15/06/2011 | 09:30:20
Giới chức ở Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về việc nhiều công ty Trung Quốc có hành vi lừa đảo tài chính trên sàn chứng khoán nước này. Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)
Giới chức ngành tài chính ở Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về việc nhiều công ty Trung Quốc có hành vi lừa đảo tài chính trên sàn chứng khoán Mỹ, theo báo Time.
Công ty phần mềm Trung Quốc Longtop Financial Technologies làm tất cả để khiến các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ tin rằng họ là một khoản đầu tư an toàn. Công ty này báo cáo doanh thu luôn cao hơn so với dự đoán. Trên bảng cân đối kế toán, Longtop có 412 triệu USD tiền mặt, gần như ngang với Microsoft, một khoản khổng lồ so với quy mô công ty.
Cuối tháng Giêng, công ty công bố các bản cáo bạch trong năm tài chính trước. Doanh số tăng 47% lên gần 77 triệu USD trong ba tháng cuối năm 2011, lợi nhuận tăng 21% lên gần 36 triệu USD. Giám đốc tài chính của Longtop Derek Palaschuk nói với các nhà đầu tư rằng ông “đặc biệt hài lòng” với hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, có lẽ bốn tháng trước Palaschuk không tự hào như vậy, vì dường như tất cả số liệu nói trên đều là đồ giả. Vào giữa tháng Năm, Palaschuk đã từ chức giữa những cáo buộc làm giả sổ sách kế toán. Công ty kiểm toán của Longtop, Deloitte Touche Tohmatsu, cũng rút lui với cáo buộc các quan chức của Longtop đã gây khó khăn cho họ trong quá trình kiểm toán động lập.
Ngay lập tức, cổ phiếu công ty này giảm một nửa giá trị. Sàn chứng khoán New York (NYSE) tuyên bố ngừng giao dịch cổ phiếu của Longtop và Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã mở điều tra. Điều tồi tệ là Longtop không phải là công ty duy nhất chơi trò “xuất khẩu lừa đảo” ở Trung Quốc (từ dùng của báo Time).
Trong năm 2011, nhiều công ty Trung Quốc đã được niêm yết trên các thị trường chứng khoán Mỹ trong vài năm qua bị phát hiện làm giả sổ sách. Tuần trước, cổ phiếu của Sino-Forest rớt 64% sau khi một nghiên cứu cho thấy công ty lâm nghiệp Trung Quốc này đã phóng đại quá mức tài sản của họ. Một công ty khác, China Mediaexpress, hoạt động trong các lĩnh vực truyền hình và truyền thông, cũng đã báo cáo láo số khách hàng của họ.
Lừa đảo liên quan đến chứng khoán và sổ sách tài chính không có gì mới. Bản thân nước Mỹ cũng có những vụ lớn, như Enron. Nhưng đến thời điểm này của năm 2011, có vẻ như phần lớn các vụ lừa đảo này trên đất Mỹ đến từ Trung Quốc.
Vào giữa tháng Năm, 15 trong số 19 cổ phiếu bị ngừng giao dịch ở Nasdaq là của những công ty có trụ sở tại Trung Quốc (chưa kể hai công ty nữa từ đó đến nay, bao gồm Longtop). Các luật sư và giới hữu trách Mỹ nói những lỗ hổng trong luật pháp quốc tế khiến các công ty Trung Quốc dễ gian lận hơn khi niêm yết trên thị trường Mỹ.
SEC đã tiến hành điều tra với các công ty kế toán Mỹ có khách hàng Trung Quốc để tìm hiểu xem các công ty này có hỗ trợ khách hàng gian lận hay không. Vào đầu tháng Sáu, các quan chức SEC ra khuyến cáo nhà đầu tư không nên bỏ tiền vào các công ty Trung Quốc niêm yết chứng khoán thông qua hình thức sát nhập, vốn cho phép những công ty này bán cổ phần mà không phải tiến hành các thủ tục kiểm tra thông thường như cách chào bán ra công chúng lần đầu điển hình.
Một số chuyên gia cũng cảnh báo trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang ảm đạm, việc các nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào các công ty Trung Quốc, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có thể tạo ra những điểm mù nguy hiểm, làm tăng rủi ro và mở cửa cho những kẻ lừa đảo.
Những cảnh báo về các vụ lừa đảo của chứng khoán Trung Quốc tại Mỹ đã tăng mạnh trong vài tháng qua, nhưng vụ Longtop, một công ty lớn, thực sự gây chấn động. Đáng lo hơn, công ty này được chào bán ra công chúng lần đầu theo cách thông thường, với hai bên bảo lãnh phát hành là Goldman Sachs và Deutsche Bank, những hãng tài chính hết sức uy tín. Nhiều quỹ đầu tư lớn cũng đã mua cổ phiếu của Longtop. Có vẻ như chừng nào các công ty nhỏ, vô danh của Trung Quốc còn được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, các vụ lừa đảo sẽ chưa dừng lại./.
Công ty phần mềm Trung Quốc Longtop Financial Technologies làm tất cả để khiến các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ tin rằng họ là một khoản đầu tư an toàn. Công ty này báo cáo doanh thu luôn cao hơn so với dự đoán. Trên bảng cân đối kế toán, Longtop có 412 triệu USD tiền mặt, gần như ngang với Microsoft, một khoản khổng lồ so với quy mô công ty.
Cuối tháng Giêng, công ty công bố các bản cáo bạch trong năm tài chính trước. Doanh số tăng 47% lên gần 77 triệu USD trong ba tháng cuối năm 2011, lợi nhuận tăng 21% lên gần 36 triệu USD. Giám đốc tài chính của Longtop Derek Palaschuk nói với các nhà đầu tư rằng ông “đặc biệt hài lòng” với hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, có lẽ bốn tháng trước Palaschuk không tự hào như vậy, vì dường như tất cả số liệu nói trên đều là đồ giả. Vào giữa tháng Năm, Palaschuk đã từ chức giữa những cáo buộc làm giả sổ sách kế toán. Công ty kiểm toán của Longtop, Deloitte Touche Tohmatsu, cũng rút lui với cáo buộc các quan chức của Longtop đã gây khó khăn cho họ trong quá trình kiểm toán động lập.
Ngay lập tức, cổ phiếu công ty này giảm một nửa giá trị. Sàn chứng khoán New York (NYSE) tuyên bố ngừng giao dịch cổ phiếu của Longtop và Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã mở điều tra. Điều tồi tệ là Longtop không phải là công ty duy nhất chơi trò “xuất khẩu lừa đảo” ở Trung Quốc (từ dùng của báo Time).
Trong năm 2011, nhiều công ty Trung Quốc đã được niêm yết trên các thị trường chứng khoán Mỹ trong vài năm qua bị phát hiện làm giả sổ sách. Tuần trước, cổ phiếu của Sino-Forest rớt 64% sau khi một nghiên cứu cho thấy công ty lâm nghiệp Trung Quốc này đã phóng đại quá mức tài sản của họ. Một công ty khác, China Mediaexpress, hoạt động trong các lĩnh vực truyền hình và truyền thông, cũng đã báo cáo láo số khách hàng của họ.
Lừa đảo liên quan đến chứng khoán và sổ sách tài chính không có gì mới. Bản thân nước Mỹ cũng có những vụ lớn, như Enron. Nhưng đến thời điểm này của năm 2011, có vẻ như phần lớn các vụ lừa đảo này trên đất Mỹ đến từ Trung Quốc.
Vào giữa tháng Năm, 15 trong số 19 cổ phiếu bị ngừng giao dịch ở Nasdaq là của những công ty có trụ sở tại Trung Quốc (chưa kể hai công ty nữa từ đó đến nay, bao gồm Longtop). Các luật sư và giới hữu trách Mỹ nói những lỗ hổng trong luật pháp quốc tế khiến các công ty Trung Quốc dễ gian lận hơn khi niêm yết trên thị trường Mỹ.
SEC đã tiến hành điều tra với các công ty kế toán Mỹ có khách hàng Trung Quốc để tìm hiểu xem các công ty này có hỗ trợ khách hàng gian lận hay không. Vào đầu tháng Sáu, các quan chức SEC ra khuyến cáo nhà đầu tư không nên bỏ tiền vào các công ty Trung Quốc niêm yết chứng khoán thông qua hình thức sát nhập, vốn cho phép những công ty này bán cổ phần mà không phải tiến hành các thủ tục kiểm tra thông thường như cách chào bán ra công chúng lần đầu điển hình.
Một số chuyên gia cũng cảnh báo trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang ảm đạm, việc các nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào các công ty Trung Quốc, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có thể tạo ra những điểm mù nguy hiểm, làm tăng rủi ro và mở cửa cho những kẻ lừa đảo.
Những cảnh báo về các vụ lừa đảo của chứng khoán Trung Quốc tại Mỹ đã tăng mạnh trong vài tháng qua, nhưng vụ Longtop, một công ty lớn, thực sự gây chấn động. Đáng lo hơn, công ty này được chào bán ra công chúng lần đầu theo cách thông thường, với hai bên bảo lãnh phát hành là Goldman Sachs và Deutsche Bank, những hãng tài chính hết sức uy tín. Nhiều quỹ đầu tư lớn cũng đã mua cổ phiếu của Longtop. Có vẻ như chừng nào các công ty nhỏ, vô danh của Trung Quốc còn được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, các vụ lừa đảo sẽ chưa dừng lại./.
H.Minh (Vietnam+)