02/06 Brazil launches scheme to lift millions out of poverty


Rosineide Lima da Silva and her family in Brasilia live on 250 reais a monthRosineide Lima da Silva and her family could be in line to benefit

Related Stories

Brazil has launched a welfare scheme to lift millions out of extreme poverty by 2014, which President Dilma Rousseff calls her government's key priority.
The project aims to build on current programmes, which are credited with raising 20 million Brazilians out of poverty over the past decade.
Brazil's economic growth has led to an overall increase in living standards.
But some 16 million people still live in extreme poverty, defined as having 70 reais ($44; £27) or less a month.
"A country that has grown like Brazil can't be content with just having a big social programme like the Family Grant," Social Development Minister Tereza Campello told BBC Brasil.
This refers to the cash transfer scheme that pays up to 242 reais a month, usually to mothers, depending on their income and number of children.
In return, they must ensure their children attend school and are vaccinated.
Cost of living
The aim of the Brasil Sem Miseria (Brazil Without Poverty) scheme is to expand the Bolsa Familia, as well as health and education programmes, and direct more money to Brazil's poorest regions.
Brazilian President Dilma Rousseff - file photo President Rousseff took office vowing to eradicate extreme poverty
One of the key objectives is to ensure the most destitute can access these programmes, Ms Campello said.
"And for that we need to change the mindset that it is up to a poor person to come to the state, and ensure that the state reaches out to the poor person."
Rosineide Lima da Silva, who lives in a poor district on the outskirts of Brasilia with her three children, said she tried but failed to sign up for benefits.
"I never got a cent from the government. And every month, things just get more expensive," said Ms Lima da Silva, who supports her family on the 250 reais she earns a month as a manicurist.
According to the 2010 Census, 16.2 million people - 8.5% of the population - are classified as being in extreme poverty.
Of these, 59% live in the north-east of Brazil, historically the country's most impoverished region.
"We want to eradicate extreme poverty by 2014 and make Brazil the first developing country to achieve the first of the UN's Millennium Development Goals," said Ms Campello.

More on This Story

Related Stories

05/06 IMF agrees $3bn financing deal with Egypt


Demonstrators in Tahrir Square on Labour DayProtesters returned to Tahrir Square on Labour Day
The International Monetary Fund (IMF) has agreed a $3bn (£1.8bn) loan deal with the interim government in Egypt.
The IMF praised the government's attempts to stabilise the economy since the uprising that toppled President Hosni Mubarak in February.
The uprising scared away tourists and investors and cut tax revenues, which has left the government short of cash.
The deal must still be approved by the IMF's board and Egypt's cabinet and military council.
Last week, the government approved its 2011-12 budget, which raised spending by a quarter.
Much of the increased spending went on helping low-income households.
The growing gap between rich and poor was one of the factors that sparked the protests in February.
The IMF praised the budget, saying it went, "in the right direction of supporting economic recovery, generating jobs and assisting low income households, while maintaining macroeconomic stability".

06/06 Goldman Sachs: Thủ phạm chính gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu?



Thứ Hai, 6-06-2011 - 10:29 SATheo tamnhin

Các bên nguyên tại New York đã yêu cầu Goldman Sachs Group Inc giải trình về những hoạt động trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.

Đây là vụ điều tra mới nhất đang gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ.

Goldman Sachs đang đối mặt với cuộc điều tra của các nhà chức trách về những giao dịch phái sinh mà ngân hàng này đã tiến hành vào cuối năm 2006 và 2007.

Ngày 2/6, các nguồn thạo tin cho biết, Goldman đã nhận được trát đòi hầu tòa từ luật sư quận Manhattan, Cyrus Vance, người cùng với Bộ Tư pháp và Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán có trách nhiệm điều tra về những hoạt động của ngân hàng này. Trong khi đó, chưởng lý New York, Eric Schneiderman, đang tiến hành điều tra Goldman trong vụ việc lớn hơn về hoạt động thế chấp và chứng khoán hóa của 7 ngân hàng. Theo các nguồn thạo tin, văn phòng của ông Schneiderman đã gặp các luật sư và quan chức Goldman trong hai tuần qua.

Các cuộc điều tra được tiến hành sau khi báo cáo của một tiểu ban trong Thượng viện, do nghị sỹ đảng Dân chủ Carl Levin đứng đầu, đã chỉ đích danh Goldman là thủ phạm chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua và cáo buộc ngân hàng này gây hiểu nhầm cho các khách hàng về các chứng khoán liên quan đến thế chấp. Báo cáo cho rằng Goldman đã trút gánh nặng của phần lớn số chứng khoán liên quan đến thế chấp dưới chuẩn sang cho khách hàng, khi thị trường của những chứng khoán như vậy đang bắt đầu bão hòa. Trong một số trường hợp, ngân hàng này hành động một cách chậm chạp khi khách hàng muốn bán số chứng khoán bị lỗ.

Các nhà chức trách tiến hành các cuộc điều tra không nói tới việc Goldman hay các quan chức cấp cao của ngân hàng này sẽ đối mặt với các trách nhiệm hình sự hay dân sự, song nhắc tới việc các bên nguyên đang thu thập chứng cứ để phát đơn kiện Goldman. Theo luật sư Peter Berlin đại diện cho các bị đơn trong các vụ kiện tương tự, bên nguyên có quyền tìm kiếm các bằng chứng thể hiện sự gian dối và đòi trát hầu tòa đối với Goldman. Bộ Tư pháp Mỹ cũng có thể yêu cầu ngân hàng này phải ra hầu tòa.

Luật sư Vance muốn sử dụng Luật Martin đã được ban hành rộng rãi năm 1921 để thêm tình tiết tăng nặng mức phạt đối với các vụ gian lận chứng khoán. Cuộc điều tra của chưởng lý New York cũng đang được tiến hành theo những quy định trong đạo luật này.

Trong khi chưởng lý New York có thể đưa ra những cáo buộc hình sự hoặc dân sự đối với Goldman, luật sư quận Manhattan có thể chỉ tập trung vào những cáo buộc hình sự đối với ngân hàng này. Văn phòng luật sư quận Manhattan đã sử dụng Luật Martin để xử lý các vụ phạm tội trong giới trí thức như trong trường hợp của người đứng đầu công ty môi giới A.R. Baron & Co and ex-Tyco, Dennis Kozlowski.

Các cuộc điều tra nhằm vào Goldman và một số ngân hàng khác cho thấy sự quyết tâm của các cơ quan chính phủ trong việc điều tra hoạt động của các ngân hàng này trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng để xác định xem liệu có phải những hành vi lừa gạt của các quan chức ngân hàng đã khiến cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn hay không. Một trong những vụ kiện lớn đầu tiên là vụ tố tụng dân sự của Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán nhằm vào Goldman trong năm ngoái về việc ngân hàng này đã không tiết lộ thông tin liên quan đến các chứng khoán thế chấp phức tạp. Goldman đã dàn xếp xong vụ việc và không thừa nhận hành vi sai trái mà chỉ nói rằng lấy làm tiếc về điều này.

Theo nhà phân tích Brad Hintz ở Sanford Bernstein, ngay cả khi vụ kiện Goldman Sachs ít có khả năng thành công, sức ép từ chính giới và công luận sẽ khiến lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng này giảm sút. Ông cho rằng tốt nhất Goldman nên sớm sửa sai đối với khách hàng để có thể lấy lại niềm tin nơi họ. Trong khi đó, một số nhà phân tích kỳ cựu lại cho rằng những lo lắng như vậy là thái quá.
Nguồn tin :  http://tamnhin.net/Quoc-te/11499/Goldman-Sachs-Thu-pham-chinh-gay-ra-khung-hoang-kinh-te-toan-cau.html
Từ khóa bài viết: kinh tếkhủng hoảngkinh tế

06/06 Động lực tăng trưởng mới của kinh tế châu Á


Thứ 2, 06/06/2011, 10:41


Nếu kinh tế châu Á vẫn đi theo lối cũ, càng tăng trưởng cao, hậu quả càng tồi tệ.
Nhóm nền kinh tế mới nổi, dẫn đầu bởi châu Á, có vị thế ngày một quan trọng hơn trong kinh tế toàn cầu.
Đối với nhóm nước châu Á, đặc biệt nhóm cường quốc như Trung Quốc và Ấn Độ, họ không còn đương đầu với thách thức làm sao để tăng trưởng bền vững. Trên thực tế, chiến lược này đã nằm trong chương trình quốc gia. Cấu trúc động lực toàn cầu xét trên phương diện đạt được sự ổn định đã thay đổi mạnh.
Trong vài thập kỷ tới, tăng trưởng tiêu dùng năng lượng, đô thị hóa, sử dụng ô tô, vận tải hàng không và xả thải các bon sẽ chủ yếu đến từ nhóm nền kinh tế mới nổi. Đến giữa thế kỷ này, số lượng người sống tại nhóm nước sẽ trở thành nước có thu nhập cao sẽ đạt mức 4,5 tỷ từ mức 1 tỷ ngày nay. Tổng GDP toàn cầu hiện ở mức khoảng 60 nghìn tỷ USD sẽ tăng ít nhất gấp 3 trong 30 năm tới.
Nếu chính phủ nhóm nền kinh tế mới nổi cố gắng đạt đến mức thu nhập của nhóm nền kinh tế phát triển bằng cách đi theo hướng tăng trưởng giống như “người đi trước”, tác hại lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ rất lớn và gây ra nhiều hậu quả tệ hại.
Đến mức độ nào đó, quá trình này sẽ ngưng trệ. An ninh và chi phí năng lượng, chất lượng nước và không khí, khí hậu, hệ sinh thái đất đai và đại dương, an ninh lương thực sẽ bị đe dọa không nhỏ.
Hiện nay, sự tập trung quyền lực kinh tế toàn cầu đang trong xu thế đi xuống dù tính theo cách nào đi nữa. Nếu mọi chuyện vẫn tiếp diễn, cuối cùng, áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường mà mỗi nước tạo ra sẽ đều tạo ra thách thức. Để thay đổi, cần có thỏa thuận toàn cầu về tăng trưởng, ngoài ra còn cần hệ thống đảm bảo việc tuân thủ tốt các quy định trên.
Trong khoảng thời gian 1 thập kỷ tới, xu thế tập trung này sẽ đảo ngược, tính đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ và Trung Quốc, 2 nước này hiện có dân số chiếm 40% tổng dân số thế giới. Dù tổng GDP tính trong tương quan với toàn thế giới vẫn còn thấp (khoảng 15%), tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng.
Đến giữa thế kỷ 21, số người có thu nhập cao tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm 2,5 tỷ trong mức tăng thêm 3,5 tỷ của toàn thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu ít nhất lên gấp đôi trong 3 thập kỷ tới, ngay cả khi kinh tế khu vực khác không tăng trưởng.
Đối với cả Ấn Độ và Trung Quốc, việc duy trì ổn định không phải là một thách thức. Mô hình và chiến lược tăng trưởng cũng như các quyết định mà chính phủ 2 nước này đưa ra xét đến lối sống, hoạt động đô thị hóa, giao thông, môi trường, tiêu thụ năng lượng hiệu quả sẽ quyết định liệu nhóm nền kinh tế này có thể hoàn thành quá trình vươn lên mức thu nhập cao trong dài hạn.
Hơn thế nữa, chính phủ cả 2 nước đều biết rõ điều này. Họ thừa hiểu cách thức tăng trưởng mà những lãnh đạo trước đã thực hiện sẽ không phát huy tác dụng trong bối cảnh thế giới thay đổi. Nói cách khác, mô hình cũ không phát huy tác dụng nữa.
Tất nhiên, chẳng ai có thể biết làm cách nào để có được sự ổn định khi kinh tế thế giới tăng trưởng gấp 3 lần hoặc hơn nữa về quy mô. Trong quá trình thực hiện, mục tiêu sẽ được quyết định bởi quá trình tìm hiểu, thử nghiệm, đổi mới và sáng tạo.
Nhóm nền kinh tế mới nổi quy mô lớn có điểm mạnh nhất định. Việc kết hợp mục tiêu giữ ổn định vào chiến lược và chính sách tăng trưởng phục vụ cho chính quyền lợi của các nước này và cũng đúng với tầm nhìn trong dài hạn.
Chương trình 5 năm lần thứ 12 của chính phủ Trung Quốc đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế xuống 7% để có thể đương đầu với các vấn đề như bình đẳng, ổn định, môi trường. Quá trình tìm hướng tăng trưởng mới đã bắt đầu.
Mục tiêu ổn định trong chiến lược tăng trưởng của nhóm nền kinh tế có tiềm năng đứng đầu thế giới có thể coi như 1 tiến bộ tích cực bởi nhu cầu, mục tiêu và ưu tiên của mỗi quốc gia vẫn có vai trò lớn hơn các thỏa thuận quốc tế.
Bằng cách nào tin GDP toàn cầu tăng trưởng gấp 3 và số lượng người có thu nhập cao tăng gấp 4 lần có thể tốt đẹp với tất cả thay đổi đi theo nó? Nó phụ thuộc vào việc người ta nghĩ lựa chọn thay thế là gì.
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm sẽ có lợi cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Mấu chốt quan trọng nhất chính là tăng trưởng của nhóm thị trường mới nổi với hoạt động đổi mới và điều chỉnh hướng tăng trưởng đóng vai trò trung tâm.
Khi châu Á giúp tăng trưởng đi theo hướng ổn định hơn, châu Á cũng sẽ khiến nhiều nước khác có động lực làm như vậy bằng cách phát minh ra công nghệ mới, giảm chi phí môi trưởng của tăng trưởng.
Thật sai lầm nếu khẳng định vấn đề sử dụng tài nguyên thiếu hợp lý hay không còn cần đến các thỏa thuận đa quốc gia. Thế nhưng tăng trưởng thực tế, bắt nguồn từ nhu cầu thực sự và quyền lợi, sẽ có thể trở thành hướng tăng trưởng trung hạn.
Thúy Nga
Theo ProjectSyndicate

04/06 PIMCO: Fed sẽ không tung ra QE3


Thứ 7, 04/06/2011, 09:05


Ông khẳng định quan chức các Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục nói đến cụm từ “thêm một thời gian dài” trong các tuyên bố chính sách của mình.
Ông Bill Gross, chuyên gia quản lý quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới, khẳng định Fed sẽ không tung ra chương trình QE3 ngay cả khi thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng thấp hơn dự báo của giới chuyên gia.
Trong bài phỏng vấn mới nhất, ông khẳng định quan chức các Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục nói đến cụm từ “thêm một thời gian dài” trong các tuyên bố chính sách của mình.
Tháng 5/2011, các công ty tại Mỹ tuyển dụng số lượng lao động thấp hơn dự báo của giới chuyên gia, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên mức 9,1%, như vậy chính sách mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra không đủ để giúp thị trường lao động phục hồi.
Fed bắt đầu chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) vào ngày 11/12 sau khi mua 1,7 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ trước đó. Fed tăng lượng tiền trong lưu thông để kích thích tăng trưởng và ngăn giảm phát. Chương trình QE2 của Fed dự kiến kết thúc vào cuối tháng 6/2011.
Ông nói: “Chúng tôi không nhìn thấy khả năng sẽ có một QE3. Hiện nay trong nội bộ Fed, người ta đã tranh cãi quá nhiều về chương trình đó. Xét đến tốc độ tăng trưởng và lạm phát ở thời điểm hiện tại, họ sẽ nói đến lãi suất liên bang ở mức thấp đã tồn tại trong thời gian dài.”
Fed đã giữ lãi suất cơ bản đồng USD ở mức từ 0% đến 0,25% suốt từ tháng 12/2008.
Ông cho biết quỹ của ông không mua loại trái phiếu mà Fed bán ra bởi lợi suất quá thấp một khi tính đến cả yếu tố lạm phát.
Ông chỉ ra việc quá phụ thuộc vào nợ đã đẩy kinh tế toàn cầu đến thời kỳ thay đổi căn bản mà ông gọi nó như trật tự mới. Ông dự báo thâm hụt ngân sách và quy định điều tiết chặt chẽ hơn sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Đình Hảo

03/06 Doanh nghiệp đang rời Trung Quốc đến Đông Nam Á?


Thứ 6, 03/06/2011, 18:02


Chi phí lao động tại Trung Quốc cao đang khiến nhiều doanh nghiệp tìm đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde từng châm biếm thời trang là thứ ngốc nghếch khó chấp nhận đến nỗi chúng ta phải thay đổi nó 6 tháng một lần. Thời trang thay đổi thậm chí nhiều hơn 2 lần 1 năm.
Ngành kinh doanh quần áo cũng vậy, khách hàng trong nhiều trường hợp không kiên định. Họ tìm đến nơi nào có thể sản xuất hàng với chi phí thấp mà lại đáng tin tưởng. Cho đến gần đây, trong đầu họ chủ yếu nghĩ đến Trung Quốc. Thế nhưng khi lương lao động tại Trung Quốc tăng, họ tìm đến nhiều nơi khác, khu vực Đông Nam Á có thể trở thành điểm đến tiếp theo.
Trung Quốc vẫn thống trị trong ngành này. Trung Quốc cung cấp khoảng hơn 50% hàng dệt may nhập khẩu vào châu Âu và 41% vào Mỹ. Thế nhưng ngày một nhiều đơn đặt hàng được chuyển đến nhóm nền kinh tế có mức lương nhân công thấp hơn như Campuchia và Việt Nam, nơi các nhà máy dệt may đang mọc lên như nấm, Việt Nam hiện là nước cung cấp hàng dệt may lớn thứ 2 vào Mỹ.
Những “con hổ” mới tuy nhiên còn nhiều điểm yếu. Họ phải nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc để may quần qáo vì thế chi phí vận chuyển của họ cao. Với nhóm công ty cần mua nhanh, chi phí sản xuất tại nhóm nước Đông Nam Á khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc.
Ông Pablo Isla, giám đốc điều hành công ty Inditex của Tây Ban Nha có sở hữu thương hiệu Zara vốn được coi như “đồ ăn nhanh” của ngành thời trang, khẳng định các công ty cung cấp hàng tại Đông Nam Á đều không cạnh tranh nổi với Trung Quốc.
Một cách giúp các nước Đông Nam Á cạnh tranh được với Trung Quốc chính là gom các công ty sản xuất hàng dệt may cùng với nhau để tạo ra chuỗi cung ứng trong khu vực. Việt Nam không sản xuất vải bỏ nhưng Indonexia sản xuất mặt hàng này và vải bò có thể được xuất miễn thuế bên trong ASEAN để may thành quần bò.
Hình thức hợp tác này, vốn được hỗ trợ bởi USAID, hấp dẫn nhóm công ty nào muốn có dịch vụ hoàn chỉnh. Nó cũng đóng vai trò quan trọng giúp hướng tới thị trường thống nhất mà ASEAN muốn trở thành vào năm 2015.
Ý tưởng này đã từng được nói đến thế nhưng chịu tác động không nhỏ bởi việc lương lao động tại Trung Quốc tăng cao. Chuyên gia Peter Brown thuộc công ty tư vấn Kurt Salmon chỉ ra từ giữa năm 2010, giá hàng dệt may nhập vào Mỹ đã tăng khoảng gần 10%, một phần bởi giá bông và giá dầu cao mà còn bởi lạm phát lương tăng cao.
Vào năm 2010, Guess, một hãng bán lẻ thời trang của Mỹ, đã thề sẽ giảm tỷ trọng hàng châu Á có xuất xứ Trung Quốc từ 50% xuống 30% trong 18 tháng. Một số thương hiệu toàn cầu khác cũng đang làm giống như vậy. Bà Jeffrey Streader, cựu giám đốc điều hành tại Guess, cho biết: “Nhiều công ty cũng đang đi theo hướng này.”
Các công ty sản xuất châu Á đang hình thành liên minh. Ví dụ, Phongsak Assakul, người sở hữu một nhà máy dệt tại Bangkok, đã chuyển hoạt động sản xuất hàng dệt may sang nước láng giềng Campuchia nơi Benetton, một thương hiệu thời trang nổi tiếng của Italia cũng đã chuyển nhà máy sang đây.
Để cạnh tranh với Trung Quốc, ASEAN cần phải giúp hoạt động vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn. Trước tiên, hệ thống hạ tầng bao gồm đường sá, đường xe lửa cũng như hệ thống thuế cần phải hợp lý hơn.
Trung Quốc có nguồn lao động giá rẻ tại các thành phố khu vực phía Bắc và bên trong nội địa. Thế nhưng khi Trung Quốc giàu có hơn, lương tại lục địa cũng tăng. Các nhà máy sẽ vẫn tiếp tục sản xuất quần áo thế nhưng cũng sẽ sản xuất ra các sản phẩm đơn giản hơn, như áo polo.
Ông Peter Hevicon, chuyên gia tại công ty bán lẻ Anh Debenhams, chỉ ra ngay chính các công ty Trung Quốc cũng đang chuyển việc sản xuất hàng giá thấp sang Việt Nam và Campuchia. Và sau này khi lương tại Đông Nam Á tăng, các công ty sản xuất quần áo sẽ lại tìm đến nơi khác.
Đình Hảo

Economist