DƯƠNG LÂM
14/12/2011 07:51 (GMT+7)
Thị trường tiếp tục chìm trong lo lắng về triển vọng của nền kinh tế đầu tàu.
Chứng khoán Mỹ rớt điểm phiên thứ hai liên tiếp, sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) không cho thấy khả năng đưa ra các biện pháp kích thích mới nhằm hạn chế ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ công châu Âu đang ngày một tồi tệ.
Mặc dù FED để ngỏ cánh cửa cho việc nới lỏng chính sách tài chính hơn nữa vào năm tới, song định chế này không hề đưa ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy có chiều hướng cung cấp những biện pháp kích thích tài khóa và kinh tế mới nữa như thị trường kỳ vọng.
Trước đó, thị trường dày đặc tin đồn cho rằng khả năng FED sẽ tung ra chương trình nới lỏng định lượng thứ ba quy mô từ 700 - 1.000 tỷ USD để cứu kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng trì trệ hơn trong năm 2012 và đây là chủ đề chính trong phiên họp 13/12.
Một số chỉ báo gần đây từ lĩnh vực nhà đất, thất nghiệp và niềm tin tiêu dùng cho thấy kinh tế Mỹ đang cải thiện, song phần lớn chuyên gia cho rằng sự tăng trưởng sẽ chỉ trong ngắn hạn và rất dễ chịu tác động bởi những cú sốc từ khủng hoảng nợ châu Âu.
Theo phân tích từ chuyên gia thuộc Citigroup, Fed nhiều khả năng sẽ mua khoảng 700 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp và khoảng 300 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính, với mục tiêu hạ lãi suất thế chấp xuống mức thấp hơn nữa để thúc đẩy phục hồi.
Hiện nay, nhà đất và việc làm vẫn là hai yếu tố chính cản trở đà phục hồi của kinh tế Mỹ. Theo chuyên gia Citigroup dự báo: "mức độ mua như trên sẽ tương xứng với mục tiêu hỗ trợ người cho vay của Cục Dự trữ Liên bang".
Tuy nhiên, hôm qua kết thúc phiên họp, FED tuyên bố kinh tế Mỹ đang giữ được đà tăng trưởng kể cả khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu yếu kém. Ngoài ra, FED không vội hạ lãi suất cho vay. Tổ chức này sẽ tiếp tục chương trình mua nợ dài hạn trị giá 400 tỷ USD.
Tuyên bố từ FED đã khiến thị trường rơi vào trạng thái thất vọng. Chuyên gia Philip Orlando của hãng đầu tư Federated Investors cho hay, thị trường thấy vọng do kỳ vọng vào chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3 giảm.
Chốt phiên giao dịch 13/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 66,45 điểm, tương ứng 0,55%, xuống 11.954,94 điểm. S&P 500 hạ 10,74 điểm, tương ứng 0,87%, xuống còn 1.225,73 điểm. Nasdaq Composite trượt 32,99 điểm, tương ứng 1,26%, xuống 2.579,27 điểm.
Khối lượng giao dịch trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,28 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010. Tỷ lệ mã giảm/ tăng ở sàn New York là hơn 2/1, còn ở sàn Nasdaq khoảng 74% mã giảm.
Khác với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu biến động trái chiều trong phiên 13/12. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,15% lên mức 5.490,15 điểm. Ngược dòng, CAC 40 của Pháp giảm thêm 0,35% xuống 3.078,72 điểm, DAX của Đức hạ 0,19% xuống mức 5.774,26 điểm.
Chịu tác động từ phiên giao dịch u ám liền trước của các thị trường Âu, Mỹ, chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đồng loạt lao dốc. Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là thị trường Hàn Quốc, với chỉ số Kospi hạ tới 1,88% xuống còn 1.864,06 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc bốc hơi 1,87% xuống 2.248,59 điểm. Nikkei 225 của Nhật Bản trượt giảm 1,17% xuống còn 8.552,81 điểm. Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,69%. Taiex của Đài Loan trừ 0,76%. Straits Times của Singapore giảm 0,59%.
Mặc dù FED để ngỏ cánh cửa cho việc nới lỏng chính sách tài chính hơn nữa vào năm tới, song định chế này không hề đưa ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy có chiều hướng cung cấp những biện pháp kích thích tài khóa và kinh tế mới nữa như thị trường kỳ vọng.
Trước đó, thị trường dày đặc tin đồn cho rằng khả năng FED sẽ tung ra chương trình nới lỏng định lượng thứ ba quy mô từ 700 - 1.000 tỷ USD để cứu kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng trưởng trì trệ hơn trong năm 2012 và đây là chủ đề chính trong phiên họp 13/12.
Một số chỉ báo gần đây từ lĩnh vực nhà đất, thất nghiệp và niềm tin tiêu dùng cho thấy kinh tế Mỹ đang cải thiện, song phần lớn chuyên gia cho rằng sự tăng trưởng sẽ chỉ trong ngắn hạn và rất dễ chịu tác động bởi những cú sốc từ khủng hoảng nợ châu Âu.
Theo phân tích từ chuyên gia thuộc Citigroup, Fed nhiều khả năng sẽ mua khoảng 700 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp và khoảng 300 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính, với mục tiêu hạ lãi suất thế chấp xuống mức thấp hơn nữa để thúc đẩy phục hồi.
Hiện nay, nhà đất và việc làm vẫn là hai yếu tố chính cản trở đà phục hồi của kinh tế Mỹ. Theo chuyên gia Citigroup dự báo: "mức độ mua như trên sẽ tương xứng với mục tiêu hỗ trợ người cho vay của Cục Dự trữ Liên bang".
Tuy nhiên, hôm qua kết thúc phiên họp, FED tuyên bố kinh tế Mỹ đang giữ được đà tăng trưởng kể cả khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu yếu kém. Ngoài ra, FED không vội hạ lãi suất cho vay. Tổ chức này sẽ tiếp tục chương trình mua nợ dài hạn trị giá 400 tỷ USD.
Tuyên bố từ FED đã khiến thị trường rơi vào trạng thái thất vọng. Chuyên gia Philip Orlando của hãng đầu tư Federated Investors cho hay, thị trường thấy vọng do kỳ vọng vào chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3 giảm.
Chốt phiên giao dịch 13/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 66,45 điểm, tương ứng 0,55%, xuống 11.954,94 điểm. S&P 500 hạ 10,74 điểm, tương ứng 0,87%, xuống còn 1.225,73 điểm. Nasdaq Composite trượt 32,99 điểm, tương ứng 1,26%, xuống 2.579,27 điểm.
Khối lượng giao dịch trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 7,28 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010. Tỷ lệ mã giảm/ tăng ở sàn New York là hơn 2/1, còn ở sàn Nasdaq khoảng 74% mã giảm.
Khác với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu biến động trái chiều trong phiên 13/12. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,15% lên mức 5.490,15 điểm. Ngược dòng, CAC 40 của Pháp giảm thêm 0,35% xuống 3.078,72 điểm, DAX của Đức hạ 0,19% xuống mức 5.774,26 điểm.
Chịu tác động từ phiên giao dịch u ám liền trước của các thị trường Âu, Mỹ, chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đồng loạt lao dốc. Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là thị trường Hàn Quốc, với chỉ số Kospi hạ tới 1,88% xuống còn 1.864,06 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc bốc hơi 1,87% xuống 2.248,59 điểm. Nikkei 225 của Nhật Bản trượt giảm 1,17% xuống còn 8.552,81 điểm. Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,69%. Taiex của Đài Loan trừ 0,76%. Straits Times của Singapore giảm 0,59%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.021,40 | 11.954,90 | 66,45 | 0,55 |
S&P 500 | 1.236,47 | 1.225,73 | 10,74 | 0,87 | |
Nasdaq | 2.612,26 | 2.579,27 | 32,90 | 1,26 | |
Anh | FTSE 100 | 5.427,86 | 5.490,15 | 62,29 | 1,15 |
Pháp | CAC 40 | 3.089,59 | 3.078,72 | 10,87 | 0,35 |
Đức | DAX | 5.785,43 | 5.774,26 | 11,17 | 0,19 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.653,82 | 8.552,81 | 101,01 | 1,17 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.575,70 | 18.447,20 | 128,49 | 0,69 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.291,54 | 2.248,59 | 42,95 | 1,87 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.949,04 | 6.896,31 | 52,73 | 0,76 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.899,76 | 1.864,06 | 35,70 | 1,88 |
Singapore | Straits Times | 2.701,72 | 2.685,74 | 15,98 | 0,59 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. http://vneconomy.vn/2011121407475585P0C7/pho-wall-ngao-ngan-voi-tin-hieu-tu-fed.htm |
No comments:
Post a Comment