20/09/2010 | 14:47:00
Sáng 20/9, giá trị đồng Nhân dân tệ (NDT) đã tăng 62 điểm cơ bản, lên mức kỷ lục mới so với đồng USD là 6,711 NDT/USD.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước vào thứ sáu (17/9), tỷ giá này là 6,7172 NDT đổi được 1 USD.
Như vậy, với sự tăng giá mới nhất của đồng NDT ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần này, đồng USD đã giảm 1,7% giá trị so với NDT, nếu so với cách đây một tháng.
Tỷ giá NDT đã có những biến động liên tục trong thời gian qua, sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức Ngân hàng Trung ương) ngày 19/6 ra thông báo về cải cách cơ chế hình thành tỷ giá NDT nhằm tăng tính linh hoạt cho tỷ giá hối đoái.
Trên thị trường hối đoái Trung Quốc, giá trị đồng NDT có thể tăng hoặc giảm 0,5% trong các phiên giao dịch mỗi ngày./.
(TTXVN/Vietnam+)
24/09 Quan hệ Mỹ-Trung vẫn "nóng" về vấn đề đồng NDT
24/09/2010 14:30:00
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/9 đã thúc giục Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhanh chóng tiến hành các bước đi nhằm giải quyết bất đồng về giá trị đồng NDT, đồng thời khẳng định Washington sẽ bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình.
Cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, kéo dài hai giờ đồng hồ bên lề khóa họp thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 65, được dư luận hết sức quan tâm bởi nó diễn ra trong bối cảnh các nghị sĩ Mỹ dường như đang tiến gần hơn bao giờ hết tới việc thông qua một dự luật có khả năng sẽ trừng phạt việc Trung Quốc duy trì giá trị của đồng NDT ở mức "thấp giả tạo."
Hạ viện Mỹ theo kế hoạch sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật này trong ngày 24/9.
Theo quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Jeffrey Bader, tại cuộc hội đàm, Tổng thống Obama nhấn mạnh tỷ giá đồng NDT là "vấn đề quan trọng nhất" trong cuộc gặp này. Ông mong muốn trong thời gian tới Bắc Kinh sẽ thực thi nhiều hành động thiết thực hơn nhằm định giá lại đồng NDT và cho biết Washington đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các chính sách thương mại của Trung Quốc, được cho là đối xử không công bằng với các nhà cung cấp thép và các dịch vụ thanh toán điện tử của Mỹ.
Tổng thống Obama khẳng định nếu Bắc Kinh không hành động, Washington sẽ hành động để bảo vệ các lợi ích của mình.
Bên cạnh đó, ông còn đề cao mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, mong muốn hai nước tiếp tục tăng cường mối quan hệ dựa trên các lợi ích cơ bản chung và thái độ tôn trọng lẫn nhau nhằm đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thảo luận chân thành và hợp tác chặt chẽ nhằm phát triển kinh tế cân bằng và bền vững.
Thời gian qua, hai bên đã hợp tác chặt chẽ đối với một loạt vấn đề quan trọng trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như theo khuôn khổ của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20).
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi, Washington và Bắc Kinh cần tăng cường hợp tác trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân và đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Về phần mình, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tái khẳng định việc Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách các quy định về tỷ giá hối đoái. Ông cho biết Trung Quốc và Mỹ cần hợp tác sâu sắc hơn trong các vấn đề quan trọng của quốc tế và khu vực, cũng như các nỗ lực nhằm đối phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đã phát triển dựa trên các lợi ích song phương và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế giới. Ông nhấn mạnh "lợi ích chung của hai nước còn lớn hơn nhiều những bất đồng."
Mặc dù đoàn đại biểu Trung Quốc không phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, song trong lúc chụp ảnh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói với Tổng thống Obama rằng ông tin tưởng mọi bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua đối thoại và hợp tác./.
(TTXVN/Vietnam+)
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/9 đã thúc giục Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhanh chóng tiến hành các bước đi nhằm giải quyết bất đồng về giá trị đồng NDT, đồng thời khẳng định Washington sẽ bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình.
Cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, kéo dài hai giờ đồng hồ bên lề khóa họp thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 65, được dư luận hết sức quan tâm bởi nó diễn ra trong bối cảnh các nghị sĩ Mỹ dường như đang tiến gần hơn bao giờ hết tới việc thông qua một dự luật có khả năng sẽ trừng phạt việc Trung Quốc duy trì giá trị của đồng NDT ở mức "thấp giả tạo."
Hạ viện Mỹ theo kế hoạch sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật này trong ngày 24/9.
Theo quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Jeffrey Bader, tại cuộc hội đàm, Tổng thống Obama nhấn mạnh tỷ giá đồng NDT là "vấn đề quan trọng nhất" trong cuộc gặp này. Ông mong muốn trong thời gian tới Bắc Kinh sẽ thực thi nhiều hành động thiết thực hơn nhằm định giá lại đồng NDT và cho biết Washington đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các chính sách thương mại của Trung Quốc, được cho là đối xử không công bằng với các nhà cung cấp thép và các dịch vụ thanh toán điện tử của Mỹ.
Tổng thống Obama khẳng định nếu Bắc Kinh không hành động, Washington sẽ hành động để bảo vệ các lợi ích của mình.
Bên cạnh đó, ông còn đề cao mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, mong muốn hai nước tiếp tục tăng cường mối quan hệ dựa trên các lợi ích cơ bản chung và thái độ tôn trọng lẫn nhau nhằm đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thảo luận chân thành và hợp tác chặt chẽ nhằm phát triển kinh tế cân bằng và bền vững.
Thời gian qua, hai bên đã hợp tác chặt chẽ đối với một loạt vấn đề quan trọng trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như theo khuôn khổ của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20).
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi, Washington và Bắc Kinh cần tăng cường hợp tác trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân và đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Về phần mình, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tái khẳng định việc Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách các quy định về tỷ giá hối đoái. Ông cho biết Trung Quốc và Mỹ cần hợp tác sâu sắc hơn trong các vấn đề quan trọng của quốc tế và khu vực, cũng như các nỗ lực nhằm đối phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đã phát triển dựa trên các lợi ích song phương và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế giới. Ông nhấn mạnh "lợi ích chung của hai nước còn lớn hơn nhiều những bất đồng."
Mặc dù đoàn đại biểu Trung Quốc không phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, song trong lúc chụp ảnh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói với Tổng thống Obama rằng ông tin tưởng mọi bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua đối thoại và hợp tác./.
(TTXVN/Vietnam+)
Labels: Introduction
China,
currency,
Đồng NDT,
Dự luật,
Exchange Rate,
Mỹ,
Trung Quốc,
Tỷ giá,
USA
29/09 Thế giới đang tiến đến cuộc khủng hoảng đồng USD
29/09/2010 16:10:00 Từ khóa :
Các nhà kinh tế Mỹ và quốc tế cảnh báo thế giới đang tiến gần hơn đến một cuộc khủng hoảng đồng USD do nợ của nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã tăng cao chưa từng thấy.
Ngày 28/9, Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo vào cuối tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 tới, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên mức kỷ lục 1,3 nghìn tỷ USD, tương đương với 9,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, và sẽ lên tới đỉnh 6,27 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.
CBO cho biết thêm tình hình nợ nần của nền kinh tế Mỹ ngày càng tồi tệ hơn và chưa có dấu hiệu cải thiện. Bất cứ sự lên giá nào của đồng USD cũng chỉ là tạm thời và sự mất giá ngày càng nghiêm trọng của đồng tiền này là không thể tránh khỏi.
Trong bối cảnh đó, nhà kinh tế đã từng đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Jacques de Larosiere, đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) thiết lập hệ thống tiền tệ toàn cầu hài hòa hơn để ngăn chặn nguy cơ các nước đua nhau giảm giá đồng nội tệ.
Ông cho rằng hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành không vận hành tốt.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Guido Mantega, cho rằng cuộc chiến tranh tiền tệ quốc tế đã bắt đầu với việc các nước đua nhau giảm giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu.
Trong tháng Chín, bất chấp chỉ trích của Mỹ và các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản đã gia nhập đội ngũ các nước châu Á và Mỹ Latinh giảm giá đồng yen so với đồng USD để giành lợi thế xuất khẩu./.
(TTXVN/Vietnam+)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).
Các nhà kinh tế Mỹ và quốc tế cảnh báo thế giới đang tiến gần hơn đến một cuộc khủng hoảng đồng USD do nợ của nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã tăng cao chưa từng thấy.
Ngày 28/9, Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo vào cuối tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 tới, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên mức kỷ lục 1,3 nghìn tỷ USD, tương đương với 9,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, và sẽ lên tới đỉnh 6,27 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.
CBO cho biết thêm tình hình nợ nần của nền kinh tế Mỹ ngày càng tồi tệ hơn và chưa có dấu hiệu cải thiện. Bất cứ sự lên giá nào của đồng USD cũng chỉ là tạm thời và sự mất giá ngày càng nghiêm trọng của đồng tiền này là không thể tránh khỏi.
Trong bối cảnh đó, nhà kinh tế đã từng đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Jacques de Larosiere, đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) thiết lập hệ thống tiền tệ toàn cầu hài hòa hơn để ngăn chặn nguy cơ các nước đua nhau giảm giá đồng nội tệ.
Ông cho rằng hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành không vận hành tốt.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Guido Mantega, cho rằng cuộc chiến tranh tiền tệ quốc tế đã bắt đầu với việc các nước đua nhau giảm giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu.
Trong tháng Chín, bất chấp chỉ trích của Mỹ và các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản đã gia nhập đội ngũ các nước châu Á và Mỹ Latinh giảm giá đồng yen so với đồng USD để giành lợi thế xuất khẩu./.
(TTXVN/Vietnam+)
30/09 Khơi dậy cuộc đấu tranh quyền lực mới trong IMF
30/09/2010 15:37:00
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã khơi dậy cuộc đấu tranh quyền lực mới trong ban điều hành IMF với tuyên bố châu Âu phải từ bỏ vị thế chi phối thể chế tài chính đa phương này để nhường một số ghế trong Ban Giám đốc cho các nước đang phát triển.
Phát biểu ngày 29/9 trước thềm hội nghị của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), dự kiến diễn ra trong hai ngày 8-9/10 tới tại Washington, nhà lãnh đạo IMF nêu rõ một sự nhượng bộ như vậy của châu Âu là công bằng và IMF sẽ nêu vấn đề này tại hội nghị của các nước châu Âu ở Brussels, Bỉ sắp tới. Tuy nhiên, ông khẳng định vấn đề này sẽ do các nước thành viên quyết định.
Theo Giám đốc Kahn, cơ cấu của Ban Giám đốc IMF phải phản ánh nhóm G-20, gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu. Các nền kinh tế đang phát triển mới nổi lên cũng yêu cầu châu Âu nhường một số ghế trong ban lãnh đạo thể chế này cho khối các nước đang phát triển.
Đại diện Brazil tại IMF cho rằng điều chỉnh quyền đại diện quá mức của châu Âu trong Ban Giám đốc IMF là tất yếu và cần thiết để cơ quan này đại diện rộng rãi hơn cho nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc tranh luận về cải tổ Ban Giám đốc IMF đã nóng lên từ tháng Tám do Mỹ mở cuộc vận động liên quan đến thủ tục và cơ cấu để bầu chọn Ban Giám đốc IMF trước ngày 1/11 tới.
Các nước châu Âu lập luận nếu châu Âu từ bỏ một số ghế trong Ban Giám đốc IMF, Mỹ cũng phải từ bỏ quyền phủ quyết các quyết định của thể chế này và thỏa thuận có hiệu lực lâu nay giữa Mỹ và châu Âu, trong đó châu Âu lựa chọn Giám đốc điều hành IMF còn Mỹ lựa chọn Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Mỹ đã bác bỏ đề nghị này.
Ban Giám đốc IMF hiện có 24 thành viên, trong đó châu Âu có 9 thành viên. Quyền bỏ phiếu và số thành viên trong Ban Giám đốc phản ánh quy mô của các nền kinh tế thời điểm thể chế này được thành lập năm 1945. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển hiện đã chiếm tỷ lệ khá lớn trong nền kinh tế thế giới và yêu cầu phải được đại diện tương xứng trong Ban lãnh đạo IMF cũng như WB.
Tranh chấp hiện nay đã làm nổi lên nhiều vấn đề liên quan đến tương lai của hai thể chế tài chính quốc tế này./.
(TTXVN/Vietnam+)
Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn. (Nguồn: AP)
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã khơi dậy cuộc đấu tranh quyền lực mới trong ban điều hành IMF với tuyên bố châu Âu phải từ bỏ vị thế chi phối thể chế tài chính đa phương này để nhường một số ghế trong Ban Giám đốc cho các nước đang phát triển.
Phát biểu ngày 29/9 trước thềm hội nghị của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), dự kiến diễn ra trong hai ngày 8-9/10 tới tại Washington, nhà lãnh đạo IMF nêu rõ một sự nhượng bộ như vậy của châu Âu là công bằng và IMF sẽ nêu vấn đề này tại hội nghị của các nước châu Âu ở Brussels, Bỉ sắp tới. Tuy nhiên, ông khẳng định vấn đề này sẽ do các nước thành viên quyết định.
Theo Giám đốc Kahn, cơ cấu của Ban Giám đốc IMF phải phản ánh nhóm G-20, gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu. Các nền kinh tế đang phát triển mới nổi lên cũng yêu cầu châu Âu nhường một số ghế trong ban lãnh đạo thể chế này cho khối các nước đang phát triển.
Đại diện Brazil tại IMF cho rằng điều chỉnh quyền đại diện quá mức của châu Âu trong Ban Giám đốc IMF là tất yếu và cần thiết để cơ quan này đại diện rộng rãi hơn cho nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc tranh luận về cải tổ Ban Giám đốc IMF đã nóng lên từ tháng Tám do Mỹ mở cuộc vận động liên quan đến thủ tục và cơ cấu để bầu chọn Ban Giám đốc IMF trước ngày 1/11 tới.
Các nước châu Âu lập luận nếu châu Âu từ bỏ một số ghế trong Ban Giám đốc IMF, Mỹ cũng phải từ bỏ quyền phủ quyết các quyết định của thể chế này và thỏa thuận có hiệu lực lâu nay giữa Mỹ và châu Âu, trong đó châu Âu lựa chọn Giám đốc điều hành IMF còn Mỹ lựa chọn Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Mỹ đã bác bỏ đề nghị này.
Ban Giám đốc IMF hiện có 24 thành viên, trong đó châu Âu có 9 thành viên. Quyền bỏ phiếu và số thành viên trong Ban Giám đốc phản ánh quy mô của các nền kinh tế thời điểm thể chế này được thành lập năm 1945. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển hiện đã chiếm tỷ lệ khá lớn trong nền kinh tế thế giới và yêu cầu phải được đại diện tương xứng trong Ban lãnh đạo IMF cũng như WB.
Tranh chấp hiện nay đã làm nổi lên nhiều vấn đề liên quan đến tương lai của hai thể chế tài chính quốc tế này./.
(TTXVN/Vietnam+)
Subscribe to:
Posts (Atom)