Dù được chính Tổng thống Barack Obama tiến cử nhưng người vừa đoạt giải Nobel Kinh tế vẫn chưa tìm được đường vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED. >3 người nhận giải Nobel Kinh tế
Ông Peter Diamond được Tổng thống Mỹ tiến cử gia nhập Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Ảnh: Bloomberg
Sau cuộc bỏ phiếu của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện hồi tuần trước, có 16 trên 23 phiếu ủng hộ ông Peter Diamond, người vừa đoạt giải Nobel về kinh tế gia nhập FED. Tuy nhiên, sang tuần này, quyết định trên vấp phải làn sóng phản đối đến từ các thành viên Đảng Cộng hòa, dẫn đầu là Thượng nghị sĩ Richard Shelby của bang Alabama. Trước đó, chính Tổng thống Barack Obama, người của Đảng Dân chủ đã tiến cử ông Diamond vào Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào hồi tháng 9.
Nguyên nhân cản đường vào FED của người đoạt giải Nobel Kinh tế không nằm ở vấn đề năng lực, mà là luật pháp và chính trị. Các thành viên Đảng Cộng hòa cho rằng về luật pháp, Diamond không đủ điều kiện để gia nhập FED, và trình độ học vấn của ông cũng không phải là điều ngân hàng trung ương Mỹ đang cần.
Theo khoản 10-1 của Luật Cục Dự trữ Liên bang, sẽ không có hai thành viên nào của FED đến từ cùng một khu vực. Điều luật này nhằm đảm bảo tính đa dạng địa lý trong Ban Thống đốc, và đảm bảo sẽ không có một khu vực nào nhận được quá nhiều ưu tiên từ Cục Dự trữ Liên bang. Trên thực tế, Diamond đến từ Massachusetts, đồng hương của một thành viên khác trong ban Thống đốc là Dan Tarullo. Trừ khi Tarullo từ chức, Diamond không đủ điều kiện để gia nhập Cục.
Để hợp thức hóa vướng mắc, Nhà Trắng giải thích rằng thật ra Diamond đến từ bang Illinois. Lý do Nhà Trắng đưa ra là ông Diamonds từng có thời gian giảng dạy tại Đại học Northwestern University, Illinois. Tuy nhiên, lý do này không được nhiều thành viên Đảng Cộng hòa chấp nhận.
Còn về năng lực của Diamonds, một thành viên Đảng Cộng hòa nằm trong Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, ông Mark Calabria phát biểu trên kênh Bloomberg hôm qua: "Một giáo sư kinh tế là điều cuối cùng mà FED cần. Trong đội ngũ nhân viên ở ngân hàng trung ương Mỹ bây giờ đã có cả nghìn ông giáo sư rồi".
Peter Diamond là Giáo sư kinh tế, giảng dạy tại Học viện Công nghệ Massachusetts kể từ năm 1966 đến nay. Hôm 11/10 vừa rồi, ông cùng hai nhà khoa học khác được trao giải Nobel Kinh tế cho nghiên cứu về thuyết tìm kiếm trên thị trường.
Thanh Bình
ShowArticlebanner();
Tin mới
Bộ trưởng Tài chính bị quy trách nhiệm trong vụ Vinashin (23/11)
Mắt kính Eyewear Hut khuyến mãi mùa Noel (23/11)
Dược Viễn Đông bị phạt vì vụ thâu tóm khủng (23/11)
'Nhà thu nhập thấp không có suất ngoại giao' (23/11)
Suối Son - khu đô thị du lịch mới tại Đồng Nai (23/11)
Các tin khác
[Trở về]
Ireland chính thức cầu cứu châu Âu (22/11)
Google nhảy vào lĩnh vực thời trang (20/11)
Đồ lưu niệm ăn theo đám cưới hoàng gia (20/11)
Nhật lại nhập đất hiếm từ Trung Quốc (19/11)
Trang sức 'ngót' vì giá vàng tăng (19/11)
Khủng hoảng nợ Ireland chờ tiếng nói của IMF (18/11)
Thuê người tìm việc hộ (17/11)
Các đại gia thuốc lá vật lộn với khó khăn (17/11)
Máy bán hàng tự động biết tư vấn (16/11)
Trung Quốc trình làng máy bay cỡ lớn đầu tiên (16/11)
Ireland trước nguy cơ trở thành ‘Hy Lạp thứ 2’ (16/11)
Phát mãi hàng nghìn tư trang của siêu lừa Madoff (16/11)
Khủng hoảng nợ lại đe dọa châu Âu (16/11)
Trung Quốc tiếp tục siết đầu cơ bất động sản (16/11)
Google có thể dự đoán chứng khoán (15/11)
18/11 Thị trường Tokyo giúp chứng khoán châu Á đi lên
18/11/2010 17:58:00
Từ khóa : Chứng khoán, Khủng hoảng nợ, Đồng euro, Nikkei
Phiên giao dịch ngày 18/11, thị trường Tokyo đã giúp chứng khoán châu Á đi lên, trong bối cảnh mối lo về cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu dịu đi.
Chỉ số Nikkei của Tokyo tăng 2,06% (201,97 điểm) lên 10.013,63 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 22/6. Cổ phiếu đã trở lại vị trí là một mặt hàng đầu tư yêu thích tại Nhật Bản, chủ yếu do tâm lý lạc quan về hệ thống ngân hàng của nước này.
Ngoài ra, chứng khoán Nhật Bản còn được hỗ trợ bởi xu hướng lên giá của đồng euro so với yen - nhân tố thúc đẩy xuất khẩu (vốn là hoạt động rường cột trong nền kinh tế Mặt Trời mọc).
Bề ngoài yên ả đã quay lại với chứng khoán Trung Quốc, sau khi thị trường đã trải qua những ngày lo ngại về khả năng Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp để hạ nhiệt nền kinh tế. Hoạt động "săn" hàng giá rẻ đã giúp chỉ số Tổng hợp Thượng Hải tăng 26,6 điểm lên 2.865,45 điểm.
Sau khi có thống kê cho hay giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 10/2010 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2009, Bắc Kinh đã cam kết nâng trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo và chỉ thị cho các cơ quan bộ ngành đảm bảo đủ nguồn cung rau, ngũ cốc, than đá và các nhiên liệu khác cho người dân.
Sau bốn phiên đi xuống, chỉ số Hang Seng Index của Hongkong phiên 18/11 đã đóng cửa ở mức 23.637,39 điểm, tăng 1,82% so với phiên trước.Dưới sự "hậu thuẫn" của nhóm cổ phiếu nguồn lực (chủ yếu là cổ phiếu của Rio Tinto và BHP Billiton), chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường Sydney tăng 0,34% lên 4.640,2 điểm.
Thị trường Seoul, Đài Bắc và Philippines đạt mức tăng tương ứng 1,62%, 0,34% và 1,26%. Ngược với xu hướng chung trong khu vực, giá cổ phiếu tại Wellington giảm 0,27%./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)
Từ khóa : Chứng khoán, Khủng hoảng nợ, Đồng euro, Nikkei
Phiên giao dịch ngày 18/11, thị trường Tokyo đã giúp chứng khoán châu Á đi lên, trong bối cảnh mối lo về cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu dịu đi.
Chỉ số Nikkei của Tokyo tăng 2,06% (201,97 điểm) lên 10.013,63 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 22/6. Cổ phiếu đã trở lại vị trí là một mặt hàng đầu tư yêu thích tại Nhật Bản, chủ yếu do tâm lý lạc quan về hệ thống ngân hàng của nước này.
Ngoài ra, chứng khoán Nhật Bản còn được hỗ trợ bởi xu hướng lên giá của đồng euro so với yen - nhân tố thúc đẩy xuất khẩu (vốn là hoạt động rường cột trong nền kinh tế Mặt Trời mọc).
Bề ngoài yên ả đã quay lại với chứng khoán Trung Quốc, sau khi thị trường đã trải qua những ngày lo ngại về khả năng Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp để hạ nhiệt nền kinh tế. Hoạt động "săn" hàng giá rẻ đã giúp chỉ số Tổng hợp Thượng Hải tăng 26,6 điểm lên 2.865,45 điểm.
Sau khi có thống kê cho hay giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 10/2010 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2009, Bắc Kinh đã cam kết nâng trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo và chỉ thị cho các cơ quan bộ ngành đảm bảo đủ nguồn cung rau, ngũ cốc, than đá và các nhiên liệu khác cho người dân.
Sau bốn phiên đi xuống, chỉ số Hang Seng Index của Hongkong phiên 18/11 đã đóng cửa ở mức 23.637,39 điểm, tăng 1,82% so với phiên trước.Dưới sự "hậu thuẫn" của nhóm cổ phiếu nguồn lực (chủ yếu là cổ phiếu của Rio Tinto và BHP Billiton), chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường Sydney tăng 0,34% lên 4.640,2 điểm.
Thị trường Seoul, Đài Bắc và Philippines đạt mức tăng tương ứng 1,62%, 0,34% và 1,26%. Ngược với xu hướng chung trong khu vực, giá cổ phiếu tại Wellington giảm 0,27%./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)
19/11 Trung Quốc lần hai trong tháng tăng dự trữ bắt buộc
19/11/2010 21:37:00
Từ khóa : Trung Quốc, Ngân hàng, SIC, Tỷ lệ dự trữ
Ngày 19/11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã yêu cầu các ngân hàng của nước này tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản (tức 0,5%), bắt đầu từ ngày 29/11 tới.
Đây là lần thứ hai từ đầu tháng 11 đến nay và là lần thứ năm kể từ đầu năm, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng.
Theo PBoC, biện pháp trên nhằm tăng cường quản lý khả năng thanh toán bằng tiền mặt và kiểm soát tiền, tín dụng ở mức vừa phải. Việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ước tính sẽ "đóng băng" số tiền mặt thanh toán trị giá khoảng 300 tỷ NDT (tương đương 44,8 tỷ USD).
Khi quyết định của PBoC có hiệu lực, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với bốn ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nông nghiệp, sẽ ở mức 18,5%.
Cùng ngày, Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc (SIC) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế quý IV của Trung Quốc nhiều khả năng đạt 8,7%, thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng 9,6% trong quý III vừa qua. Tuy nhiên, SIC cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm của Trung Quốc có thể đạt khoảng 10%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng một lượng lớn tiền chi cho kích thích kinh tế, vay mượn từ ngân hàng cùng dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào nền kinh tế này là nhân tố chính dẫn tới việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo lạm phát, trong tháng 10 vừa qua tại Trung Quốc tăng tới 4,4%, mức cao nhất trong vòng 25 tháng qua.
Cùng lúc, giá lương thực-thực phẩm trong nước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, gây quan ngại cho các nhà điều hành kinh tế nước này.
Bắc Kinh đang nỗ lực đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh điều kiện tài chính trở về mức bình thường, đồng thời kiềm chế áp lực lạm phát và giá nhà đất gia tăng sau khi nền kinh tế nước này phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng sẽ cắt giảm lượng tiền cho vay mới, từ đó giảm sức ép lạm phát./.
(TTXVN/Vietnam+)
Từ khóa : Trung Quốc, Ngân hàng, SIC, Tỷ lệ dự trữ
Ngày 19/11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã yêu cầu các ngân hàng của nước này tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản (tức 0,5%), bắt đầu từ ngày 29/11 tới.
Đây là lần thứ hai từ đầu tháng 11 đến nay và là lần thứ năm kể từ đầu năm, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng.
Theo PBoC, biện pháp trên nhằm tăng cường quản lý khả năng thanh toán bằng tiền mặt và kiểm soát tiền, tín dụng ở mức vừa phải. Việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ước tính sẽ "đóng băng" số tiền mặt thanh toán trị giá khoảng 300 tỷ NDT (tương đương 44,8 tỷ USD).
Khi quyết định của PBoC có hiệu lực, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với bốn ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nông nghiệp, sẽ ở mức 18,5%.
Cùng ngày, Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc (SIC) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế quý IV của Trung Quốc nhiều khả năng đạt 8,7%, thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng 9,6% trong quý III vừa qua. Tuy nhiên, SIC cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm của Trung Quốc có thể đạt khoảng 10%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng một lượng lớn tiền chi cho kích thích kinh tế, vay mượn từ ngân hàng cùng dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào nền kinh tế này là nhân tố chính dẫn tới việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo lạm phát, trong tháng 10 vừa qua tại Trung Quốc tăng tới 4,4%, mức cao nhất trong vòng 25 tháng qua.
Cùng lúc, giá lương thực-thực phẩm trong nước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, gây quan ngại cho các nhà điều hành kinh tế nước này.
Bắc Kinh đang nỗ lực đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh điều kiện tài chính trở về mức bình thường, đồng thời kiềm chế áp lực lạm phát và giá nhà đất gia tăng sau khi nền kinh tế nước này phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng sẽ cắt giảm lượng tiền cho vay mới, từ đó giảm sức ép lạm phát./.
(TTXVN/Vietnam+)
Labels: Introduction
PBoC,
vietnamplus
16/11 EU đang đứng trước cuộc khủng hoảng sống còn
16/11/2010 21:34:00
Từ khóa : EU, Ireland, Bồ Đào Nha, Eurozone, Khủng hoảng
Liên minh châu Âu (EU) sẽ không thể tồn tại nếu không tìm được giải pháp vượt qua cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone).
Chủ tịch EU Van Rompuy đã đưa ra cảnh báo trên vài giờ trước khi diễn ra Hội nghị các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro ở Brussels (Bỉ) ngày 16/11, trong bối cảnh khủng hoảng nợ đã khiến Hy Lạp suy sụp và hiện đang đe dọa Ireland và Bồ Đào Nha.
Ông Rompuy nhấn mạnh EU đang phải đối mặt với "một cuộc khủng hoảng sống còn."
Theo ông, toàn khu vực phải hợp tác để tiếp tục tồn tại cùng với khu vực đồng euro, vì nếu không tồn tại cùng khu vực đồng euro thì cũng sẽ không tồn tại cùng EU. Tuy nhiên, ông Rompuy cho biết ông rất tin tưởng EU sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng này.
Trước đó, ngày 15/11, Chính phủ Ireland đã thừa nhận đang thảo luận về gói viện trợ khẩn cấp, sáu tháng sau khi các nước thành viên EU phải gấp rút giải cứu Hy Lạp bằng gói cứu trợ 110 tỷ euro.
Trong khi đó, Bồ Đào Nha cũng cảnh báo về "nguy cơ cao" cần tới sự hỗ trợ tài chính./.
(TTXVN/Vietnam+)
Đọc nhiều nhất Gửi nhiều nhất
Bảo hiểm tới 1,3 tỷ USD cho dầu khí Biển Đông 1
Đồng tiền xanh vững giá trên thị trường châu Á
Mua chứng chỉ tiền gửi được hưởng lãi suất 13%
EU đang đứng trước cuộc khủng hoảng sống còn
2010 - Năm đen tối đối với ngành ngân hàng Mỹ
Tranh cãi gia tăng về kế hoạch bơm tiền của FED
Thuế nhập khẩu vàng giảm còn 0% từ ngày 12/11
Lãi suất huy động ngân hàng đã lên đến 13,75%
"Vàng vẫn chưa thể thay thế vị trí của đồng USD"
Lãi suất giao dịch bình quân qua đêm tăng mạnh
Từ khóa : EU, Ireland, Bồ Đào Nha, Eurozone, Khủng hoảng
Liên minh châu Âu (EU) sẽ không thể tồn tại nếu không tìm được giải pháp vượt qua cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone).
Chủ tịch EU Van Rompuy đã đưa ra cảnh báo trên vài giờ trước khi diễn ra Hội nghị các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro ở Brussels (Bỉ) ngày 16/11, trong bối cảnh khủng hoảng nợ đã khiến Hy Lạp suy sụp và hiện đang đe dọa Ireland và Bồ Đào Nha.
Ông Rompuy nhấn mạnh EU đang phải đối mặt với "một cuộc khủng hoảng sống còn."
Theo ông, toàn khu vực phải hợp tác để tiếp tục tồn tại cùng với khu vực đồng euro, vì nếu không tồn tại cùng khu vực đồng euro thì cũng sẽ không tồn tại cùng EU. Tuy nhiên, ông Rompuy cho biết ông rất tin tưởng EU sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng này.
Trước đó, ngày 15/11, Chính phủ Ireland đã thừa nhận đang thảo luận về gói viện trợ khẩn cấp, sáu tháng sau khi các nước thành viên EU phải gấp rút giải cứu Hy Lạp bằng gói cứu trợ 110 tỷ euro.
Trong khi đó, Bồ Đào Nha cũng cảnh báo về "nguy cơ cao" cần tới sự hỗ trợ tài chính./.
(TTXVN/Vietnam+)
Đọc nhiều nhất Gửi nhiều nhất
Bảo hiểm tới 1,3 tỷ USD cho dầu khí Biển Đông 1
Đồng tiền xanh vững giá trên thị trường châu Á
Mua chứng chỉ tiền gửi được hưởng lãi suất 13%
EU đang đứng trước cuộc khủng hoảng sống còn
2010 - Năm đen tối đối với ngành ngân hàng Mỹ
Tranh cãi gia tăng về kế hoạch bơm tiền của FED
Thuế nhập khẩu vàng giảm còn 0% từ ngày 12/11
Lãi suất huy động ngân hàng đã lên đến 13,75%
"Vàng vẫn chưa thể thay thế vị trí của đồng USD"
Lãi suất giao dịch bình quân qua đêm tăng mạnh
Labels: Introduction
EU,
Recession,
Van Rompuy,
vietnamplus
19/11 Hơn 310 ngân hàng Mỹ bị phá sản do khủng hoảng
19/11/2010 16:22:00
Từ khóa : Mỹ, FDIC, Ngân hàng, Phá sản, Khủng hoảng kinh tế, Tham nhũng, Tín dụng
Ngày 18/11, Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) cho biết hơn 310 ngân hàng ở Mỹ đã phá sản, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây. FDIC thừa nhận thiệt hại do các ngân hàng phá sản đã làm cạn kiệt nguồn tín dụng của nước Mỹ và để lại cho ngành ngân hàng Mỹ hậu quả nặng nề.FDIC - cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết các ngân hàng và quỹ tín dụng phá sản - đã bắt đầu cuộc điều tra quan chức của các ngân hàng bị phá sản, để truy tố về hành động vô trách nhiệm, tham nhũng và các tội hình sự khác. Hiện nay, FDIC đã tiến hành hơn 50 cuộc điều tra và 80 vụ kiện dân sự, nhằm vào quan chức ngân hàng, trong đó vụ đổ vỡ của quỹ tín dụng Washington Mutual Inc. được coi là lớn nhất, với giá trị tài sản gấp 7 lần giá trị tài sản của Continental Illinois Corp. - quỹ tín dụng bị phá sản lớn nhất, trong cuộc khủng hoảng tiết kiệm và nợ ở Mỹ thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20. Cuộc khủng hoảng tiết kiệm và nợ trong thập kỷ 80 và 90 này đã làm hơn 1850 ngân hàng và quỹ tín dụng phá sản và hơn 1850 quan chức ngân hàng bị truy tố vì các tội hành xử vô trách nhiệm, tham nhũng, đồng thời thu hồi 4,5 tỷ USD tài sản tham nhũng, trong đó hơn 1000 quan chức trong số này đã phải vào tù.FDIC cho biết trong các cuộc điều tra và vụ kiện dân sự liên quan đến 80 quan chức cao cấp ngân hàng đang được tiến hành đối với các ngân hàng bị phá sản trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, có thể thu hồi hơn 2 tỷ USD tiền tham nhũng hoặc thu nhập bất hợp pháp./.
Tuấn Anh (TTXVN /Vietnam+)
TIN MỚI NHẬN
"Báo động đỏ" khủng hoảng nợ ngân hàng tại Mỹ
Đồng euro ở thị trường châu Á vượt trên 1,37 USD
Lãi suất huy động ngân hàng đã lên đến 13,75%
Ireland chính thức đề nghị EU cứu trợ tài chính
EU sẽ giám sát ngân hàng nhưng bất đồng về thuế
Hàn Quốc đánh thuế trái phiếu ngăn dòng tiền "nóng"
Mua chứng chỉ tiền gửi được hưởng lãi suất 13%
VIB giảm 50% phí dịch vụ bao thanh toán nội địa
Hơn 310 ngân hàng Mỹ bị phá sản do khủng hoảng
NHNN triển khai Đề án phát triển thị trường tiền tệ
Từ khóa : Mỹ, FDIC, Ngân hàng, Phá sản, Khủng hoảng kinh tế, Tham nhũng, Tín dụng
Ngày 18/11, Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) cho biết hơn 310 ngân hàng ở Mỹ đã phá sản, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây. FDIC thừa nhận thiệt hại do các ngân hàng phá sản đã làm cạn kiệt nguồn tín dụng của nước Mỹ và để lại cho ngành ngân hàng Mỹ hậu quả nặng nề.FDIC - cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết các ngân hàng và quỹ tín dụng phá sản - đã bắt đầu cuộc điều tra quan chức của các ngân hàng bị phá sản, để truy tố về hành động vô trách nhiệm, tham nhũng và các tội hình sự khác. Hiện nay, FDIC đã tiến hành hơn 50 cuộc điều tra và 80 vụ kiện dân sự, nhằm vào quan chức ngân hàng, trong đó vụ đổ vỡ của quỹ tín dụng Washington Mutual Inc. được coi là lớn nhất, với giá trị tài sản gấp 7 lần giá trị tài sản của Continental Illinois Corp. - quỹ tín dụng bị phá sản lớn nhất, trong cuộc khủng hoảng tiết kiệm và nợ ở Mỹ thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20. Cuộc khủng hoảng tiết kiệm và nợ trong thập kỷ 80 và 90 này đã làm hơn 1850 ngân hàng và quỹ tín dụng phá sản và hơn 1850 quan chức ngân hàng bị truy tố vì các tội hành xử vô trách nhiệm, tham nhũng, đồng thời thu hồi 4,5 tỷ USD tài sản tham nhũng, trong đó hơn 1000 quan chức trong số này đã phải vào tù.FDIC cho biết trong các cuộc điều tra và vụ kiện dân sự liên quan đến 80 quan chức cao cấp ngân hàng đang được tiến hành đối với các ngân hàng bị phá sản trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, có thể thu hồi hơn 2 tỷ USD tiền tham nhũng hoặc thu nhập bất hợp pháp./.
Tuấn Anh (TTXVN /Vietnam+)
TIN MỚI NHẬN
"Báo động đỏ" khủng hoảng nợ ngân hàng tại Mỹ
Đồng euro ở thị trường châu Á vượt trên 1,37 USD
Lãi suất huy động ngân hàng đã lên đến 13,75%
Ireland chính thức đề nghị EU cứu trợ tài chính
EU sẽ giám sát ngân hàng nhưng bất đồng về thuế
Hàn Quốc đánh thuế trái phiếu ngăn dòng tiền "nóng"
Mua chứng chỉ tiền gửi được hưởng lãi suất 13%
VIB giảm 50% phí dịch vụ bao thanh toán nội địa
Hơn 310 ngân hàng Mỹ bị phá sản do khủng hoảng
NHNN triển khai Đề án phát triển thị trường tiền tệ
Labels: Introduction
Bankcrupcy,
FDIC,
Recession,
vietnamplus
23/11 "Báo động đỏ" khủng hoảng nợ ngân hàng tại Mỹ
23/11/2010 10:21:00
Từ khóa : FDIC, Martin D. Weiss, Ngân hàng, Khủng hoảng nợ
Các nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ dự báo năm 2011 nền kinh tế số một thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng 2,6% so với năm 2010, bằng mức tăng trưởng dự báo cho năm nay. Theo tiến sỹ Martin D. Weiss, nhà phân tích thị trường tài chính hàng đầu của Mỹ và Giám đốc Viện Nghiên cứu về sự tin cậy đầu tư của các ngân hàng và công ty bảo hiểm Mỹ, tính đến ngày 22/11, số ngân hàng "có vấn đề" đã lên tới có số 903 với tổng tài sản ước tính 419,6 tỷ USD.Như vậy, số ngân hàng "có vấn đề" đã gấp 10 lần về số lượng ngân hàng và 16 lần về số tài sản so với số ngân hàng "báo động đỏ" được Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) công bố hai năm trước. Tiến sỹ Weiss cho rằng những số liệu này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì FDIC không tính các siêu ngân hàng của Mỹ, những thể chế luôn được coi là có nguy cơ lớn nhất, vào trong danh sách các ngân hàng có vấn đề.Ông nhấn mạnh các ngân hàng lớn của Mỹ vẫn ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương trước cuộc khủng hoảng do ngày càng nhiều khách hàng không có khả năng thanh toán nợ. Tại các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase, Wells Fargo Bank và Bank of America, mỗi ngân hàng có tới 20 tỷ USD tiền nợ của các hộ gia đình hiện đã bị tịch biên hoặc đang bị tịch biên tài sản do không còn khả năng trả nợ. Số nợ sắp đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không thanh toán được của các ngân hàng này hiện dao động từ 43 tỷ-55 tỷ USD.Ngày 22/11, trong một cuộc khảo sát do Hiệp hội các nhà kinh tế doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NABE) tiến hành vào đầu tháng 11 này, hầu hết các ý kiến đều cho rằng tăng trưởng trong năm tới của nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn, chính phủ hạn chế các chương trình kích thích kinh tế và chi tiêu của khối doanh nghiệp vẫn còn thấp.Tốc độ hồi phục kinh tế chậm cũng có nghĩa là tăng việc làm mới sẽ khó theo kịp tốc độ tăng dân số. Các nhà kinh tế dự đoán trong nửa đầu năm tới, mỗi tháng nền kinh tế chỉ tạo được khoảng 150.000 việc làm mới và con số này sẽ tăng lên 170.000 việc làm/tháng trong sáu tháng cuối năm. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ thất nghiệp vẫn sẽ đứng ở mức 9% trong cả năm 2011, chỉ giảm 0,6% so với tỷ lệ hiện nay. Theo NABE, năm tới, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ sẽ giảm 100 tỷ USD và vẫn đứng ở mức rất cao, khoảng 1.100 tỷ USD. Cũng theo hiệp hội nói trên, điểm sáng nhất của năm tới, cũng là điểm sáng của năm nay, là các doanh nghiệp sẽ tăng mức đầu tư ở hai con số cho dù lợi nhuận chỉ tăng ở mức khiêm tốn là 7% so với mức tăng lợi nhuận cao bất thường 25% của năm nay. Trong khi đó, giới chuyên gia cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ đã bước vào giai đoạn trầm trọng mới./.
(TTXVN/Vietnam+)
Đọc nhiều nhất Gửi nhiều nhất
Bảo hiểm tới 1,3 tỷ USD cho dầu khí Biển Đông 1
Đồng tiền xanh vững giá trên thị trường châu Á
Mua chứng chỉ tiền gửi được hưởng lãi suất 13%
EU đang đứng trước cuộc khủng hoảng sống còn
2010 - Năm đen tối đối với ngành ngân hàng Mỹ
Tranh cãi gia tăng về kế hoạch bơm tiền của FED
Thuế nhập khẩu vàng giảm còn 0% từ ngày 12/11
Lãi suất huy động ngân hàng đã lên đến 13,75%
"Vàng vẫn chưa thể thay thế vị trí của đồng USD"
Lãi suất giao dịch bình quân qua đêm tăng mạnh
TIN MỚI NHẬN
"Báo động đỏ" khủng hoảng nợ ngân hàng tại Mỹ
Đồng euro ở thị trường châu Á vượt trên 1,37 USD
Lãi suất huy động ngân hàng đã lên đến 13,75%
Ireland chính thức đề nghị EU cứu trợ tài chính
EU sẽ giám sát ngân hàng nhưng bất đồng về thuế
Hàn Quốc đánh thuế trái phiếu ngăn dòng tiền "nóng"
Mua chứng chỉ tiền gửi được hưởng lãi suất 13%
VIB giảm 50% phí dịch vụ bao thanh toán nội địa
Hơn 310 ngân hàng Mỹ bị phá sản do khủng hoảng
NHNN triển khai Đề án phát triển thị trường tiền tệ
Từ khóa : FDIC, Martin D. Weiss, Ngân hàng, Khủng hoảng nợ
Các nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ dự báo năm 2011 nền kinh tế số một thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng 2,6% so với năm 2010, bằng mức tăng trưởng dự báo cho năm nay. Theo tiến sỹ Martin D. Weiss, nhà phân tích thị trường tài chính hàng đầu của Mỹ và Giám đốc Viện Nghiên cứu về sự tin cậy đầu tư của các ngân hàng và công ty bảo hiểm Mỹ, tính đến ngày 22/11, số ngân hàng "có vấn đề" đã lên tới có số 903 với tổng tài sản ước tính 419,6 tỷ USD.Như vậy, số ngân hàng "có vấn đề" đã gấp 10 lần về số lượng ngân hàng và 16 lần về số tài sản so với số ngân hàng "báo động đỏ" được Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) công bố hai năm trước. Tiến sỹ Weiss cho rằng những số liệu này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì FDIC không tính các siêu ngân hàng của Mỹ, những thể chế luôn được coi là có nguy cơ lớn nhất, vào trong danh sách các ngân hàng có vấn đề.Ông nhấn mạnh các ngân hàng lớn của Mỹ vẫn ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương trước cuộc khủng hoảng do ngày càng nhiều khách hàng không có khả năng thanh toán nợ. Tại các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase, Wells Fargo Bank và Bank of America, mỗi ngân hàng có tới 20 tỷ USD tiền nợ của các hộ gia đình hiện đã bị tịch biên hoặc đang bị tịch biên tài sản do không còn khả năng trả nợ. Số nợ sắp đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không thanh toán được của các ngân hàng này hiện dao động từ 43 tỷ-55 tỷ USD.Ngày 22/11, trong một cuộc khảo sát do Hiệp hội các nhà kinh tế doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NABE) tiến hành vào đầu tháng 11 này, hầu hết các ý kiến đều cho rằng tăng trưởng trong năm tới của nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn, chính phủ hạn chế các chương trình kích thích kinh tế và chi tiêu của khối doanh nghiệp vẫn còn thấp.Tốc độ hồi phục kinh tế chậm cũng có nghĩa là tăng việc làm mới sẽ khó theo kịp tốc độ tăng dân số. Các nhà kinh tế dự đoán trong nửa đầu năm tới, mỗi tháng nền kinh tế chỉ tạo được khoảng 150.000 việc làm mới và con số này sẽ tăng lên 170.000 việc làm/tháng trong sáu tháng cuối năm. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ thất nghiệp vẫn sẽ đứng ở mức 9% trong cả năm 2011, chỉ giảm 0,6% so với tỷ lệ hiện nay. Theo NABE, năm tới, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ sẽ giảm 100 tỷ USD và vẫn đứng ở mức rất cao, khoảng 1.100 tỷ USD. Cũng theo hiệp hội nói trên, điểm sáng nhất của năm tới, cũng là điểm sáng của năm nay, là các doanh nghiệp sẽ tăng mức đầu tư ở hai con số cho dù lợi nhuận chỉ tăng ở mức khiêm tốn là 7% so với mức tăng lợi nhuận cao bất thường 25% của năm nay. Trong khi đó, giới chuyên gia cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ đã bước vào giai đoạn trầm trọng mới./.
(TTXVN/Vietnam+)
Đọc nhiều nhất Gửi nhiều nhất
Bảo hiểm tới 1,3 tỷ USD cho dầu khí Biển Đông 1
Đồng tiền xanh vững giá trên thị trường châu Á
Mua chứng chỉ tiền gửi được hưởng lãi suất 13%
EU đang đứng trước cuộc khủng hoảng sống còn
2010 - Năm đen tối đối với ngành ngân hàng Mỹ
Tranh cãi gia tăng về kế hoạch bơm tiền của FED
Thuế nhập khẩu vàng giảm còn 0% từ ngày 12/11
Lãi suất huy động ngân hàng đã lên đến 13,75%
"Vàng vẫn chưa thể thay thế vị trí của đồng USD"
Lãi suất giao dịch bình quân qua đêm tăng mạnh
TIN MỚI NHẬN
"Báo động đỏ" khủng hoảng nợ ngân hàng tại Mỹ
Đồng euro ở thị trường châu Á vượt trên 1,37 USD
Lãi suất huy động ngân hàng đã lên đến 13,75%
Ireland chính thức đề nghị EU cứu trợ tài chính
EU sẽ giám sát ngân hàng nhưng bất đồng về thuế
Hàn Quốc đánh thuế trái phiếu ngăn dòng tiền "nóng"
Mua chứng chỉ tiền gửi được hưởng lãi suất 13%
VIB giảm 50% phí dịch vụ bao thanh toán nội địa
Hơn 310 ngân hàng Mỹ bị phá sản do khủng hoảng
NHNN triển khai Đề án phát triển thị trường tiền tệ
Subscribe to:
Posts (Atom)