Kinh tế Nga phục hồi


3:45 PM, 14/06/2012

(Chinhphu.vn) - Trong khi các nền kinh tế thế giới đang phải đối phó với nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng thứ hai sau cuộc khủng hoảng 2009-2011 thì kinh tế Nga đang phát triển tốt đẹp, đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tại LB Nga khẳng định.
Trong khi các nền kinh tế thế giới đang phải đối phó với nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng thứ hai sau cuộc khủng hoảng 2009-2011 thì kinh tế Nga đang phát triển tốt đẹp.
Ông Antonio Spilimbergo tuyên bố kinh tế Nga thực sự đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng 2008-2009 và hiện phát triển ở mức độ cao hơn tiềm năng.
Tuyên bố trên đây đã được ông Spilimbergo đưa ra tối 13/6 ở Mátxcơva. Ông khẳng định trong khi các nền kinh tế thế giới đang phải đối phó với nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng thứ hai sau cuộc khủng hoảng 2009-2011 thì kinh tế Nga đang phát triển tốt đẹp. Giá dầu mỏ cao, tiền lương tăng thường xuyên và mức tiêu dùng cao của dân chúng Nga đang góp phần thúc đẩy nhu cầu trong nước tăng mạnh.

Anh Quốc: kế hoạch kích thích kinh tế có thể lên tới 124 tỷ euro


Mervyn King, thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc tại Luân Đôn ngày 14/06/2012.
Mervyn King, thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh quốc tại Luân Đôn ngày 14/06/2012.
REUTERS

Thanh Hà
Ngày 14/06/2012, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Quốc thông báo Luân Đôn sẵn sàng bơm thêm hàng chục tỷ bảng Anh để khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng cho tư nhân. Theo một số nguồn tin, kế hoạch kích cầu nói trên có thể lên tới 100 tỷ bảng Anh.


Đức: "G20 không nên chỉ tập trung vào Eurozone"


Thứ 5, 14/06/2012, 10:50
G20 nên tập trung vào những vấn đề khác của kinh tế toàn cầu như tình hình ngân sách ở Mỹ, tính linh hoạt của đồng Nhân dân tệ hay những cải cách cơ cấu ở các thị trường mới nổi.
Theo các quan chức Đức, hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tuần tới không nên chỉ tập trung vào cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng euro (Eurozone) mà nên mở rộng sang cả những vấn đề khác của kinh tế toàn cầu như tình hình ngân sách ở Mỹ, tính linh hoạt của đồng Nhân dân tệ hay những cải cách cơ cấu ở các thị trường mới nổi.

Sự thật đằng sau chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ


Thứ 5, 14/06/2012, 13:18
Từ lâu nay các yếu tố về chính trị và xã hội vẫn được cho là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, ẩn sau đó lại là một lý do hoàn toàn mang tính chất kinh tế.
Báo cáo vừa được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố cho thấy tài sản của tầng lớp trung lưu bị giảm hơn 1/3 trong giai đoạn 2007 – 2010 trong khi ngược lại, tài sản của nhóm 10% người giàu nhất thậm chí còn tăng nhẹ 2%.

EC hướng tới lập liên minh ngân hàng


Thứ 5, 14/06/2012, 17:33
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso đã yêu cầu các nước thành viên nhất trí về một ngân sách chung lớn, một liên minh ngân hàng trong tương lai và cuối cùng là một liên minh chính trị.
Theo trang tin Euobsever, ông Barroso, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) Jean-Claude Juncker đang soạn thảo một báo cáo chung về cách thức chấm dứt cuộc khủng hoảng để đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của EU, dự định được tổ chức vào các ngày 28-29/6.