By PAUL KRUGMAN
Published: August 26, 2010
What will Ben Bernanke, the Fed chairman, say in his big speech Friday in Jackson Hole, Wyo.? Will he hint at new steps to boost the economy? Stay tuned.
But we can safely predict what he and other officials will say about where we are right now: that the economy is continuing to recover, albeit more slowly than they would like. Unfortunately, that’s not true: this isn’t a recovery, in any sense that matters. And policy makers should be doing everything they can to change that fact.
The small sliver of truth in claims of continuing recovery is the fact that G.D.P. is still rising: we’re not in a classic recession, in which everything goes down. But so what?
The important question is whether growth is fast enough to bring down sky-high unemployment. We need about 2.5 percent growth just to keep unemployment from rising, and much faster growth to bring it significantly down. Yet growth is currently running somewhere between 1 and 2 percent, with a good chance that it will slow even further in the months ahead. Will the economy actually enter a double dip, with G.D.P. shrinking? Who cares? If unemployment rises for the rest of this year, which seems likely, it won’t matter whether the G.D.P. numbers are slightly positive or slightly negative.
All of this is obvious. Yet policy makers are in denial.
After its last monetary policy meeting, the Fed released a statement declaring that it “anticipates a gradual return to higher levels of resource utilization” — Fedspeak for falling unemployment. Nothing in the data supports that kind of optimism. Meanwhile, Tim Geithner, the Treasury secretary, says that “we’re on the road to recovery.” No, we aren’t.
Why are people who know better sugar-coating economic reality? The answer, I’m sorry to say, is that it’s all about evading responsibility.
In the case of the Fed, admitting that the economy isn’t recovering would put the institution under pressure to do more. And so far, at least, the Fed seems more afraid of the possible loss of face if it tries to help the economy and fails than it is of the costs to the American people if it does nothing, and settles for a recovery that isn’t.
In the case of the Obama administration, officials seem loath to admit that the original stimulus was too small. True, it was enough to limit the depth of the slump — a recent analysis by the Congressional Budget Office says unemployment would probably be well into double digits now without the stimulus — but it wasn’t big enough to bring unemployment down significantly.
Now, it’s arguable that even in early 2009, when President Obama was at the peak of his popularity, he couldn’t have gotten a bigger plan through the Senate. And he certainly couldn’t pass a supplemental stimulus now. So officials could, with considerable justification, place the onus for the non-recovery on Republican obstructionism. But they’ve chosen, instead, to draw smiley faces on a grim picture, convincing nobody. And the likely result in November — big gains for the obstructionists — will paralyze policy for years to come.
So what should officials be doing, aside from telling the truth about the economy?
The Fed has a number of options. It can buy more long-term and private debt; it can push down long-term interest rates by announcing its intention to keep short-term rates low; it can raise its medium-term target for inflation, making it less attractive for businesses to simply sit on their cash. Nobody can be sure how well these measures would work, but it’s better to try something that might not work than to make excuses while workers suffer.
The administration has less freedom of action, since it can’t get legislation past the Republican blockade. But it still has options. It can revamp its deeply unsuccessful attempt to aid troubled homeowners. It can use Fannie Mae and Freddie Mac, the government-sponsored lenders, to engineer mortgage refinancing that puts money in the hands of American families — yes, Republicans will howl, but they’re doing that anyway. It can finally get serious about confronting China over its currency manipulation: how many times do the Chinese have to promise to change their policies, then renege, before the administration decides that it’s time to act?
Which of these options should policy makers pursue? If I had my way, all of them.
I know what some players both at the Fed and in the administration will say: they’ll warn about the risks of doing anything unconventional. But we’ve already seen the consequences of playing it safe, and waiting for recovery to happen all by itself: it’s landed us in what looks increasingly like a permanent state of stagnation and high unemployment. It’s time to admit that what we have now isn’t a recovery, and do whatever we can to change that situation.
02/09/2010 Paul Krugman: “Đây chưa phải phục hồi”
Kinh tế tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp vẫn rất cao, nền kinh tế Mỹ trông giống như sắp sửa rơi vào suy thoái lần hai hơn.
Người viết bài này là nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2008, ông Paul Krugman.
Trong bài diễn văn hôm 27/06, Chủ tịch FED Ben Bernanke vẫn nói nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi, tuy có chậm hơn mong đợi.
Đáng buồn là điều này không đúng: đó không gọi là phục hồi, dù có hiểu theo bất kỳ nghĩa nào. Các nhà hoạch định chính sách nên làm bất kỳ điều gì để thay đổi sự thật đó.
Chút sự thật ít ỏi trong lời tuyên bố “kinh tế tiếp tục phục hồi” là GDP vẫn đang tăng: Mỹ đang không suy thoái kiểu cổ điển trong đó chỉ số gì cũng lao dốc. Nhưng thế thì sao?
Câu hỏi quan trọng là liệu tăng trưởng có đủ nhanh để hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp cao khủng khiếp hay không.
Mỹ cần tăng trưởng khoảng 2,5% chỉ để giữ tỷ lệ thất nghiệp không tăng thêm và muốn giảm mạnh tỷ lệ ấy thì phải tăng trưởng nhanh hơn thế nhiều. Dù vậy tăng trưởng hiện đang ở mức 1-2% và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục chậm lại trong các tháng tới.
Nền kinh tế sẽ lần thứ hai thực sự rơi vào suy thoái khi GDP giảm xuống? Ai quan tâm?
Nếu thất nghiệp còn tăng từ nay tới hết năm, mà nhiều khả năng là như vậy, số liệu GDP có cao hơn hay thấp hơn con số 0 một chút cũng chẳng thành vấn đề.
Mọi chuyện đã rõ như ban ngày nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn muốn chối.
Trong cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ gần đây nhất, FED ra tuyên bố họ “dự đoán [nền kinh tế] sẽ dần trở về với mức độ sử dụng các nguồn lực cao”, dịch ra “tiếng phổ thông” tức là họ nghĩ thất nghiệp sẽ giảm.
Tinh thần lạc quan ấy lại chẳng được số liệu kinh tế nào ủng hộ cả. Trong khi đó Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner nói “chúng ta đang trên đà phục hồi.” Tiếc là không phải vậy.
Tại sao những người có nhiều thông tin lại cố che dấu thực trạng của nền kinh tế? Xin lỗi nhưng mọi sự đều vì họ muốn trốn tránh trách nhiệm.
Trong trường hợp của FED, thừa nhận nền kinh tế đang không phục hồi tức là đặt chính mình dưới sức ép phải “làm gì đó”.
Và ít nhất là cho đến nay, FED sợ mất mặt vì thử hỗ trợ nền kinh tế rồi thất bại nhiều hơn là sợ dân chúng khốn đốn khi họ khoanh tay đứng nhìn và thỏa mãn với một sự “phục hồi” chưa hề tồn tại.
Với chính quyền Obama, giới quan chức dường như miễng cưỡng phải thừa nhận gói kích thích đầu tiên quá nhỏ.
Thực tế, thế là đủ để hạn chế đà rơi của nền kinh tế, một nghiên cứu gần đây của Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho thấy thất nghiệp có thể lên tới mức hai con số nếu không có gói kích thích, nhưng chưa đủ để giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp.
Dù có ở thời đỉnh cao uy tín như đầu năm 2009, TT Obama cũng không thể làm Thượng viện phê chuẩn một kế hoạch nào đó to tát hơn. Chắc chắn bây giờ ông cũng chẳng thể thông qua thêm một gói kích thích nữa.
Vì thế sau khi cân nhắc kỹ, giới quan chức chính phủ đã có thể đổ lỗi cho sự phá rối từ Đảng Cộng hòa. Nhưng thay vào đó, họ lại chọn cách gượng cười trước bức tranh u ám và chẳng thuyết phục được ai.
Kết quả bầu cử vào tháng 11 tới với chiến thắng thuộc về những kẻ phá rối sẽ làm tê liệt Quốc hội hàng năm trời.
Vậy chính phủ nên làm gì nữa bên cạnh việc nói lên sự thật về nền kinh tế?
FED có rất nhiều lựa chọn.
Họ có thể mua chứng khoán nợ dài hạn và chứng khoán nợ của khu vực tư nhân. Họ có thể hạ thấp lãi suất dài hạn bằng cách thông báo ý định giữ lãi suất ngắn hạn ở mức thấp.
Họ có thể tăng tỷ lệ lạm phát mục tiêu trong trung hạn, khiến việc giữ tiền mặt bớt hấp dẫn các doanh nghiệp.
Không ai biết chắc các biện pháp ấy hiệu quả đến đâu, nhưng tốt hơn là thử cái gì đó, dù cho có thể chẳng mấy tác dụng nhưng còn hơn đứng nhìn người lao động lao đao
Chính quyền hiện nay ít được tự do hành động vì họ không thể thông qua luật do sự cản trở của phe Cộng hòa. Nhưng họ vẫn còn các lựa chọn khác.
Họ có thể chỉnh sửa các kế hoạch hỗ trợ người mua nhà đang gặp khó khăn vốn chưa mấy thành công.
Họ có thể sử dụng các tổ chức cho vay được chính phủ bảo đảm như Fannie Mae và Freddia Mac để tính nước tái cấp vốn cho các khoản vay thế chấp mua nhà, thông qua đó mà trợ cấp cho các gia đình Mỹ.
Đúng là thể nào phe Cộng hòa cũng rít lên, nhưng đằng nào mà họ chả rít.
Cuối cùng họ có thể giải quyết nghiêm túc việc Trung Quốc “làm giá” đồng nội tệ: Trung Quốc phải hứa thay đổi chính sách bao nhiêu lần rồi bội ước mới là đủ để chính phủ quyết định đã đến lúc hành động?
Các nhà hoạch định chính sách nên theo đuổi những lựa chọn nào? Nếu tôi được quyền quyết, tôi sẽ chọn tất.
Tôi biết một số người cả ở FED lẫn trong chính quyền sẽ nói gì: họ sẽ cảnh báo về những rủi ro khi làm bất kỳ điều gì “không bình thường”.
Nhưng chúng ta đã thấy hậu quả của cầu an và đợi quá trình phục hồi tự đến là thế nào: nước Mỹ trông ngày càng giống như đang ở trong trạng thái trì trệ và thất nghiệp cao vĩnh viễn.
Đã đến lúc thừa nhận rằng chúng ta chưa hề phục hồi và làm mọi cách có thể để thay đổi tình thế hiện nay.
Minh Tuấn
Theo Economist
Người viết bài này là nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 2008, ông Paul Krugman.
Trong bài diễn văn hôm 27/06, Chủ tịch FED Ben Bernanke vẫn nói nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi, tuy có chậm hơn mong đợi.
Đáng buồn là điều này không đúng: đó không gọi là phục hồi, dù có hiểu theo bất kỳ nghĩa nào. Các nhà hoạch định chính sách nên làm bất kỳ điều gì để thay đổi sự thật đó.
Chút sự thật ít ỏi trong lời tuyên bố “kinh tế tiếp tục phục hồi” là GDP vẫn đang tăng: Mỹ đang không suy thoái kiểu cổ điển trong đó chỉ số gì cũng lao dốc. Nhưng thế thì sao?
Câu hỏi quan trọng là liệu tăng trưởng có đủ nhanh để hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp cao khủng khiếp hay không.
Mỹ cần tăng trưởng khoảng 2,5% chỉ để giữ tỷ lệ thất nghiệp không tăng thêm và muốn giảm mạnh tỷ lệ ấy thì phải tăng trưởng nhanh hơn thế nhiều. Dù vậy tăng trưởng hiện đang ở mức 1-2% và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục chậm lại trong các tháng tới.
Nền kinh tế sẽ lần thứ hai thực sự rơi vào suy thoái khi GDP giảm xuống? Ai quan tâm?
Nếu thất nghiệp còn tăng từ nay tới hết năm, mà nhiều khả năng là như vậy, số liệu GDP có cao hơn hay thấp hơn con số 0 một chút cũng chẳng thành vấn đề.
Mọi chuyện đã rõ như ban ngày nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn muốn chối.
Trong cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ gần đây nhất, FED ra tuyên bố họ “dự đoán [nền kinh tế] sẽ dần trở về với mức độ sử dụng các nguồn lực cao”, dịch ra “tiếng phổ thông” tức là họ nghĩ thất nghiệp sẽ giảm.
Tinh thần lạc quan ấy lại chẳng được số liệu kinh tế nào ủng hộ cả. Trong khi đó Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner nói “chúng ta đang trên đà phục hồi.” Tiếc là không phải vậy.
Tại sao những người có nhiều thông tin lại cố che dấu thực trạng của nền kinh tế? Xin lỗi nhưng mọi sự đều vì họ muốn trốn tránh trách nhiệm.
Trong trường hợp của FED, thừa nhận nền kinh tế đang không phục hồi tức là đặt chính mình dưới sức ép phải “làm gì đó”.
Và ít nhất là cho đến nay, FED sợ mất mặt vì thử hỗ trợ nền kinh tế rồi thất bại nhiều hơn là sợ dân chúng khốn đốn khi họ khoanh tay đứng nhìn và thỏa mãn với một sự “phục hồi” chưa hề tồn tại.
Với chính quyền Obama, giới quan chức dường như miễng cưỡng phải thừa nhận gói kích thích đầu tiên quá nhỏ.
Thực tế, thế là đủ để hạn chế đà rơi của nền kinh tế, một nghiên cứu gần đây của Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho thấy thất nghiệp có thể lên tới mức hai con số nếu không có gói kích thích, nhưng chưa đủ để giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp.
Dù có ở thời đỉnh cao uy tín như đầu năm 2009, TT Obama cũng không thể làm Thượng viện phê chuẩn một kế hoạch nào đó to tát hơn. Chắc chắn bây giờ ông cũng chẳng thể thông qua thêm một gói kích thích nữa.
Vì thế sau khi cân nhắc kỹ, giới quan chức chính phủ đã có thể đổ lỗi cho sự phá rối từ Đảng Cộng hòa. Nhưng thay vào đó, họ lại chọn cách gượng cười trước bức tranh u ám và chẳng thuyết phục được ai.
Kết quả bầu cử vào tháng 11 tới với chiến thắng thuộc về những kẻ phá rối sẽ làm tê liệt Quốc hội hàng năm trời.
Vậy chính phủ nên làm gì nữa bên cạnh việc nói lên sự thật về nền kinh tế?
FED có rất nhiều lựa chọn.
Họ có thể mua chứng khoán nợ dài hạn và chứng khoán nợ của khu vực tư nhân. Họ có thể hạ thấp lãi suất dài hạn bằng cách thông báo ý định giữ lãi suất ngắn hạn ở mức thấp.
Họ có thể tăng tỷ lệ lạm phát mục tiêu trong trung hạn, khiến việc giữ tiền mặt bớt hấp dẫn các doanh nghiệp.
Không ai biết chắc các biện pháp ấy hiệu quả đến đâu, nhưng tốt hơn là thử cái gì đó, dù cho có thể chẳng mấy tác dụng nhưng còn hơn đứng nhìn người lao động lao đao
Chính quyền hiện nay ít được tự do hành động vì họ không thể thông qua luật do sự cản trở của phe Cộng hòa. Nhưng họ vẫn còn các lựa chọn khác.
Họ có thể chỉnh sửa các kế hoạch hỗ trợ người mua nhà đang gặp khó khăn vốn chưa mấy thành công.
Họ có thể sử dụng các tổ chức cho vay được chính phủ bảo đảm như Fannie Mae và Freddia Mac để tính nước tái cấp vốn cho các khoản vay thế chấp mua nhà, thông qua đó mà trợ cấp cho các gia đình Mỹ.
Đúng là thể nào phe Cộng hòa cũng rít lên, nhưng đằng nào mà họ chả rít.
Cuối cùng họ có thể giải quyết nghiêm túc việc Trung Quốc “làm giá” đồng nội tệ: Trung Quốc phải hứa thay đổi chính sách bao nhiêu lần rồi bội ước mới là đủ để chính phủ quyết định đã đến lúc hành động?
Các nhà hoạch định chính sách nên theo đuổi những lựa chọn nào? Nếu tôi được quyền quyết, tôi sẽ chọn tất.
Tôi biết một số người cả ở FED lẫn trong chính quyền sẽ nói gì: họ sẽ cảnh báo về những rủi ro khi làm bất kỳ điều gì “không bình thường”.
Nhưng chúng ta đã thấy hậu quả của cầu an và đợi quá trình phục hồi tự đến là thế nào: nước Mỹ trông ngày càng giống như đang ở trong trạng thái trì trệ và thất nghiệp cao vĩnh viễn.
Đã đến lúc thừa nhận rằng chúng ta chưa hề phục hồi và làm mọi cách có thể để thay đổi tình thế hiện nay.
Minh Tuấn
Theo Economist
Labels: Introduction
Economy,
Paul Krugman,
Recession
Subscribe to:
Posts (Atom)