.

Sáng nay (30/12), tại Hà Nội, Viện Tin học Doanh nghiệp (VCCI) đã phối hợp với Tổng Cục Thuế tổ chức Lễ công bố kết quả điều tra khảo sát độ sẵn sàng của các doanh nghiệp khi kê khai thuế qua mạng.

Theo ông Lê Văn Lợi - Viện trưởng Viện tin học doanh nghiệp, cuộc điều tra, khảo sát về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp khi kê khai thuế qua mạng nhằm phân tích, đánh giá tình hình và khả năng ứng dụng kê khai thuế qua mạng tại các doanh nghiệp, xác định những khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình kê khai thuế.

Hình thức thực hiện cuộc điều tra, khảo sát này là gọi điện thoại trực tiếp tới 8.000 doanh nghiệp, trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố cả nước. Kết quả, trong 8.000 doanh nghiệp được khảo sát thì 98% doanh nghiệp ủng hộ việc thực hiện kê khai Thuế điện tử và 79% cho rằng thủ tục kê khai thuế điện tử đơn giản, dễ sử dụng. Theo ông Lợi, con số này cho thấy việc ứng dụng công nghệ của Tổng Cục Thuế được đánh giá khá cao trong việc tạo thuận lợi, giảm các thủ tục, chi phí cho doanh nghiệp, phù hợp quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Theo báo cáo của Tổng cục thuế: Năm 2009, mới có gần 1.000 doanh nghiệp thực hiện kê khai qua mạng tại 4 Cục thuế. Đến hết năm 2010, đã có trên 7.000 doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng với hơn 90.000 tờ khai tại 19 Cục thuế. Chỉ có 34 doanh nghiệp thông báo lỗi khi đăng ký thông tin qua mạng không thành công. Nhưng từ tháng 10/2010, hệ thống đăng ký thông tin qua mạng đã hoạt động thông suốt.

Bà Lê Hồng Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cũng cho biết thêm: Tổng cục thuế đã xây dựng tiêu chuẩn và kết nối kê khai giữa cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và 3 doanh nghiệp là Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Công ty Cổ phần giải pháp công nghệ TS24, Công ty cổ phần Macro NT. Trong thời gian tới, cơ quan thuế sẽ tiếp tục mở rộng kê khai thuế qua mạng, các doanh nghiệp có thể kê khai thuế qua mạng thông qua 3 công ty này.

Kết quả điều tra này là cơ sở để các cơ quan, ban, ngành chức năng đưa ra các đề xuất về cơ chế, chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng thuận lợi hơn. “Thay bằng phải đến cơ quan thuế nộp tờ khai, bây giờ sẽ thực hiện việc kê khai tại chỗ thông qua mạng, nên thủ tục rất nhanh chóng. Bất kỳ giờ nào đều có thể kê khai thuế qua mạng. Trong năm 2011, chúng tôi dự định sẽ mở rộng thêm 22 cục thuế nữa, nâng số doanh nghiệp kê khai qua mạng lên ít nhất là 30.000 doanh nghiệp. Chúng tôi tin tưởng rằng, con số này sẽ lớn hơn rất nhiều so với năm nay ” - bà Hải cho biết./.

Theo Tạp chí Tài chính

Các tin khác

Tăng cường cung cấp thông tin về việc thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (11/01/2011)
Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về công tác thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu (11/01/2011)
Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ tăng cường phối hợp công tác (11/01/2011)
Tăng cường cung cấp thông tin về việc thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (11/01/2011)
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá X thành công tốt đẹp (11/01/2011)
Hướng dẫn xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa và xin ý kiến về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu (10/01/2011)
Bộ Tài chính tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi (08/01/2011)
Mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm (08/01/2011)
Tập đoàn Bảo Việt: Năng lực tài chính vững mạnh, kinh doanh hiệu quả (08/01/2011)
Bộ Tài chính tổ chức “Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tài chính năm 2010” (07/01/2011)
Quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (07/01/2011)
Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực hải quan (06/01/2011)
Được ghi nợ tiền sử dụng đất tối đa 5 năm (06/01/2011)
Vốn tín dụng bất động sản tăng 23.5% (06/01/2011)
98% các doanh nghiệp ủng hộ việc kê khai thuế qua mạng (06/01/2011)
Tập huấn, giới thiệu thông tư mới về thủ tục hải quan (06/01/2011)
Năm 2011 trọng tâm ổn định kinh tế vĩ mô, chăm lo đời sống nhân dân (05/01/2011)
Khai mạc phiên họp thứ Ba bảy của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (05/01/2011)
Nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão 8 ngày (05/01/2011)

11/01 Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh: Cần khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển ngành thanh tra tài chính

(11/01/2011 15:06:00)

Thanh tra Bộ Tài chính cần phải khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển ngành thanh tra tài chính, tập trung xây dựng phát triển nguồn nhân lực thanh tra tài chính, tăng cường điều kiện cở sở vật chất, mở rộng quan hệ quốc tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh nhấn mạnh.



Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh biểu dương những thành tích xuất sắc của thanh tra Bộ Tài chính trong năm 2010


Sáng ngày 11/01/2011, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị cán bộ công chức tổng kết công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011. Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Công tác thanh tra kiểm tra: Tiếp tục được đổi mới toàn diện

Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh đã biểu dương những thành tích xuất sắc của thanh tra Bộ Tài chính trong năm 2010, với vai trò quản lý tài chính và ngân sách theo pháp luật đảm bảo các mục tiêu đề ra, thanh tra Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch và 60% nhiệm vụ đột xuất. Cụ thể, các cuộc thanh tra, kiểm tra năm 2010 đã được thực hiện chủ động ngay từ khâu xây dựng kế hoạch chi tiết, mục đích, nội dung các cuộc thanh ra đều gắn với chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ về chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế. Triển khai toàn diện trên các mặt quản lý nhà nước của Bộ: thu-chi ngân sách, sử dụng nguồn vốn đầu tư, quản lý tài chính doanh nghiệp…Đồng thời, tăng cường thanh tra trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ. Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra đã triển khai năm 2010 là 117 cuộc.

Kết quả thanh tra, kiểm tra đã đưa ra 300 kiến nghị, trong đó có 32 kiến nghị về chấn chỉnh rút kinh nghiệm, 162 kiến nghị chấn chỉnh hoạt động, 13 kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể, 93 kiến nghị về tài chính với số tiền trên 1.092 tỷ đồng (tăng thu ngân sách nhà nước 297,5 tỷ đồng, giảm chi 128,3 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 666,8 tỷ đồng). Ban hành 23 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 193 triệu đồng... Kêt quả thanh tra luôn là những dấu ấn cho việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương của các đơn vị.

Tuy nhiên, ngoài việc hoàn thành các nhiệm vụ trong tâm, trọng điểm trong năm 2010, thanh tra Bộ Tài chính cũng triển khai các mặt công tác khác một cách hiệu quả như: công tác tiếp công dân, giải quyết, khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; hoạt động nội bộ thanh tra luôn giữ vững kỷ cương “dân chủ công khai, minh bạch”.

Thứ trưởng Phạm sỹ Danh nhấn mạnh:Trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Tài chính nên tập trung giải quyết, khắc phục một số tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sau thanh tra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, hiệu lực kết quả thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu quả chung của công tác này.

Với vai trò tiên phong trong ngành thanh tra tài chính, thanh tra Bộ Tài chính cần phát huy vị thế, ngày càng khẳng định uy tín, trách nhiệm của thanh tra tài chính.

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2011

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh cho biết năm 2011 là thời điểm quan trọng với việc xây dựng và chuẩn bị thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, Chiến lược phát triển ngành tài chính, thanh tra Bộ Tài chính cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển ngành thanh tra tài chính trong đó chú trọng xây dựng phát triển nguồn nhân lực thanh tra tài chính; tăng cường điều kiện cơ sở vật chất; mở rộng quan hệ quốc tế. Đặc biệt, thanh tra Bộ Tài chính cần chú trọng đến việc xây dựng các văn bản liên quan đến Luật Thanh tra mới./.

TH

Các tin khác

Tăng cường cung cấp thông tin về việc thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (11/01/2011)
Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về công tác thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu (11/01/2011)
Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ tăng cường phối hợp công tác (11/01/2011)
Tăng cường cung cấp thông tin về việc thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (11/01/2011)
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá X thành công tốt đẹp (11/01/2011)
Hướng dẫn xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa và xin ý kiến về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu (10/01/2011)
Bộ Tài chính tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi (08/01/2011)
Mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm (08/01/2011)
Tập đoàn Bảo Việt: Năng lực tài chính vững mạnh, kinh doanh hiệu quả (08/01/2011)
Bộ Tài chính tổ chức “Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tài chính năm 2010” (07/01/2011)
Quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (07/01/2011)
Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực hải quan (06/01/2011)
Được ghi nợ tiền sử dụng đất tối đa 5 năm (06/01/2011)
Vốn tín dụng bất động sản tăng 23.5% (06/01/2011)
98% các doanh nghiệp ủng hộ việc kê khai thuế qua mạng (06/01/2011)
Tập huấn, giới thiệu thông tư mới về thủ tục hải quan (06/01/2011)
Năm 2011 trọng tâm ổn định kinh tế vĩ mô, chăm lo đời sống nhân dân (05/01/2011)
Khai mạc phiên họp thứ Ba bảy của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (05/01/2011)
Nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão 8 ngày (05/01/2011)

07/01 Những nhiệm vụ trọng tâm tái cấu trúc kinh tế trong năm 2011

2:59 PM, 07/01/2011

(Chinhphu.vn) - Bài viết đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và góp phần vào bảo đảm ưu tiên hàng đầu của năm 2011 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Với tư tưởng chỉ đạo đó, từ bài viết của Thủ tướng, có thể nhận thức được một loạt nhiệm vụ và giải pháp cấp bách trong năm 2011là:

Thứ nhất, tái cấu trúc về tài chính-đầu tư: Phải giảm bớt chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư; kiên quyết cắt giảm các công trình chưa thực sự cần thiết, tập trung nguồn lực cho các dự án tạo ra năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, sớm đưa vào sử dụng; giảm bội chi ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại, kiềm chế tốc độ tăng giá. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư; mở rộng các hình thức đầu tư theo cơ chế BOT, BT, khẩn trương ban hành quy định về hợp tác công - tư (PPP) để phát triển hệ thống giao thông, nhất là các công trình lớn. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, xác lập quyền sử dụng đất, thủ tục hải quan, thuế, nhằm giảm chi phí kinh doanh cho DN.

Cải thiện khả năng tiếp cận vốn của DN. Hướng mạnh hoạt động của Ngân hàng Phát triển vào việc hỗ trợ DN vừa và nhỏ; tăng nguồn kinh phí bảo lãnh tín dụng và năng lực thẩm định dự án được bảo lãnh của Ngân hàng này. Ưu tiên nguồn tín dụng cho các sản phẩm trọng điểm. Nghiên cứu việc phân bổ hạn mức tín dụng cho các khu vực DN theo mức đóng góp vào GDP và kim ngạch xuất khẩu.



Cải thiện khả năng tiếp cận vốn của DN tiếp tục là một trong những yêu cầu được đặt ra trong năm 2011



Thứ hai, tái cấu trúc ngành, sản phẩm: Năm 2011, phải triển khai mạnh mẽ chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, coi đây là một nội dung trọng tâm của tái cấu trúc các ngành sản xuất công nghiệp. Tạo sự gắn kết giữa các DN chế tạo với DN nghiệp lắp ráp, các DN trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn và phát triển công nghiệp hỗ trợ theo cụm nhóm sản phẩm trên cơ sở thị trường có sự định hướng của Nhà nước, tập trung vào một số sản phẩm cơ khí, thiết bị điện, điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin... (Thủ tướng cũng vừa ký Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, mà theo đó đến năm 2015, Việt Nam sẽ hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia do các DN khoa học và công nghệ sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến); khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển mạnh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả rộng như dịch vụ du lịch, phân phối, vận tải, dịch vụ logistics và các dịch vụ cảng biển, nhằm tận dụng vị thế địa kinh tế của nước ta trong chuỗi cung toàn cầu; triển khai chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam thành nước mạnh về công nghệ thông tin.

Đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhà nước tăng đầu tư đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn, đầu tư phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh. Tăng cường công tác kiểm tra theo các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm từ sản xuất, chế biến, lưu thông đến tiêu dùng. Đầu tư mạnh hơn cho hệ thống bảo quản, dự trữ để giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng hàng hóa, điều hoà cung cầu, ổn định giá cả.

Thứ ba, tái cấu trúc về doanh nghiệp: Đẩy nhanh tiến trình đổi mới DN nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hoá và cải cách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, phải chuyển từ hoạt động đa dạng sang chuyên môn hoá nhằm thực hiện chính sách cơ cấu; đẩy mạnh đổi mới và sáng tạo, nâng cao hiệu quả và tạo lập năng lực cạnh tranh dài hạn để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Cải cách cơ chế và tổ chức nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với DN nhà nước, đặt DN nhà nước vào môi trường cạnh tranh và quy định các chỉ tiêu chất lượng hoạt động của DN. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc và công khai kết quả kiểm toán.

Thứ tư, tái cấu trúc thị trường: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Tăng cường kiểm tra chất lượng các mặt hàng nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất trong nước. Coi trọng hơn thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn. Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế quản lý trên nguyên tắc bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân và thúc đẩy hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Rà soát lại hệ thống phân cấp, bảo đảm tăng cường sự quản lý thống nhất của trung ương về quy hoạch phát triển, khai thác tối đa lợi thế so sánh theo tầm nhìn liên vùng nhằm tiết kiệm nguồn lực và bảo đảm quy mô kinh tế; đồng thời, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của địa phương, cơ sở.

Chính sách vĩ mô phải chuyển những thông điệp rõ ràng nhằm tạo niềm tin cho thị trường và định hướng cho sản xuất kinh doanh; phải theo sát sự vận động của kinh tế thế giới và trong nước; nâng cao năng lực dự báo, chủ động, nhạy bén trong phản ứng chính sách; linh hoạt sử dụng phù hợp các công cụ của chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính khi không thực sự cần thiết; nâng cao hiệu quả bình ổn và điều hòa nguồn vốn giữa các tổ chức tín dụng của thị trường liên ngân hàng; kết hợp chặt chẽ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo đảm kinh doanh trung thực, tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo lập thị trường đất đai lành mạnh trên nguyên tắc đất đai là công thổ quốc gia và là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông dân. Nhà nước và người giao lại quyền sử dụng đất phải là những đối tượng được hưởng lợi chủ yếu từ việc chuyển giao quyền sử dụng đất. Đây là nguyên tắc cơ bản để hình thành chính sách và thị trường đất đai. Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm thúc đẩy dịch vụ tài chính và kinh doanh bất động sản phát triển lành mạnh.

Khẩn trương hoàn chỉnh cơ chế, chính sách phát triển và tổ chức quản lý công nghiệp hỗ trợ. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp. Phát triển nhanh thị trường công nghệ. Ban hành các chính sách khuyến khích DN ứng dụng và đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Cùng với những nhiệm vụ nêu trên, phải luôn coi trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tạo môi trường hoà bình ổn định để phát triển KT-XH, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.



Phát triển mạnh đào tạo nghề với số lượng và cơ cấu phù hợp với nhu cầu thị trường



Xây dựng và triển khai có hiệu quả Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình việc làm giai đoạn 2011 - 2015; phấn đấu để năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm 2% theo chuẩn mới; phát triển các loại hình bảo hiểm, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội.

Hoàn thiện chính sách khám chữa bệnh, chính sách viện phí. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệnh viện từ nguồn vốn Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng bệnh viện; tăng cường đưa bác sỹ về các bệnh viện tuyến huyện và các xã, bảo đảm sự đồng bộ giữa cơ sở vật chất, trang thiết bị với đội ngũ thầy thuốc sử dụng các trang thiết bị, cải thiện chất lượng khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến dưới, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Tăng cường quản lý nhà nước về thuốc chữa bệnh, về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện các đề án về giáo dục đào tạo đã được phê duyệt; coi trọng chất lượng giáo dục phổ thông trên cả hai nội dung dạy chữ và rèn luyện nhân cách, dạy làm người. Trên cơ sở bảo đảm đội ngũ giáo viên, điều kiện dạy và học để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng; triển khai xây dựng một số trường đại học chất lượng cao theo chương trình hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế. Phát triển mạnh đào tạo nghề với số lượng và cơ cấu phù hợp với nhu cầu thị trường, chú trọng đào tạo nghề cho công nghiệp hỗ trợ.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, hướng mạnh vào xây dựng văn hóa trong ứng xử, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, làm cho văn hóa thấm sâu vào hành vi và nếp sống của mỗi người Việt Nam. Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật. Triển khai Chương trình mục tiêu và Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, các chương trình nâng cấp đê biển, đê sông, các giải pháp chống ngập úng cho các thành phố lớn; ứng phó có hiệu quả với thiên tai bão lũ.

Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể, nhân dân và báo chí trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện có hiệu quả chương trình phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự an toàn giao thông…

Tóm lại, bài viết của Thủ tướng đã truyền tải những thông điệp quan trọng và rõ ràng, giúp nhận thức đúng đắn và quán triệt sâu sắc hơn các chủ trương, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển đất nước ta trong thời kỳ mới nói chung, trong nhiệm vụ tái cấu trúc kinh tế theo yêu cầu phát triển hiện đại và bền vững nói riêng. Làm đúng và làm tốt những nhiệm vụ trên, nhất định Việt Nam sẽ sớm tạo ra những động lực phát triển mới, theo chiều sâu, hiệu quả và bền vững hơn, sớm thỏa lòng mong mỏi của Bác Hồ về xây dựng một nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, chữa bệnh và hạnh phúc./.

>> Bài liên quan:

Bài toán tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

TS.Nguyễn Minh Phong

(Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội)