30/07 Thượng viện Mỹ bác dự luật trần nợ của Hạ viện


(Tamnhin.net) - Chưa đầy hai giờ sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật trần nợ, Thượng viện Mỹ tối 29/7 đã bỏ phiếu bác bỏ dự luật do Chủ tịch Hạ viện John Boehner đề xuất nhằm tránh nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng vỡ nợ.
Chiều 29/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỉ lệ 218-210 thông qua dự luật mới về nâng mức trần nợ công do Chủ tịch Hạ viện John Boehner đề xuất. Dự luật này đã được Đảng Cộng hòa điều chỉnh so với trước đó để tìm kiếm sự ủng hộ của thành phần bảo thủ trong nhóm Đảng Tea.

Tuy nhiên Với tỷ lệ 59 phiếu chống và 41 phiếu thuận, dự luật này đã bị Thượng viện Mỹ bác bỏ. Phần lớn các thành viên của Thượng viện cho rằng kế hoạch hai bước này của Hạ viện sẽ gây phương hại cho việc hồi phục kinh tế mong manh của nước Mỹ khi nó đòi hỏi một cuộc tranh luận về giới hạn nợ đầy gian nan vào đầu năm tới.

Trong luc này, các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ thuộc Thượng viện cũng thúc đẩy kế hoạch của mình, trong khi Tổng thống Barack Obama hối thúc đạt được thỏa hiệp nhằm tránh sự vỡ nợ của Chính phủ.

Dự luật của hai viện có một số điểm tương đồng, nhưng sự điểm mấu chốt nằm ở vấn đề mức độ và thời gian nâng trần nợ.

Theo dự luật của Phát ngôn viên Hạ viện John Boehner, Mỹ sẽ nâng trần nợ thêm 900 tỷ USD ngay lập tức. Tiếp đó, Hạ viện và Thượng viện cần phải thông qua kế hoạch sửa đổi ngân sách trước khi nâng trần nợ lần 2. Bên cạnh đó, ông còn đề xuất cắt giảm chi tiêu bớt 917 tỷ USD trong vòng 10 năm.

Trong khi đó, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Harry Reid, và Nhà Trắng muốn nâng trần nợ thêm 2.4 ngàn tỷ USD và cắt giảm ngân sách khoản 2 ngàn tỷ USD trong 10 năm.

Cả hai dự luật trên đều không đề xuất các biện pháp nâng thuế. Tổng thống Obama phản đối kế hoạch của Hạ viện và ủng hộ các biện pháp do Thượng viện đề ra.

Tổng thống Obama tiếp tục cảnh báo rằng cần phải nâng trần nợ trước ngày 02/08 để tránh vỡ nợ. Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ ngừng thanh toán lãi suất trái phiếu kho bạc, trợ cấp cho cựu chiến binh, và lương cho các công chức nếu Chính phủ không thể thanh toán được hóa đơn của mình.

Bích Thủy (theo MarketWatch, THX)

30/07 Kinh tế thế giới trong tuần: “Nghịch lý toàn cầu”


(Tamnhin.net) - Đây là tác phẩm nổi tiếng của nhà tương lai học cũng nổi tiếng John Naisbitt vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước với những dự báo rất “nghịch lý” về thế giới.
Đàm phán nâng trần nợ công ở Mỹ vẫn bế tắc
Theo dòng tư duy đó, sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay cũng có thể gọi là “nghịch lý” khi nhiều tư duy truyền thống thực sự “khó” giải thích tình hình kinh tế thế giới hiện nay.

Thứ nhất, về tổng quan kinh tế thế giới đang chứng kiến hai giai đoạn khủng khoảng liên tiếp hay “khủng khoảng nối tiếp khủng khoảng”. Đó là khủng khoảng kinh tế-tài chính năm 2008-2009 và khủng khoảng nợ công 2010-2011.

Thứ hai, kinh tế thế giới đang “nín thở” chờ nước Mỹ nâng trần nợ công cũng như Châu Âu đang “rung chuyển” bởi các khủng khoảng theo phiên bản “Hy Lạp”. Điều này cho thấy nước lớn rất quan trọng và nước nhỏ cũng vô cùng quan trọng.

Thứ ba, nếu không có đột biến, kinh tế thế giới dần “phụ thuộc” vào các nước mới nổi với trình độ khoa học-công nghệ chưa phải cao nhất, trong khi đó các nước phát triển lại từ từ tụt xuống “hạng 2”, xét về tăng trưởng.

“Nghịch lý” của kinh tế thế giới là như vậy. Sự nghịch lý này vô cùng “khó chịu”, rất “bất thường” và không kém phần thú vị khi kinh tế thế giới hiện nay đã khác và khác rất nhiều so với những giai đoạn phát triển trước kia.

“Kinh tế thế giới càng lớn thì những phần tử nhỏ nhất trong nó sẽ càng mạnh hơn”. John Naisbitt đã dự báo như vậy.

Kinh tế Mỹ

Có một quyết định mà đối với nước Mỹ không phải là lần đầu tiên và cũng chẳng phải là lần cuối  nhưng nội bộ nước Mỹ lại “đấu nhau” dữ dội như vậy và  đó là quyết định nâng trần nợ công.

Mặc dù sắp đến ngày “phán quyết” nâng trần nợ công nhưng các nhà chính trị Mỹ vẫn không thống nhất được và tạo ra nhiều quan ngại sâu sắc không chỉ đối với kinh tế Mỹ mà còn đối với kinh tế toàn thế giới.

Các cuộc thương lượng liên tục diễn ra, liên tục đưa ra các dự luật và liên tục thất bại với những điều kiện mà hai  bên chưa thể thỏa hiệp được. Vẫn thống nhất nâng trần nợ công là cần thiết nhưng một bên đòi cắt giảm mạnh chi tiêu và một bên lại đòi tăng thuế…

Xem ra, nước Mỹ đang biến vấn đề kinh tế thành vấn đề chính trị với những lợi ích khác nhau của hai đảng khi mùa bầu cử sắp đến gần.

Kinh tế thế giới hiện nay có sự liên quan và phụ thuộc với nhau rất lớn, sự ổn định hay khó khăn của một nền kinh tế cũng là cơ hội hay thách thức cho các nền kinh tế khác.

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới cũng cho rằng nước Mỹ cần nâng trần nợ công và đây là xu thế tất yếu.

Không chỉ một lần, IMF phản ánh xu thế này khi cho rằng: “Các thành viên hội đồng IMF nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết cần phải nâng trần nợ và thống nhất về các chi tiết của chương trình cải cách toàn diện trong trung hạn”.

Với những yêu cầu của nội tại kinh tế Mỹ cũng như thực trạng của kinh tế thế giới hiện nay và với cái tính “thực dụng”, rất nhiều khả năng nước Mỹ sẽ phải nâng trần nợ công đúng hạn. Nếu khác đi, phe nào cũng thua.

Lịch sử nợ công của Mỹ sẽ còn kéo dài nhưng đợt nâng trần lần này cho thấy có một nước Mỹ khác, khác cả trong vị trí lẫn vai trò cũng như trong việc ra quyết định ở những thời khắc quan trọng nhất.

Trung Quốc 

Tăng trưởng thấp, nợ công cao đang diễn ra tại nước Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, những nơi có nền kinh tế phát triển.

Tuy nhiên điều này hình như không xảy ra tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Kinh tế Trung Quốc lại có nhiều vấn đề riêng và “tương phản’ với các nền kinh tế lớn nêu trên. Đó là tăng trưởng cao 9,5% và dự trữ ngoại hối lớn 3.200 tỷ USD. Đây thực sự là con số “mơ ước” đối với phần còn lại của kinh tế thế giới.

Nếu nhìn ở góc độ khác về kinh tế Trung Quốc, thì tính ổn định của nền kinh tế cũng như cơ cấu đầu tư…cũng là vấn đề thực sự không đơn giản như những con số vừa nêu.

Các nhà phân tích kinh tế cho rằng đầu tư và xuất khẩu là hai lĩnh vực chủ yếu đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao trong thời gian vừa qua.

Trong bối cảnh không ổn định của kinh tế toàn cầu, đây không phải là lĩnh vực đảm bảo cho nền kinh tế thứ 2 thế giới phát triển bền vững.

Tăng trưởng dựa vào xuất nhập khẩu là cần thiết nhưng để cho tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu lại là xu hướng không bền vững và chứa đựng những nguy cơ khó lường.

Sau giai đoạn khủng khoảng kinh tế - tài chính năm 2008-2009, kinh tế thế giới chưa xác lập được một trật tự mới, chưa xác lập được một mặt bằng mới hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có sự tăng giảm thất thường, dẫn đến tăng trưởng kinh tế sẽ không có sự ổn định như kỳ vọng và rủi ro sẽ là điều khó tránh.

Tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư, lĩnh vực này Trung Quốc được xếp hạng “quán quân” và diễn ra mạnh mẽ sau giai đoạn khủng khoảng kinh tế tài chính năm 2008-2009 khi hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút.

Dù chưa có số liệu chính xác nhưng cũng nhận thấy rằng Trung Quốc đã cấp tín dụng mạnh cho các dự án xây dựng đường quốc lộ, đường cao tốc và bất động sản mới, nhằm kích thích nhu cầu trong nước.

Lĩnh vực này cũng mang lại tăng trưởng GDP cao cho kinh tế Trung Quốc nhưng không phải là không có nhiều mặt trái.

Nhà nghiên cứu Fraser Howie, tác giả nhiều bài viết về kinh tế Trung Quốc cho rằng “Kết quả của tốc độ tăng trưởng này là Trung Quốc đang trở nên mạnh hơn, nhưng sức mạnh đó đang đi trệch hướng”.

Cùng quan điểm này, ông Patrick Chovanec ở đại học Thanh Hoa cho rằng: “Nếu quan sát các dự án cơ sở hạ tầng, người ta sẽ thấy rõ ràng các ngân hàng coi các dự án này là khoản cho vay không rủi ro bởi chúng có sự bảo đảm của chính phủ. Nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng nhưng đồng thời cũng gây ra những vấn đề lớn liên quan đến nợ xấu”.

Nếu xét tính cân đối hay mối tương quan giữa các lĩnh vực kinh tế chủ yếu thì những nhận xét trên đây cũng có nhiều điều để suy ngẫm nếu muốn tiến đến một nền kinh tế cân bằng và hài hòa.

Kinh tế thế giới hiện nay được thể hiện qua các “nghịch lý” cũng là điều cần thiết và thú vị. Hy vọng biết nghịch lý trong kinh tế để hiểu cái hợp lý trong tương lai.

Lưu Văn Vinh (tổng hợp)

30/07 Dự luật nâng trần nợ của Đảng Cộng hòa: Hạ viện thông qua, Thượng viện bác


Thứ Bảy, 30/07/2011 | 06:42

(Vietstock) - Ngày 29/07, Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật nâng trần nợ và cắt giảm chi tiêu của Đảng Cộng hòa với tỷ lệ 218 phiếu thuận và 210 phiếu chống. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, Thượng viện nhanh chóng bác bỏ kế hoạch này với tỷ lệ 59 phiếu thuận và 41 phiếu chống.
Theo dự kiến, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu cho kế hoạch của Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Harry Reid vào ngày thứ Bảy. Động thái này có thể dọn đường để hai Đảng đi đến thỏa hiệp nhằm tránh sự vỡ nợ của Chính phủ như lời hối thúc của Tổng thống Barack Obama. Hiện các nhà lãnh đạo Thượng viện đang gấp rút soạn thảo ra các biện pháp thỏa hiệp.
Dự luật của hai viện có một số điểm tương đồng, nhưng điểm mấu chốt nằm ở vấn đề mức độ và thời gian nâng trần nợ.
Theo dự luật của Phát ngôn viên Hạ viện John Boehner, Mỹ sẽ nâng trần nợ thêm 900 tỷ USD ngay lập tức. Tiếp đó, Hạ viện và Thượng viện cần phải thông qua kế hoạch sửa đổi ngân sách trước khi nâng trần nợ lần 2. Bên cạnh đó, ông còn đề xuất cắt giảm chi tiêu bớt 917 tỷ USD trong vòng 10 năm. Dự luật này bị Thượng viện bác như đề cập ở trên.
Trong khi đó, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Harry Reid, và Nhà Trắng muốn nâng trần nợ thêm 2.4 ngàn tỷ USD và cắt giảm ngân sách khoản 2 ngàn tỷ USD trong 10 năm.
Cả hai dự luật trên đều không đề xuất các biện pháp nâng thuế. Tổng thống Obama phản đối kế hoạch của Hạ viện và ủng hộ các biện pháp do Thượng viện đề ra.
Tổng thống Obama tiếp tục cảnh báo rằng cần phải nâng trần nợ trước ngày 02/08 để tránh vỡ nợ. Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ ngừng thanh toán lãi suất trái phiếu kho bạc, trợ cấp cho cựu chiến binh, và lương cho các công chức nếu Chính phủ không thể thanh toán được hóa đơn của mình.
Phạm Thị Phước (Theo MarketWatch)
 

30/07 Kinh tế Mỹ tăng trưởng quá thấp so với dự đoán


30/07/2011 | 09:19:00

CỠ CHỮ A A A
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 29/7 cho thấy kinh tế nước này tăng trưởng ở mức 1,3%/năm trong quý 2, trong khi tăng trưởng của quý 1 sau khi được điều chỉnh lại chỉ còn 0,4% so với tính toán ban đầu là 1,9%.

Các số liệu này đều thấp hơn nhiều so với dự đoán trước đó của các nhà kinh tế và tạo nên tâm lý ngày càng bi quan về tình hình kinh tế Mỹ.

Công bố của Bộ Thương mại cho thấy quy mô của kinh tế Mỹ hiện vẫn nhỏ hơn so với thời điểm năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.

Các số liệu được điều chỉnh trong công bố cũng cho thấy mức độ suy thoái sâu hơn trong giai đoạn 2007-2009 và quá trình phục hồi cho đến nay là yếu hơn so với những tính toán trước đây.

Báo cáo được đưa ra giữa lúc Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ vẫn tranh cãi về biện pháp để đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai của nước Mỹ, với các biện pháp được một số nhà kinh tế cho rằng có thể làm chậm thêm tăng trưởng kinh tế, thậm chí đẩy nền kinh tế trở lại suy thoái.

Hiện một số chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ như giảm thuế thu nhập đã sắp hết hạn, trong khi chính quyền các bang và địa phương đang cắt giảm mạnh chi tiêu.

Sau khi các số liệu của Bộ Thương mại được công bố, nhiều cơ quan nghiên cứu đã giảm mức dự báo tăng trưởng cả năm của kinh tế Mỹ so với trước đó. Hãng Capital Economics từng dự báo tăng trưởng cả năm là 2,5%, nay đã hạ xuống còn 2%.

Chuyên gia Joel Naroff của Công ty Tư vấn Kinh tế Naroff nhận định rằng nếu các bên không đạt được một thỏa thuận về nâng nợ trần trong một tháng nữa thì có đến 80-90% khả năng là việc cắt giảm chi tiêu sẽ đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái. Thậm chí nếu có thỏa thuận, vẫn có nhiều khả năng nó sẽ gây ra một đợt cắt giảm chi tiêu lớn làm chậm lại quá trình tăng trưởng, ít nhất trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống thấp, uy tín của Tổng thống Barack Obama cũng đang ở mức thấp kỷ lục. Theo một thăm dò mới nhất của hãng Gallup được thực hiện từ ngày 26-28/7, sự ủng hộ của dân chúng đối với ông Obama hiện chỉ còn 40%./.
(TTXVN/Vietnam+)

30/07 Giá vàng đạt đỉnh cao mọi thời đại vì nợ công Mỹ


30/07/2011 | 12:05:00

CỠ CHỮ A A A
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Căng thẳng về mức trần nợ công của Mỹ ngày càng gia tăng và lo ngại về thâm hụt ngân sách ở các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chưa nguôi ngoai khiến các nhà đầu tư tiếp tục coi vàng là công cụ tài chính an toàn, đã đẩy giá mặt hàng kim loại quí này kết thúc phiên giao dịch ngày 29/7 lên đỉnh cao mọi thời đại.

Tại sàn giao dịch New York, giá vàng giao tháng 8/2011 đã tăng 15 USD lên 1.631,20 USD/ounce. Đây là mức giá cao kỷ lục đối với mặt hàng kim loại quí này.

Tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quí 2 năm nay chỉ đạt mức 1,3%, thấp hơn dự báo trước đó là 1,6%, cùng với việc các hãng xếp hạng tín dụng liên tục hạ mức tín nhiệm đối với một số nước thành viên Eurozone, là những tín hiệu cho thấy sự phục hồi kinh tế toàn cầu mong manh, khiến nhu cầu về vàng tiếp tục tăng mạnh.

Các nhà phân tích cho rằng việc Quốc hội Mỹ trì hoãn thông qua quyết định nâng trần nợ công sẽ khiến các nhà đầu tư tiếp tục giảm lòng tin vào đồng USD và kỳ vọng vàng như là chỗ trú ẩn đáng tin cậy hơn cả./.
(TTXVN/Vietnam+)