Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Budi Mulya cho biết ngân hàng trung ương nước này sẽ nghiên cứu các biện pháp nhằm kiểm soát dòng tiền nóng ngắn hạn đổ vào "quốc gia vạn đảo."
Hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Indonesia vẫn dựa trên "tính lưu động tự do của dòng vốn" và kế hoạch kiểm soát có kế hoạch dòng tiền nóng sẽ giúp nâng cao sự ổn định kinh tế.
Theo quan chức trên, "dòng tiền nóng" tiềm ẩn một số rủi ro khi nó có thể chảy vào hoặc ra đi bất kỳ lúc nào trước những biến động kinh tế.
Ngân hàng Trung ương Indonesia đang nghiên cứu các đề xuất như kéo dài thêm tối thiểu một tháng thời hạn nắm giữ trái phiếu chính phủ, và gia hạn thời gian tối thiểu của loại hình tiền gửi có kỳ hạn từ 2 tháng lên 12 tháng.
Ông Mulya nói: "Chúng tôi rất tự tin trước tình hình hiện nay và đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp phù hợp."
Phó Thống đốc Mulya cũng không loại trừ khả năng tăng giá đồng rupiah, song ông khẳng định ngân hàng sẽ chỉ can thiệp khi cần thiết nhằm hạn chế những bất ổn trên các thị trường tiền tệ.
Kể từ đầu năm tới nay, Indonesia đã thu hút 12 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, trong khi thị trường chứng khoán Jakarta cũng tăng gần 40%./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)
Hy Lạp sẽ không tái cơ cấu khoản nợ nước ngoài
Ngày 1/11, người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp George Petalotis khẳng định nước này không đặt vấn đề tái cơ cấu khoản nợ nước ngoài trị giá hơn 300 tỷ USD.
Theo ông Petalotis, Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào tháng Năm vừa qua sau khi Athens đồng ý tiến hành chính sách "thắt lưng buộc bụng" để đổi lấy khoản tín dụng trị giá 110 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Ông Petalotis khẳng định lập trường rõ ràng và nhất quán của Chính phủ Hy Lạp là không thảo luận khả năng tái cơ cấu nợ nước ngoài và hiện còn quá sớm để bàn về vấn đề gia hạn thanh toán nợ.
Cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Hy Lạp Theodore Pangalos đã tuyên bố "cần tái cơ cấu nợ," đồng nghĩa với việc Hy Lạp sẽ phải chịu lãi suất vay mượn cao hơn so với các nước khác trong Khu vực đồng euro.
Tuyên bố này của ông Pangalos đã gây ra cuộc tranh cãi chính trị mạnh mẽ ở Hy Lạp ngay trước thềm cuộc bầu cử địa phương dự kiến diễn ra vào 7/11 tới, với một số ý kiến đòi ông này từ chức.
Những nguy cơ về chính trị liên quan đến Hy Lạp tiếp tục gia tăng những ngày gần đây sau khi Thủ tướng George Papandreou tuyên bố không loại trừ khả năng tổng tuyển cử trước thời hạn nếu người dân không ủng hộ đường lối của chính phủ trong cuộc bầu cử địa phương sắp tới./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo ông Petalotis, Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào tháng Năm vừa qua sau khi Athens đồng ý tiến hành chính sách "thắt lưng buộc bụng" để đổi lấy khoản tín dụng trị giá 110 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Ông Petalotis khẳng định lập trường rõ ràng và nhất quán của Chính phủ Hy Lạp là không thảo luận khả năng tái cơ cấu nợ nước ngoài và hiện còn quá sớm để bàn về vấn đề gia hạn thanh toán nợ.
Cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Hy Lạp Theodore Pangalos đã tuyên bố "cần tái cơ cấu nợ," đồng nghĩa với việc Hy Lạp sẽ phải chịu lãi suất vay mượn cao hơn so với các nước khác trong Khu vực đồng euro.
Tuyên bố này của ông Pangalos đã gây ra cuộc tranh cãi chính trị mạnh mẽ ở Hy Lạp ngay trước thềm cuộc bầu cử địa phương dự kiến diễn ra vào 7/11 tới, với một số ý kiến đòi ông này từ chức.
Những nguy cơ về chính trị liên quan đến Hy Lạp tiếp tục gia tăng những ngày gần đây sau khi Thủ tướng George Papandreou tuyên bố không loại trừ khả năng tổng tuyển cử trước thời hạn nếu người dân không ủng hộ đường lối của chính phủ trong cuộc bầu cử địa phương sắp tới./.
(TTXVN/Vietnam+)
Labels: Introduction
Greece,
Recession,
vietnamplus
Subscribe to:
Posts (Atom)