20/09 S&P quyết định hạ mức tín nhiệm nợ công của Italy

20/09/2011 | 08:21:00


Ảnh minh họa. (Nguồn: businessportaltoday.com)
Theo AFP, ngày 19/9, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đã hạ chỉ số tín nhiệm nợ công của Italy từ mức A+/A-1+ xuống mức A/A-1, đồng thời cho biết sự yếu kém về kinh tế, tài chính và chính trị của nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là nguyên nhân dẫn tới quyết định này.

Trong một tuyên bố, S&P cho biết việc họ hạ chỉ số tín nhiệm nợ công của Italy là do những viễn cảnh tăng trưởng kinh tế yếu kém của nước này.

Theo S&P, liên minh chính phủ điều hành yếu của Italy cũng là một nhân tố dẫn tới việc hạn chế khả năng của chính phủ trong việc đưa ra những phản ứng dứt khoát đối với các vấn đề của đất nước.

Ngoài ra tỷ lệ tham gia lao động thấp, lĩnh vực công hoạt động thiếu hiệu quả và đầu tư nước ngoài thấp cũng là một trong những nhân tố chính cản trở sự tăng trưởng.

Cơ quan xếp hạng tín dụng đối thủ của S&P là Moody cũng đã cho biết đang cân nhắc mức tín nhiệm của Italy, hiện đang ở mức Aa2, thấp hai bậc so với mức xếp hạng cao nhất của Moody là AAA.

Italy đang cố gắng trấn an các nhà đầu tư thông qua việc đưa ra một gói các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới có thể giúp cân bằng ngân sách của nước này vào năm 2013./.
(TTXVN/Vietnam+)

20/09 Economy enters 'dangerous phase'


Anti-austerity protesters throw flares during a protest in front of the Italian Parliament building in downtown RomeProtests in Rome over the austerity cuts, the latest in a series of protests across Europe
The sovereign debt crisis continues to unfold in Europe, with every country appearing to get sucked in one by one.
Three nations in the eurozone - the 17 nations that use the euro - have been recipients of bailouts as attempts to solve the crisis keep stalling.
Italy became the latest to feel the domino effect of the markets when its debt rating was lowered, the latest in a series of downgrades.
Greece, Spain, the Irish Republic and even Cyprus have also had their ratings cut this year. The future of the euro is being questioned in a way it never has since 1999.
Which countries have fallen, and which are feared to be next?

GREECE

The problem: Greece's huge debts, about 340bn euros (£297bn; $478bn).
In late 2009, after months of speculation and sovereign debt crises in Iceland and the Middle East, Greece finally admitted its debts were the highest in the country's modern history.

Europe economy essentials

Since then, a 110bn-euro bailout was passed by the eurozone last year and a second bailout of roughly the same size was agreed earlier this year - but not yet passed.
Most observers remain highly sceptical of Greece's ability to ever repay its huge mountain of debt. Talk persists of an unprecedented default or of Greece leaving the eurozone.
Because of the interconnectedness of the European economy, this would cause huge losses for French and German banks.
Thus, though Greece has been bailed out, fears of it running out of money continue to plague investors.
International credit markets remain wary of Greece because of its sovereign debt rating.
Ratings: Greece is now considered to be "junk" by the ratings agencies, meaning it has a very high chance of defaulting. S&P has cut its debt seven times since 2009, from A to CC, the third-lowest rung on its rating scale.
S&P: CC
Moody's: Ca

ITALY

The problem: Italy has the highest total debt in the eurozone, amid stagnant growth.
CREDIT RATINGS EXPLAINED
A ratings agency is a private-sector firm that assigns credit ratings for issuers of debt, ranking its likelihood of paying back the money.
This affects the interest rate.
Ratings are divided into investment grade and sub-investment grade, and borrowers choose according to the level of risk they are willing to accept.
A credit downgrade can make it more expensive for a government to borrow money.
Of the agencies, Standard & Poor's is the oldest, started in 1860 to rate the finances of US railroads.
In the summer, the country was charged record levels to borrow, which prompted renewed calls to pass spending cuts.
The alternative, selling more debt, was unsustainable at rates that reached 6%.
Rome laid out 60bn euros of austerity measures and aims to balance its budget by 2013, but markets have been concerned over its growing debt load in relation to GDP - the second-highest behind Greece in the eurozone.
If Italy was to be bailed out, few think that the eurozone (or Germany in particular) could actually afford it.
But Italy has the advantage of having most of its debt owed to its own people rather than external investors. This buys it more breathing room than, say, Greece.
Ratings: Italy was last triple-A in 1995. Since then, its rating has been fairly stable near the top of the investment grade rankings.
S&P: A
Moody's: Aa2

SPAIN

The problem: The housing boom turned to bust, leaving the country's banks loaded with bad debt and the highest unemployment rate in the eurozone.
Spain has also seen record borrowing costs recently, forcing its government to adopt numerous austerity measures to get its finances under control.
Spain, like Italy, is considered too expensive a proposition for the eurozone to realistically bail out.
This is why the eurozone has tried to help lower its cost of borrowing, rather than give it loans as it did to its neighbour, Portugal.
Ratings: Last at the highest rating in 1992, the Iberian nation has been cut twice since 2009.
S&P: AA
Moody's: Aa2

FRANCE

The problem: The country's banks bear a heavy exposure to Greek debt.
While France's public finances have not yet been questioned heavily by the market, its banks have seen sharp falls on the stock market.
In September, Moody's downgraded Credit Agricole and Societe Generale after reviewing their exposure to Greek debt.
Credit Agricole and Societe Generale have seen their share prices fall by about two-thirds since February, while BNP has fallen by more than half.
France has also announced plans to cut spending by 45bn euros over the next three years.
Ratings: France was given the top rating by Moody's in 1988, and kept it ever since, despite anaemic growth.
S&P: AAA
Moody's: Aaa

GERMANY

The problem: Most of its neighbours are broke.
Unlike many of its neighbours, Germany enjoyed vigorous economic growth - GDP rose by 3.6% in 2010. Unemployment is lower than before the 2008 crisis.
And the government plans to cut the budget deficit by a record 80bn euros by 2014.
While that growth has slowed, the main problem is that Europe's largest economy is the biggest contributor to the bailout fund used to help stricken nations.
And Germany's banks have a heavy exposure to debt from Greece, Europe's biggest headache.
This means in the event of a Greek default, Germany would probably have to bail out its own banks.
But having taken the lead in bailing out three nations - Greece twice - how many more can the country afford?
Ratings: Following reunification, the country was given the highest possible creditworthiness by S&P in 1992 and Moody's in 1993.
S&P: AAA
Moody's: Aaa

UK

The problem: UK banks have a heavy exposure to Irish debt.
Other than that, the UK has been relatively unscathed, while its eurozone neighbours endure turmoil.
The coalition government has announced the biggest cuts in state spending since World War II.
UK gilts are viewed as one of the safest investments in the world, with the country's borrowing costs falling to recent lows.
But the situation remains precarious. The country's budget deficit was 10.3% last year - this is just behind Greece, greater than Spain's and more than triple that of Germany.
Ratings: In 2009, S&P lowered its outlook on British debt to "negative" from "stable" for the first time since the agency started rating its public finances in 1978. But the triple-A rating has been affirmed since 1993.
S&P: AAA
Moody's: Aaa

IRISH REPUBLIC

The problem: The country's banking system collapsed.
The country's biggest banks were taken under government control in the financial crisis and recapitalised. The cost of doing that has been about 70bn euros.
The Irish received a bailout worth 85bn euros from the eurozone and IMF, then passed the toughest budget in the nation's history.
Since then, the IMF has said the Irish Republic is "showing signs of stabilisation" and there is a sense that the worst has now passed.
Ratings: The Irish Republic held the highest triple-A rating as recently as 2001. S&P has cut it five times since 2009.
S&P: BBB+
Moody's: Ba1

PORTUGAL

The problem: A shrinking economy straining its budget.
The country has been the third to get a bailout, worth 78bn euros. The previous government fell after failing to pass austerity measures, which the subsequent government had passed.
Investors have since moved on to ongoing worries about Greece, Spain and Italy.
Ratings: Portugal has been cut four times since 2009. It was once triple-A, way back in 1993.
S&P: BBB-
Moody's: Ba2

More on This Story

Related Stories

20/09 Nguy cơ vỡ nợ châu Âu và “quân cờ” giá vàng


▪  HỒNG NGỌC
20/09/2011 08:25 (GMT+7)
 
Giá vàng đang mất dần sức hấp dẫn trước sự đi lên của đồng USD - Ảnh: Reuters.
Phiên giao dịch đêm qua (19/9), giá vàng giao sau trên thị trường Mỹ giảm gần 36 USD/ounce xuống mức thấp nhất ba tuần qua, do nhà đầu tư bán tháo vàng để trữ tiền mặt trước nguy cơ Hy Lạp có khả năng vỡ nợ, đe dọa triển vọng chứng khoán Mỹ và đẩy bật giá trị đồng USD.

Cụ thể, giá vàng giao tháng 12 giảm 35,80 USD/ounce, tương ứng 2%, xuống 1.778,90 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Đây là mức đóng cửa thấp nhất kể từ hôm 25/8 tới nay của vàng hợp đồng này. Trong phiên, có lúc giá vàng kỳ hạn giảm tới 43,70 USD xuống 1.771 USD/ounce.

Đà giảm cũng diễn ra tương tự trên thị trường vàng giao ngay. Hôm qua, giá vàng giao ngay hạ từ mức 1.810,84 USD/ounce cuối tuần trước, xuống còn 1.777,8 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá rớt xuống dưới 1.770 USD/ounce.

Tuần trước, trong cuộc điều tra dư luận của Kitco với 28 nhà phân tích, giao dịch và đầu tư vàng, có tới 15 ý kiến (53,6%) dự báo giá vàng sẽ giảm trong tuần này, trong khi có 9 người (32,1%) nhận định giá sẽ tăng và 4 ý chiến cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.

Chiến lược gia Mark Leibovit của hãng giao dịch vàng VRGold Trader.com, nhận định: “Tôi e rằng, nhiều chỉ báo cho thấy giá vàng có thể xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.702 USD/ounce, dù không phải là ngay trong tuần này, nhưng sẽ sớm xảy ra”.

Còn theo David Meger, giám đốc giao dịch kim loại tại Vision Financial Markets ở Chicago, “có lẽ mọi người bắt đầu cảm thấy bất an khi giá vàng đã tăng quá nhanh và mạnh thời gian qua. Thị trường cần thiết điều chỉnh để tìm lại sức mạnh thực”. 

Meger cho rằng, khủng hoảng nợ công ở châu Âu hiện nay đang khuyến khích mọi người giữ tiền mặt thay vì các tài sản khác. Chứng khoán Mỹ đêm qua bốc hơi gần 1% dù phục hồi trở lại vào cuối phiên. Trong khi, giá xăng trượt hơn 3%, dầu thô giảm hơn 2%, do lo lắng triển vọng tiêu thụ năng lượng ở mức thấp.

Trong khi đó, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng 0,8% lên 77,14 điểm. Đây là lần đầu tiên trong vài tháng qua, mối tương quan tăng giảm giữa vàng và USD được tái lập. Trước đó, hoạt động giao dịch vàng phần lớn căn cứ vào kết quả trên sàn chứng khoán.

Cuối tuần trước, hội nghị các bộ trưởng bộ tài chính châu Âu kết thúc nhưng không đưa ra được giải pháp nào mới cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, mà còn trì hoãn thêm gói cứu trợ tiếp theo dành cho Hy Lạp kèm theo nhiều điều kiện khắt khe khác.

Theo Chủ tịch Khu vực đồng tiền chung châu Âu Jean-Claude Juncker, khoản tiền cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ Euro (khoảng 11 tỷ USD) cho Hy Lạp sẽ được quyết định trong tháng 10 năm nay. Lý do trì hoãn là để các quan chức hữu quan có thời gian kiểm tra việc Hy Lạp thực hiện cam kết cải cách.

Như vậy, sau hội nghị này, Hy Lạp không có được triển vọng sáng sủa hơn trước trong việc giải quyết vấn đề nợ công mà thậm chí có thể phải đối phó với những điều kiện còn ngặt nghèo hơn. Bởi nếu không vượt qua kỳ sát hạch, Hy Lạp có thể khó nhận được khoản cứu trợ tiếp theo.

Kết quả nghèo nàn của cuộc họp được giới đầu cơ mong đợi suốt tuần qua càng làm khoét sâu những lo lắng về khả năng Hy Lạp sẽ là mắt xích đầu tiên mở hàng "vỡ nợ". Phát biểu tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo, nếu Hy Lạp vỡ nợ, không quốc gia nào thoát khỏi bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, những đề xuất của phía Mỹ tại hội nghị bao gồm tăng vốn cho Quỹ ổn định tài chính châu Âu để hỗ trợ các nước thành viên đang gặp khó khăn, đồng thời nhanh chóng hành động nhằm "chống đỡ" hệ thống tài chính và ngân hàng của khu vực, đã không nhận được ánh mắt thiện cảm của giới chức châu Âu.

Theo giới phân tích, bất đồng giữa châu Âu và Mỹ có thể tác động xấu đến những nỗ lực hợp tác và hành động chung giải quyết cuộc khủng hoảng, từ đó "đào sâu" cái hố ngăn cách giữa hai bên và đẩy những nguy cơ khủng hoảng tài chính lên thêm một bậc.

Cũng liên quan tới châu Âu, hôm qua, tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) quyết định hạ xếp hạng tín dụng của Italy xuống A, với triển vọng tiêu cực. Theo S&P, nguyên nhân hạ bậc vì nợ ròng chính phủ của Italy hiện rất cao và dự báo sẽ sớm đạt đỉnh, vượt xa dự báo.

S&P cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Italy đang suy yếu và dự báo rằng liên minh cầm quyền mong manh và những khác biệt chính sách trong quốc hội sẽ tiếp tục hạn chế khả năng giải quyết dứt khoát những thách thức kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.

Như vậy, Italy đã trở thành quốc gia thứ 6 trong khu vực đồng tiền chung châu Âu bị các tổ chức xếp hạng tín dụng hạ bậc trong năm nay, sau Tây Ban Nha, Ireland, Bồ Đào Nha, Cyprus và Hy Lạp, bất kể trước đó Thủ tướng Italy đã thông qua kế hoạch thắt lưng buộc bụng trị giá 54 tỷ Euro.

Mặc dù không tác động mạnh tới thị trường hàng hóa đêm qua, nhưng diễn biến chính trị tại Mỹ cũng khiến nhà đầu tư quốc tế có đôi chút lo lắng. Hôm qua, Tổng thống Mỹ đã đưa ra kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách trị giá 3.600 tỷ USD bằng cách tăng các loại thuế đánh vào người giàu.

Không nằm ngoài dự đoán, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bác bỏ kế hoạch được cho là gây nguy hiểm và làm rõ rằng đề xuất này có ít cơ hội để được ban hành thành luật. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư về khả năng thỏa hiệp chính trị ở Mỹ để cứu vãn kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những cái nhìn bi quan về triển vọng kinh tế Mỹ, châu Âu, không ít nhà phân tích vẫn cho rằng, xu thế này có thể đảo ngược, bởi trên thị trường cũng đã xuất hiện một số động thái mới có thể đảo ngược tình thế, chẳng hạn như việc Hy Lạp tiếp tục thắt lưng buộc bụng hay các nước BRICS mua nợ châu Âu.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp, Venizelos Evangelos, cho biết Chính phủ nước này sẽ khởi động một loạt các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mới nhằm cắt giảm chi tiêu công vào năm 2012, trấn an các “chủ nợ” rằng tình hình tài chính của nước này vẫn được nằm trong tầm kiểm soát.

Sau cuộc họp nội các kéo dài 3 giờ, với sự chủ trì của Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, Bộ trưởng Venizelos cho biết Chính phủ sẽ thực hiện các mục tiêu ngân sách được đề ra trong kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn 2011-2015.

Các biện pháp bao gồm tinh giản biên chế trong lĩnh vực công; tạm ngừng trả lương hưu từ nay đến năm 2015; sáp nhập hoặc đóng cửa khoảng 30 công ty quốc doanh. Tuần trước, Chính phủ Hy Lạp cũng đã thông qua một số biện pháp khẩn cấp khác bao gồm đánh mức thuế mới đối với lĩnh vực bất động sản.

Trong một diễn biến khác, các nước thuộc nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã mua nợ châu Âu thông qua Quỹ bình ổn tài chính châu Âu và sẵn sàng mua thêm để hỗ trợ các nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay.

Trả lời trên tờ Valor Economico của Brazil số ra hôm qua, ông Christophe Frankel, Trưởng bộ phận tài chính của ESSF, nói rằng: “Chúng tôi rất hài lòng khi một số nước BRICS đã đầu tư mua nợ của chúng tôi. Điều này cho thấy, thành phần nhà đầu tư của chúng tôi đang có xu hướng đa dạng hóa”.

Ngoài ra, những dấu hiệu yếu kém của nền kinh tế Mỹ gần đây đang làm tăng những đồn đoán về khả năng cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khai mạc hôm nay sẽ đưa ra chương trình nới lỏng định lượng mới nhằm cứu vãn nền kinh tế đầu tàu. Giới phân tích cho rằng, bất cứ hành động nào tương tự đều sẽ đẩy bật giá vàng.

20/09 Sợ hãi bao trùm, Phố Wall lên xuống chóng mặt


▪  DƯƠNG LÂM
20/09/2011 06:43 (GMT+7)
 
Nhà đầu tư trở lại tâm lý lo sợ khi giới lãnh đạo tài chính châu Âu không đưa ra được giải pháp cứu nợ như mong đợi - Ảnh: Reuters.
Mặc dù hồi phục vào cuối phiên, nhưng kết quả Phố Wall chốt phiên 19/9 vẫn giảm điểm khá mạnh, khi những lo lắng về khả năng Hy Lạp vỡ nợ trở lại bao trùm thị trường, làm lu mờ tin tức cho rằng khả năng sẽ đạt được thỏa thuận về một gói cứu trợ mới cho quốc gia này.

Hầu hết thời gian trong phiên giao dịch, các chỉ số chính chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh, do các lãnh đạo châu Âu cuối tuần trước không đưa ra được một giải pháp mới mẻ nào cho việc giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công đã kéo dài dai dẳng ở lục địa này.

Tuy nhiên, một quan chức Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết sau cuộc hội đàm hôm 19/9 giữa Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, rằng quốc gia này đang tiến gần tới một thỏa thuận với các ngân hàng quốc tế về việc tiếp tục được nhận tiền cứu trợ. Nhưng tin này không đủ vực dậy thị trường.

Chốt phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt giảm 108,08 điểm, tương ứng 0,94%, xuống còn 11.401,01 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 11,92 điểm, tương ứng 0,98%, xuống 1.204,09 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 9,48 điểm, tương ứng 0,36%, xuống 2.612,83 điểm.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 7,11 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,9 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ mã giảm/tăng ở sàn New York là 2.310/ 667 và sàn Nasdaq là 2.030/ 552.

Các nhóm cổ phiếu năng lượng và tài chính giảm điểm mạnh nhất trong ngày. Chỉ số PHLX dịch vụ dầu khí giảm tới 1,7%, do giá dầu rớt 2,6% xuống 85,70 USD/thùng bởi nhà đầu tư lo lắng về triển vọng tiêu thụ. Chỉ số KBW ngân hàng rớt 2,8%, đáng chú ý cổ phiếu của Citigroup hạ 4,4%.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh, dẫn đầu là cổ phiếu của hãng Apple. Trong phiên, cổ phiếu Apple đã có lúc chạm mức cao nhất mọi thời đại 413,23 USD, trước khi chốt ở mức tăng 2,8% lên 411,63 USD.

Giới đầu cơ cổ phiếu hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến khai mạc hôm nay (20/9). Những tin xấu về kinh tế Mỹ đang làm tăng những đồn đoán rằng, FED sẽ tung ra QE3 để cứu vãn thị trường.

Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu giảm điểm mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 108,85 điểm, tương ứng 2,03%, xuống 5.259,56 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 3% xuống 2.940 điểm và chỉ số DAX của Đức trượt 2,83% xuống chốt ở 5.415,91 điểm.

Đóng cửa trước đó, ngoài thị trường Nhật Bản nghỉ lễ, hầu hết các sàn châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt đi xuống, bởi kết quả cuộc họp cuối tuần qua của các bộ trưởng tài chính châu Âu không đưa ra được một kế hoạch để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực.

Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 2,4%, hướng trở lại mức thấp trong phiên giao dịch một tuần trước. Chỉ số này đã giảm tới 21% từ mức cao hồi tháng 4. Dẫn đầu về mức giảm điểm là Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng sụt tới 537,36 điểm, tương ứng 2,76%, xuống 18.917,95 điểm.

Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,79%, xuống 2.437,8 điểm. Chỉ số Taiex của thị trường Đài Loan giảm 1,27%, xuống 7.480,88 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,14% xuống 2.757,23 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 19,16 điểm, tương ứng 1,04%, xuống 1.820,94 điểm.

Thị trườngChỉ sốPhiên trướcĐóng cửaTăng/giảm (điểm)Tăng/giảm (%)
MỹDow Jones11.509,1011.401,00Down108,08Down0,94
S&P 5001.216,011.204,09Down11,92Down0,98
Nasdaq2.622,312.612,83Down9,48Down0,36
AnhFTSE 1005.368,415.259,56Down108,85Down2,03
PhápCAC 403.031,082.940,00Down91,08Down3,00
ĐứcDAX5.573,515.415,91Down157,60Down2,83
Nhật BảnNikkei 2258.864,16
Hồng KôngHang Seng19,455,3018.917,90Down537,36Down2,76
Trung QuốcShanghai Composite2.482,342.437,79Down44,55Down1,79
Đài LoanTaiwan Weighted7.577,407.480,88Down96,52Down1,27
Hàn QuốcKOSPI Composite1.840,101.820,94Down19,16Down1,04
SingaporeStraits Times2.789,042.757,23Down31,81Down1,14
Nguồn: CNBC, Market Watch.