Ngân hàng Thụy Sỹ USB bị lừa 2 tỷ đô

          Ngân hàng Thụy Sỹ USB bị lừa 2 tỷ đô
Tin tuc the gioi tuan qua –
Dù đã lãnh nhiều bài học đau thương, hệ thống ngân hàng châu Âu vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân của các "siêu lừa".
Nhà chức trách châu Âu đặt câu hỏi: Làm thế nào mà một nhân viên giao dịch 31 tuổi có thể "thổi bay" 2 tỉ USD của Ngân hàng Thụy Sĩ UBS?

Fw: [HUYET-HOA] Dân Trung Hoa Sẽ Nổi Dậy Sớm Hơn Người Ta Dự Đoán

----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, September 24, 2011 12:41 PM
Subject: [HUYET-HOA] Dân Trung Hoa Sẽ Nổi Dậy Sớm Hơn Người Ta Dự Đoán

 

Dân Trung Hoa Sẽ Nổi Dậy Sớm Hơn Người Ta Dự Đoán
 
TS. LS. Luu Nguyen Dat
September 3, 2011
 
 
I. Bong Bóng Tín Dụng Sẵn Sàng Nổ Tung
 
Trong suốt thập niên qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh hiện tượng phát triển bằng cách giảm lãi suất và ghìm giá đồng nhân dân tệ một cách ức đoán.  Hậu quả đưa tới hiệu suất quá mức, gây lạm phát và ứ đọng trong nhiều lãnh hạt kinh tế.
 
1. Về vật liệu xây cất
Trung Quốc đã sử dụng 65 phần trăm tổng số xi măng sản xuất tử 5 năm qua. Quốc gia này đã đúc hơn 200 triệu tấn sắt thặng dư, chưa tiêu thụ hết, phần nào vì chất lượng kém.
 
2. Xây Cất Địa Ốc
Hiện giờ, trên toàn lãnh thổ, Trung Quốc đã ứ đọng gần 4 tỷ thước vuông địa ốc đủ loại và hằng năm vẫn nhắm mắt xây cất thêm hơn 200 triệu thước vuông thặng dư, gây tình trạng hãi hùng của những thành phố ma, với những khu gia cư không dân ở; những trung tâm thương mại, chợ búa không có khách vãng lai; những đường xá không xe cộ, chuyên chở công cộng, mà đã bắt đầu hư hại, phế thải.
 
Ngoài ra, muốn có đất xây cất, các doanh nhân cường hào còn toa dập với chính quyền địa phương để trục xuất dân cư khỏi khu vực tân tạo, với một ngân khoản bù đắp tượng trưng, do đó gây căm phẫn nơi quần chúng trước cảnh đột phá nhà cửa họ cư ngụ từ nhiều năm qua.
 
3. Giá cả Địa Ốc:
Tại Trung Quốc, đảng cộng sản độc quyền đã tự cải biến thành tư bản đỏ thân tộc,[1] thao túng bè phái, thân thuộc trong mọi sinh hoạt làm ăn, lớn cũng như nhỏ.  Do đó các công ty bè phái và cơ sở quốc doanh đã đổ xô đầu tư hay đầu cơ vào lãnh vực địa ốc.  Chỉ sau vài năm, chính sách làm ăn này đã gây ra tình trạng ứ đọng bất thường như đã trình bày, với lý do chính là giá cả mua bán và cho thuê địa ốc qua cao, 40 lần hơn mãi lực và khả năng tiêu thụ của đa số người dân trong nước.
 
4. Ngân Hàng Đầu Tư
Ngân hàng đầu tư ở cấp địa phương lạm dụng tình trạng cho vay phóng túng với lãi suất thấp cố định của Chính phủ Trung Ương, nên đã thả lỏng theo hạ tầng cơ sở của hiện tượng tín dụng địa ốc bong bóng dây chuyền.
Vì tuyệt nhiên không tạo được mức độ tiêu thụ cần thiết trong lãnh vực mua bán địa ốc, nên đa số những món nợ xấu không khả năng trả lại vốn vay mượn đã tận dụng tới 98 phần trăm tổng số giá trị tài sản cầm cố [bank equity] của các ngân hàng địa ốc, gây tình trạng kiệt quệ cùng cực.
 
Trong khi đó, số nợ công của Trung Quốc đã lên tới khoảng 200 phần trăm [2] tổng lượng sản phẩm và dịch vụ toàn quốc (Gross Domestic Product -GDP), mà Trung Quốc hạ bớt xuống còn có  19.12% để giữ "sĩ diện quốc thể" và cũng để lừa dân, lừa thiên hạ.[3] Như vậy trên thực tế, Trung Quộc chỉ trình toàn cầu một hiện tượng phát triển giả định, kiểu đầu voi đuôi chuột … nhúng thuốc nổ.
 
5. Mua Bán Đất Giá Rẻ, Phá Hủy Nhà Cửa, Di tản cưỡng bách
Tất cả những hành vi tham nhũng, phá làng phá xóm để khởi công xây cất các khu tân tạo là những nguyên nhân chính yều gây bất mãn lớn nơi người dân bị nhà nước và tư bản đỏ ngược đãi, bóc lột, bị đẩy đi xa sinh sống, sau khi nhận một số tiền hoàn bù rất thấp so với giá thị trường về những bất động sản bị mất mát, cưỡng đoạt.
 
Những hành vi bất công trên còn có tính cách phạm pháp, khi các nhà kinh doanh dưới trướng chính quyền địa phương đã dùng mọi thủ đoạn doạ nạt, lừa đảo, lạm dụng quyền thế để trục xuất các sở hữu chủ.  Do đó người dân không được luật pháp và công lý bảo vệ chỉ còn cách nổi loạn để giành lại quyền lợi xương máu của họ.  Vấn nạn này không khác gì cảnh cướp đất,  cướp ruộng, phá nhà, hà hiếp bóc lột dân oan tại Việt Nam – dưới cùng tai ách cộng sản mafia đỏ.
 
II. Chính Sách Ghìm Giá Đồng Nhân Dân Tệ
 
1. Chính phủ Trung Quốc muốn duy trì đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thật của nó, từ 15 tới 40%, cốt để hỗ trợ xuất khẩu.  Biện pháp này sẽ giúp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có mặt giá rẻ hơn, và nhờ đó, có lợi thế cạnh tranh tại thị trường toàn cầu.
 
2. Mánh khoé ghìm giá đồng nhân dân tệ dù có lợi về mặt xuất khẩu, nhưng vẫn gây một số hậu quả bất lợi:
 
  • Giá tiêu thụ trong nước tăng khi dân chúng và các cơ sở sản xuất phải mua những sản phẩm hay phụ tùng cần thiết nhập cảng từ ngoại quốc với ngoại tệ quá cao.
  • Vì đồng nhân dân tệ quá thấp, Chính phủ Trung Quốc phải tung thêm tiền để cập nhật với nhu cầu đầu tư và chi phí công cộng nên đã gây ra nạn lạm phát trầm trọng, khiến người dân dù kiếm ra tiền nhưng vẫn không đủ sức tiêu thụ một cách tương xứng.
  • Và với tỷ giá hối đoái quá chênh lệch, một đồng nhân dân tệ chỉ còn giá trị khoảng 60% trị giá trị thực sự của nó, vì chính phủ Trung Quốc đã giữ lấy 40% số tiền trao đổi, trao tay.  Và khi quá chán ngán với đồng tiền "lèo lá" này, người dân sẽ nổi dậy để thực hiện một cuộc "cách mạng kinh tế" bằng cách lật đổ chính thể cộng sản sai quấy đã miệt mài lừa đảo họ.
 
3. Trong "chiến tranh tiền tệ", mánh khoé ghìm giá đồng nhân dân tệ đã trực tiếp gây bất lợi cho ngành xuất khẩu của các nước khác, nên đang phát sinh tại và từ nơi đó một số hệ quả tiêu cực như sau:
 
  • Các quốc gia bị thiệt hại trong hệ thống mậu địch chênh lệch trên sẽ mất đà sản xuất và nền kinh tế của họ sẽ suy thoái, kiệt quệ.
  • Hậu quả gián tiếp là sản phẩm của Trung Quốc sẽ bị ứ đọng ở thương trường quốc tế, vì tại đó người dân không còn mãi lực để tiêu thụ như trước.
  • Hệ quả tối hậu là Trung Quốc chưa gây dựng nổi môi trường tiêu thụ khả quan trong nước, nếu còn gặp thêm khó khăn trên thị trường quốc tế thì ắt sẽ lâm cảnh bế tắc trầm trọng.
 
4. Ngoài ra, với hậu quả của mậu dịch bất chính, hàng hoá làm tại Trung Quốc [với cái nhãn hiệu "made in China" mỗi lúc mỗi gây bất mãn trong giới tiêu thụ] tự động tắc nghẽn trên thị trường quốc tế, phần lớn do chính chủ sách ăn xổi ở thì, dối trá, coi rẻ đạo đức sĩ nghiệp của nhà kinh doanh và chính quyền Trung Quốc.
 
Sản phẩm "made in China" đã bị trả lại mỗi lúc mỗi nhiều.  Riêng hãng Mattel đã phải thu hồi hơn 18 triệu đồ chơi bị nhiễm độc, bất trắc, bất toàn.  Rất nhiều hãng kinh doanh quốc tế đã lâm cảnh kiệt quệ vì sát cánh đầu tư với Trung quốc.  Đến độ ngày nay một số nhà buôn Hoa Kỳ, Gia Na Đại đã tự động cho ghi cạnh nhãn hiệu sản phẩm dòng bảo đảm "China free" [hàng hoá "Phi Trung Quốc"] để chấn an khách hàng tiêu thụ.  Mấy chữ "China free" chắc được dập theo thuật ngữ "drug free" – ngăn cấm, giải toả loại thuốc ma túy, độc dược nơi công cộng, trong xã hội tự trọng, lành mạnh.  Thế giới đã bắt đầu "cai độc", bợt nghiện hàng hoá rẻ tiền, ngụy tạo và nguy hại xuất cảng từ Trung Quốc vậy.
 
May thay cho nhân loại, nhưng cũng thêm khốn đốn cho nền kinh tế vọng ngoại của Trung Quốc vậy.
 
  • Song song với chiến tranh tiền tệ, còn có "chiến tranh chính trị" đòi hỏi chính quyền Hoa Kỳ bảo vệ nhân công địa phương và sản phẩm nội hoá.  Do đó chế độ hay khuynh hướng bảo vệ công nghiệp trong nước [protectionism] của Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ khác trên thế giới cũng tăng trưởng, một mặt cải tiến sản lượng quốc nội, mặt khác nâng cao tiêu chuẩn kiểm soát về mọi thủ tục nhập cảng hàng hoá Trung Quốc.  Hậu quả gián tiếp là nền kinh tế vọng ngoại của Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn thế nữa.

  
III. Chính Sách Nhân Công Rẻ
 
Hiện tượng phát triển kinh tế của Trung Quốc còn thêm nhiều tính cách giả tạo, vừa bất cách, vừa bất chính:
 
1. Trước hết, mẫu mực sản xuất của Trung Quốc nằm trên nền tảng trục lợi nhân công rẻ, thiếu kiến thức và khả năng chuyên môn, nên giá trị sản phẩm thấp và khi xuất khẩu chỉ đem lại lợi suất hạn hẹp.
 
2. Kế tiếp, mẫu mực sản xuất này chỉ hữu hiệu khi dân chúng các nước Âu Mỹ và Châu Á gia tăng hay tiếp tục tiêu thụ hàng hoá nhập cảng.  Thị trường hỗn hợp này có khuynh hướng giảm sút hoặc vì dân tiêu thụ thiếu mãi lực, hoặc sản phẩm xuất khẩu thiếu tiêu chuẩn khả chấp.
 
3. Sau đó, mẫu mực lệ thuộc nhân công rẻ có khuynh hướng thu hẹp từ lượng tới phẩm.  Nhân công già có tay nghề dần dà về hưu, giải nghệ, trong khi lớp nhân công trẻ chưa kịp thuận nghề hay lại di chuyển tới khu thành thị để kiếm sống cách khác, đòi hỏi thêm lương lậu, an sinh xã hội, quyền lợi nghiệp đoàn.  Do đó, mẫu mực nhân công rẻ chỉ còn là một huyền thoại bong bóng, lỗi thời.
 
4. Cuối cùng, với tình trạng ngược đãi nhân công, [4] với hơn một tỷ người sống với mức lợi tức gia đình hằng năm dưới 2,000 Mỹ Kim và 6 trăm triệu người dân chỉ thu nhập hằng năm dưới 1,000 Mỹ Kim, thì mẫu mực nhân công rẻ là thảm cảnh bất cách và bất chính đẩy xã hội túng thiếu đó tới bề sa sút tận cùng để từ đó sẵn sàng nổi dậy lật đổ chế độ đảng phiệt cộng sản độc quyền thao túng, trục lợi, tham nhũng, bất nhân.  Đảng cộng sản đã trở thành nguyên nhân của tội ác, của mọi bất công xã hội, cái gốc thối nát của bệnh hoạn và tai ương đang hủy hoại cơ thể và sức sống của dân tộc Trung Hoa.
 
Muốn sinh tồn, toàn dân Trung Hoa phải gạt bỏ tội ác và căn bệnh cộng sản vậy.  Đó là suy nghĩ và lập trường của giới lao động, trí thức, của đa số dân chúng trong nước.  Của biết bao trăm triệu đảng viên thi nhau bỏ đảng cộng sản tới giờ.[5]
 
IV. Phong Trào Khởi Nghĩa Đòi Dân Chủ
 
Trước làn sóng dân chủ đang lan tràn trong khối Ả rập, những người bất đồng chính kiến trong thời hậu Thiên An Môn đã dọn đường cho các cuộc biểu tình chống chính quyền gần đây.  Trong số trí thức trẻ tranh đấu đòi dân chủ có Luật sư Cao Trí Thịnh đã từng giúp người dân chống sự lạm quyền của quan chức địa phương và đàn áp tôn giáo. Hiện tại, ông đang bị chính quyền Trung Quốc giam cầm, tra tấn, mọi tin tức liên quan đến ông đều bị bưng bít. Phản ánh sự kiện này, tuần báo Le Nouvel Observateur có bài viết: "Luật sư can đảm của Trung Quốc".[6]
 
Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đả kích thành tích nhân quyền "đáng kinh tởm" của Trung Quốc hành động đàn áp của Trung Quốc hiện nay là "hành động vô bổ của một kẻ ngu xuẩn". Những phát biểu của nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ đã được các nhân vật tranh đấu dân chủ Trung Quốc tỏ ý hoan nghênh, nhưng họ cũng nói rằng tiến trình dân chủ Trung Quốc sẽ tùy thuộc rất nhiều vào nỗ lực tranh đấu của chính người dân nước họ.[7]
 
V. Phong Trào Nổi Dậy Của Các Dân Tộc Thiểu Số
 
1. Biểu tình ở Tây Tạng
Tây Tạng bị sát nhập vào Trung Quốc kể từ năm 1951.  Trong các  thập niên 1960 đến thập niên 1980, đã có vào khoảng hơn một triệu người Tây Tạng bị đưa vào các trại cải tạo. Hiện giờ có sự hiện diện của khoảng 8 triệu dân và một chính quyền Tây Tạng lưu vong trên thế giới tự do.
Gần đây gần 10 ngàn học sinh, sinh viên người Tây Tạng ở Đồng Nhân, tỉnh Thanh Hải, đã biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc vì họ cho là ngôn ngữ và văn hóa của người Tây Tạng bị đe dọa khi nền giáo dục Trung Quốc buộc họ dùng sách giáo khoa và nghe bài giảng bằng tiếng Quan thoại.[8]
Lobsang Sangay, vị tân Thủ tướng Chính phủ lưu vong của người Tây Tạng tại Ấn Độ [9] đã tuyên bố ủng hộ người dân Tây Tạng trong nước đứng lên chống lại sự thống trị của Trung Quốc trên vùng đất của họ.
 
Theo Lobsang Sangay, người dân Tây Tạng nổi dậy là vì quyền tự do ngôn luận của người dân thiểu số không được thừa nhận và 60 năm đã qua mà đất nước họ vẫn bị đô hộ trong cảnh điêu linh, cùng cực, trong khi công nhân Trung Quốc đến nước họ khai thác và lấy đi các kim loại trị giá hàng tỷ đô la.
 
2. Biểu tình chống chính quyền Tại Tân Cương
Trong năm 2009, tại Tân Cương đã xây ra nhiều cuộc đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ [Uighur, gốc Thổ theo đạo Hồi, một số theo đạo Phật] và người Hán, làm hơn 150 người chết.  Sau đó vài ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị bắt và giải toà.  Những cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán đã xẩy ra vì tranh chấp quyền lợi, kỳ thị sắc tôc.[10]
 
3. Nội Mông rơi vào bạo loạn
Cuộc nổi dậy bắt đầu phát khởi khi những người chăn nuôi gia súc gốc Mông Cổ tổ chức biểu tình phản đối chính quyền địa phương cho khai thác than và đất hiếm bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường tác hại cho ngành chăn nuôi của người Mông Cổ.  Các đoàn xe vận tải chuyên chở quặng làm phá hỏng môi trường chăn thả gia súc của người Nội Mông. Sau khi người khởi xướng phong trào bị xe tải cán chết, nhiều người chăn nuôi biểu tình, kêu gọi bảo vệ đất đai và quyền sống của người Mông cổ.
 
Chính quyền Trung Quốc lo ngại, tìm cách phong tỏa khu vực Nội Mông để cố dẹp tắt bạo loạn. Số đông sinh viên học sinh Mông Cổ bị tịch thu điện thoại di động, internet của họ bị cắt.
 
Theo Báo Le Figaro, sự phẫn nộ của cộng đồng Nội Mông và người Tây Tạng xuất phát từ mối lo ngại mất bản sắc và văn hóa dân tộc, cũng như mất môi trường sinh sống trước nỗ lực khai thác và tận dụng thổ sản và mỏ quặng bởi Hán tộc.[11]
 
TẠM KẾT
 
Ngay trong hiện tượng phát triển giả tạo tại Trung Quốc, đầu năm 2011, Vụ Thông Tin của chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh cấm các mạng lưới không được phép phổ biến tin "94% dân Trung Hoa không cao hứng vì tài sản được tập trung vào nhóm người ngồi ở trên cùng của xã hội." Bản tin trên là do một cuộc nghiên cứu dư luận của Gallup, cho biết 82% dân Ðan Mạch nói họ thấy hạnh phúc, đứng hàng đầu, trong khi chỉ có 6% dân Trung Hoa nghĩ họ có hạnh phúc, khiến Trung Quốc đứng hàng thứ 125 trên toàn cầu.[12]
 
Thật vậy, sự thịnh vượng giả tạo chỉ nằm trong tầm tay nhóm tư bản đỏ thân tộc [plutocratic capitalism], khi khoảng 585,000 "đại gia" có khả năng vơ vét và chuyển ngân khỏi Trung Quốc hơn 2,180 tỷ đô la Mỹ trong vòng vài năm gần đây, ngang với 2 phần 3 tổng số dự trữ ngoại tệ của Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc.  Sự thịnh vượng đó không cánh mà bay ra khỏi Trung Quốc, như mùa màng gặt hái lại đổ vào kho nhà hàng xóm, con cái trong nhà vẫn vô sản, vẫn đói meo.
 
Như vậy, số dân còn lại, non 1 tỷ 300 triệu người trên toàn quốc [13] đều bất hạnh, bất mãn vì
[a] về mặt kinh tế: họ tùng thiếu, vô sản, chịu đựng đời sống đắt đỏ vì nạn lạm phát dây chuyền;
[b] về mặt xã hội: họ vô gia cư, mất nhà mất đất, cưỡng bách di dân, lệ thuộc quản lý hộ khẩu;
[c] về diện đầu tư nhân sự: họ là thứ lao động rẻ rúng, mạt kiếp, bị ngược đãi, hà hiếp tập thể;
[d] về mặt chính trị, tư tưởng: ngoài lề bè phái chính quyền đảng phiệt, mọi công dân là vật thí thân, là công cụ phát triển đảng cộng sản tiểu nhân đắc chí, và nếu bất tuân, bất đồng chính kiến, lập tức bị liệt kê là phản động, phản loạn, phản quốc, tức tù đầy mọt gông;
[e] về mặt dân tộc chủ nghĩa, ngoài "Hán tộc" họ là chủng tộc bị đô hộ, là loại thứ dân đệ nhị, đệ tam cấp, sẵn sàng bị bóc lột, kỳ thị, mất văn hoá cổ truyền, bị tướt đoạt quyền nghĩ, quyền nói, quyền sống, dù ngoài lề xã hội đỏ.
 
Trong một cộng đồng "tạp chủng năm sao",[14] nhưng thấp kém, thiệt thòi, lép vế, bó buộc-kìm hãm như vậy, lẽ sống còn lại là hy vọng bùng nổ để thoát khỏi áp bức, thoát khỏi bất hạnh, thoát khỏi tai ương.  Thoát khỏi địa ngục đỏ.
 
Đối với 94% dân Trung Hoa tạp chủng kia, tiến hoá, cải thiện đời sống chỉ là những hứa hẹn giả dối, gian lận. Không còn thời gian để xét lại.  Cơ hội sinh tồn độc nhất của 94% dân Trung Hoa khốn đốn là ở ngay quyết định tổng nổi dậy lật đổ chế độ cổng sản độc tài, tham nhũng, bất lực, thất đức.
Dân Trung Hoa Sẽ Nổi Dậy Sớm Hơn Người Ta Dự Đoán. Và Dân Việt sẽ noi theo.  Mong chưa muộn. Chưa tàn lực.
 
TS.LS. LƯU NGUYỄN ĐẠT
 
GHI CHÚ:
[1] chuyển ngữ từ "plutocratic capitalism": CSTQ là thứ tư bản đỏ thân tộc, thao túng bè phái, thân thuộc trong mọi sinh hoạt đầu tư và đầu cơ cốt gây vốn làm giầu cho bè đảng.
[2] Trung Quốc chỉ công bố số nợ công là  19.12% GDP, bằng một phần mười [10%] số nợ thực sự là gần 200% GDP.  Như vậy, trên thực tế, Trung Quốc nợ gấp đôi Hoa Kỳ [96% GDP-2011] và gần bằng Nhật Bản [225% GDP-2010]. Xem bản so sánh dưới đây:
 
Rank
Country
% of GDP
(CIA and Eurostat)
Date
Date
Continent
1
225.8
2010 est.
225.8
2010
Asia
37
58.9
2010 est.
92.7
2010
North America
111
17.5
2010 est.
19.1
2010
Asia
 
[3] Gross domestic product (GDP) refers to the market value of all final goods and services produced in a country in a given period.
[4] Ngô Nhân Dụng, "Người Trung Quốc bất mãn", www.vietthuc.org, July 2, 2011. Nguồn: Gordon Chang, The Coming Collapse of China.
[5] Matthew Robertson, "The Tuidang Movement: 100 Million Chinese Hearts Changed – Movement to renounce the Chinese Communist Party reaches major milestone", www.vietthuc.org. August 27, 2011
[6] "Trung Quốc đàn áp người biểu tình đòi dân chủ" & "Trung Quốc và Cách Mạng Hoa Nhài", VOA, Feb 2, 2011; "Chân dung luật sư Cao Trí Thịnh, bảo vệ người dân, không sợ cường quyền", RFI, Jan 25, 2011.
[7] "Ngoại trưởng Mỹ đả kích TQ với lời lẽ cứng rắn một cách bất thường", VOA, May 15, 2011; "Hillary Clinton Says Chinese Government Is Doomed,"John Ellis; "Hillary Clinton: Chinese System Is Doomed, Leaders on a 'Fool's Errand'", Jeffrey Goldberg.
[8] "Biểu tình ở Tây Tạng phản đối giáo dục Hán", BBC, Oct. 20, 2011.
[9] "Ách đô hộ của Bắc Kinh ở Tây Tạng là điều không chấp nhận được", Lobsang Sangay, Phan Thành Đạt dịch theo Le Monde 17.8.2011
[10] RFI, "Tại Tân Cương, đến lượt người Hán biểu tình chống chính quyền", 4/9/2009
[11] RFI, "Dân chúng Nội Mông biểu tình chống chính quyền Trung Quốc". Thêm, Figaro, Reuters.
[12] "94% dân Trung Hoa không cao hứng…" — Ngô Nhân Dụng, "Người Trung Quốc bất mãn", www.vietthuc.org, July 2, 2011. Nguồn: Gordon Chang, The Coming Collapse of China. Đọc thêm: "Nhân quyền tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[13] Trung Quốc gồm 22 Tỉnh
 
Tỉnh
Tên tiếng Trung
Tỉnh
Tên tiếng Trung
Tỉnh
Tên tiếng Trung
Tỉnh
Tên tiếng Trung
Tỉnh
Tên tiếng Trung
(安徽)
()
(龙江)
(福建)
(山西)
()
(河北)
(湖北)
(广)
(青海)
(吉林)
(河南)
(湖南)
(贵州)
(陕西)
(江西)
 
(辽宁)
()
(四川)
Triết Giang
(浙江)
(云南)
 
 
 
 
 
 
                                     
Khu tự trị (5)
           Ninh Hạ (宁夏), khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (宁夏回族自治区)
           Nội Mông Cổ (内蒙古), khu tự trị Nội Mông Cổ (内蒙古自治区)
           Quảng Tây (广 西), khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (广西壮族自治区)
           Tân Cương (新 疆), khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (新疆维吾尔族自治区)
           Tây Tạng (西 藏), khu tự trị Tây Tạng (西藏自治区)
Thành phố trực thuộc trung ương (4)
           Bắc Kinh (北 京)
           Thiên Tân (天 津)
           Thượng Hải (上 海)
           Trùng Khánh (重庆)
[14]  Phải chăng lá cờ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là mảnh vải máu với 5 sao tượng trưng cho 5 sắc tộc chính ơ Trung quốc — ngôi sao lớn nhất: Hán tộc; và 4 ngôi sao nhỏ: Mãn , Hồi , Mông , Tạng (Tây Tạng).




__._,_.___
Recent Activity:
" Khong mang NUOC va DAN di dang cho mot NUOC NGOAI truoc khi tranh doi va khoi phuc lai duoc NUOC va DAN o tay mot NUOC NGOAI."
MARKETPLACE
.

__,_._,___


14/09 OBAMA:THUẾ NGƯỜI GIẦU HAY PHIẾU NGƯỜI NGHÈO

OBAMA:THUẾ NGƯỜI GIẦU HAY PHIẾU NGƯỜI NGHÈO
 
******** FontUNICODE: Xin vào Web: http://VietTUDAN.net *******
******** Bn đính kèm / Attachment *******
 
 
CHƯƠNG TRÌNH OBAMA:
THÂU THUẾ NGƯỜI GIẦU CHO NGÂN SÁCH
HAY
THU PHIẾU NGƯỜI NGHÈO CHO BẦU CỬ ?
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 22.09.2011
 
 
Năm 2008, nợ cá nhân Địa ốc Mỹ là nguyên cớ trực tiếp cho Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế lan tràn cả Thế giới. Năm 2011, nợ công của Nhà Nước đang gây Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế cho hai đầu tầu Kinh tế Thế giới là Hoa kỳ và Liên Aâu. Đồng Dollar và đồng Euro đang yếu đi. Tất cả là vì cá nhân hay nhà nước tiêu xả láng tiền tương lai (monnaie virtuelle) qua những phát hành tín dụng dễ dãi qua hệ thống ngân hàng. Đồng tiền bỏ ra chi tiêu hôm nay là thực, còn đồng tiền mong thâu vào được trong tương lai (monnaie virtuelle) có những rủi ro do những điều kiện kinh tế cho phép thâu được hay không.
 
Bây giờ các Nhà Nước đã trót tiêu rồi mà tương lai tăng trưởng Kinh tế để thâu nhập thì đen tối. Hoa kỳ và Liên Au mang nợ nần công chồng chất, nên các nhà nước chạy vắt chân lên cổ nghĩ kế để cân bằng tiêu và thâu cho những năm sắp tới. Đó là những Chương trình (i) một đàng thắt lưng buộc bụng giảm chi tiêu; (ii) một đàng tìm mọi cách tăng mức thuế từ dân mặc dầu độ tăng trưởng kinh tế đi xuống.
 
Khủng hoảng Tài chánh sôi động
trong hai tuần gần đây nhất tại Liên Âu
 
Từ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2011 cho đến nay, các chỉ số chứng khoán khắp Thế giới giao động trong chiều đi xuống mất mát nhiều. Nhưng trầm trọng hơn cả là vùng Euro bị đe doạ tan rã vì một số nước đứng bên bờ vỡ nợ. Giới Tài chánh ghi nhận những biến động quan trọng sau đây:
 
1)         Lần đầu tiên, cấp Tín dụng Hoa kỳ bị Tổ chức Thâm định Standard & Poor's hạ từ cấp AAA xuống AA+, nghĩa là Tín dụng Mỹ mang rủi ro hơn và do đó phải trả cao hơn về Lãi suất.
2)         Tín dụng Hy Lạp bị mất hẳn giá và nợ công Hy Lạp đứng rõ rệt bên bờ vỡ nợ không thể tránh. Các quốc gia vùng Euro, nhất là Đức và Pháp, và Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF/ FMI) phải hợp lực cứu vớt Hy Lạp. Qua đàm phán cấp bách tay ba MERKEL-SARKOZY-PAPANDREOU ngày thứ Tư 14.09.2011, Đức và Pháp như buộc lòng phải cứu Hy Lạp, không phải vì tình thương mến nhau, mà vì sự sống còn của vùng Euro trong đó có những quyền lợi của chính Đức và Pháp.  Cuộc họp các Bộ trưởng Tài chánh tại Ba Lan cuối tuần vừa rồi vẫn chưa giải quyết hẳn cách thế cứu vớt bởi lẽ tất cả đều đòi buộc Hy Lạp phải có những điều kiện khách quan và đứng đắn khôi phục Kinh tế tương lai, thắt chặt chi tiêu hiện tại và biện pháp cấp bách thâu thuế lúc này. Đã hai đợt cứu vớt Hy Lạp rồi, nhưng với cả hai đợt Hy Lạp không tôn trọng đủ những điều kiện đặt ra. Chính vì vậy mà lần này Hy Lạp đang bị nghi ngờ về Chương trình thắt lưng buộc bụng và những biện pháp thâu nhập làm cân bằng từ từ Ngân sách. Các Thị trường Chứng khoán vẫn giao động theo chiều giảm những chi số vì việc cứu vớt Hy Lạp vẫn chưa được quyết định minh bạch.
3)         Trong khi việc cứu vớt nợ công Hy Lạp vẫn bấp bênh, thì tình trạng nợ công của Ý-đại-lợi trở thành điểm nóng thứ hai. Ngaỳ thứ Hai, 19.09.2011, Tổ chứ Moody's đã quyết định hạ cấp bực Tín dụng của Ý-đạ-lợi xuống. Nước Ý nằm trong G7 các nước giầu đã Kỹ nghệ hóa và là nước đứng hàng thứ ba về Kinh tế trong Liên Au. Việc hạ Tín dụng Ý xuống không phải hoàn toàn là do số nợ công lớn, mà vì hai lý do chính sau đây:
*          Ý-đại-lợi không có một chương trình khơi động Kinh tế rõ rệt. Độ tăng trưởng của Ý cho năm tới chỉ ước lượng tới mức 0.6% quá thấp nếu phải nói Kinh tế là chỉ số đo mức độ tiến tới cân bằng Ngân sách.
*          Tình trạng Chính trị Ý bị phân tán vì đời tư của Thủ tướng BERLUSCONI. Khuynh hướng đòi buộc Thủ tướng BERLUSCONI từ chức tăng lên mạnh. Ngoài ra có sự chia rẽ trong dân chúng giữa Nam và Bắc Ý-đại-lợi. Tình trạng nợ công, khả năng Kinh tế và chia rẽ Chính trị của Ý-đại-lợi có thể mang hậu quả trầm trọng cho vùng Euro, Liên Au.
4)         Các Ngân Hàng lớn của Liên Aâu bị xuống cấp vì các Ngân Hàng này đứng trước những khách hàng Nhà nước đang bị đe dọa vỡ nợ công như: Hy Lạp, Ý-đại-lợi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, thậm chí cả Pháp. Cả hai cuộc Khủng hoảng 2008 và 2011 về nợ tư hay nợ công đều do hệ thống Ngân Hàng cổ võ và cung cấp phương tiện Tín dụng (Monnaie virtuelle) một cách dễ dãi để thâu vào mau chóng Lợi nhuận cho Ngân Hàng. Bây giờ Khủng hoảng tới, thì hệ thống Ngân Hàng phải chịu trận đầu tiên vậy.
 
Trong bài này, chủ yếu nói về Chương trình phục hồi Ngân sách của Hoa kỳ và Chương trình giảm Thất nghiệp của TT.OBAMA, nhưng chúng tôi trình bầy thêm ở trên những điểm nóng đang làm nát óc những Lãnh đạo Liên Aâu. Chúng tôi tiếp tục theo rõi những điểm này trong những bài kế tiếp để xem giải quyết ra sao.
 
Những Chương trình Thâu thuế và
Giảm Thất nghiệp của Tổng thống OBAMA
 
Nợ nần công tại Aâu châu chồng chất. Thất nghiệp tại một số lớn các nước Liên Au tăng mạnh: 25% tại Hy Lạp, 23% tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 15% tại Pháp. Thất nghiệp các nước Đông Aâu tràn sang phía Tây Au. Tất nhiên các Chính quyền phải giải quyết hai vấn đề Nợ công và Thất nghiệp. Hoa kỳ cũng không thể không quan tâm giải quyết hai vấn đề này: tiến trình cân bằng nợ công và tạo công ăn việc làm để giảm Thất nghiệp.
 
Tổng thống OBAMA  đã tuyên bố về hai giải quyết này:
 
1)      Chương trình USD.447 tỉ để giảm Thất nghiệp
 
Tổng thống OBAMA chỉ tuyên bố tổng quát số chi USD.447 tỉ, nhưng chưa đi vào chi tiết cụ thể việc chi tiêu và ước lượng hiệu qua thâu được. Có hai vấn đề đặt ra ở đây : (i) Kiếm nguồn tiền ở đâu cho ra USD.447 tỉ trong lúc nợ công đang chất chồng; (ii) Chi tiêu vào những lãnh vực nào để có hiệu quả ngắn hạn, cấp bách vì nợ công đang thôi thúc. Về những Chương trình STIMULUS Plans theo Lý thuyết của KEYNES, phải có những chi tiết tính toán chi tiêu trong những Lãnh vực để việc chi tiêu và hiệu quả thau nhận trở thành một chu trình khép kín, tránh những thất thoát.
 
Chúng tôi nhớ lại một số STIMULUS Plans của TT.OBAMA thời Khủng hoảng 2008. Những Chương trình này lỏng lẻo và hiệu quả không nhìn thấy khách quan. Có thể những Chương trình này đã góp phần vào việc làm tăng nợ công tại Hoa kỳ hiện nay.
 
2)      Chương trình tăng thuế người giầu để cân bằng Ngân sách
 
Thứ Hai, ngày 19.09.2011, từ Vườn Hồng của Tòa Bạch ốc, Tổng thống đã tuyên bố Chương trình tiến đến cân bằng hóa Ngân sách, nghĩa là giảm tiêu và tăng thu. Việc tăng thu được mọi người lưu ý nhất, đó là TĂNG MỨC THÂU THUẾ CHO NHÀ GIẦU VÀ NHỮNG CÔNG TY LỚN.
 
Tờ THE WALL STREET JOURNAL 20.09.2011, trang nhất, viết tóm tắt:
 
"President Barack Obama on Monday offered a plan to reduce the US deficit by US$ 3.6 trillion, almost half of which would come from tax increases, including a new tax on millionaires." (Tổng thống Barack Obama hôm thứ Hai đã đưa ra một chương trình giảm thiếu hụt ngân sách tới US$3.6 ngàn tỉ, mà chính yếu một nửa trong đó sẽ do việc tăng thuế, thậm chí thuế mới trên những triệu phú).
 
Tờ The Wall Street Journal tóm tắt như sau:
*          US$ 580 billion from cuts to mandatory spending
            (US$ 580 tỉ từ việc cắt đi những chi tiêu bó buộc)
*          US$ 1'500 billion in tax revenue targeting the wealthy, oil and gas firms and corporate-jet-owners
(US$ 1'500 tỉ thâu từ thuế đánh trên những người giầu, những công ty dầu và khí đốt và những chủ công ty máy bay)
*          US$ 1'100 billion down from Iraq and Afganistan wars
            (US$ 1'100 tỉ giảm đi từ chiến tranh Iraq và A-phú-hãn
*          US$ 430 billion from interest savings
            (US$ 430 tỉ từ tiết kiệm tiền lời)
 
Phản ứng tức thời đối với
Chương trình tăng thuế
 
Tại Aâu châu, tất cả những Chương trình tăng mức thuế đều bị công kích, thậm chí bằng những cuộc biểu tình lớn từ khối dân chúng, thợ thuyền. Dân chúng ngày nay tại những nước Kỹ nghệ hóa đều hiểu rằng việc tăng thuế dù cho người giầu và những công ty đều mang những hậu quả trên giá cả tiêu dùng mà chính đại đa số quần chúng tiêu thụ phải gánh chịu một phần.
 
Việc tăng thuế, thậm chí thuế mới trên những người giầu, những công ty dầu, khí đốt và những chủ máy bay đã gặp phản ứng tức khắc tại Hoa kỳ, nhất là từ phía Cộng hòa.
 
Chủ tịch Hạ Viện, Oâng John BOEHNER, đã cho rằng đây là Chương trình làm chia rẽ dân Mỹ : "Pitting one group of Americans against another is not a leadership" (Đào hố sâu giữa nhóm người Mỹ này với nhóm khác, đó không phải là lãnh đạo) (FINANCIAL TIMES 20.09.2011, p.1).
 
Đứng về khía cạnh Kinh tế và Tài chánh, Oâng Paul RYAN, Chủ tịch Ủy Ban Ngân sách Hạ viện nói: "If you tax job creators more, you get less job creation. If you tax investment more, you get less investment" (Nếu ông đánh thuế nhiều trên những người tạo công ăn việc làm, ông sẽ có ít việc được tạo ra. Nếu ông đánh thuế nhiều trên đầu tư, ông sẽ có ít đầu tư. " (THE WALL STREET JOURNAL 20.09.2011, p.9)
 
Thượng Nghị sĩ Mitch McCONNELL, Trưởng khối Cộng Hòa Thượng viện, đã nhận định:
 
"Une hausse massive des impôts, des économies en trompe l'oeil et un renvoi de la balele sur la question, ce n'est pas une recette pour une croissance de l'économie ou de l'emploi, ou même une réduction significative des déficits " (Việc tăng lên từng đống thuế, những nền kinh tế lừa dối con mắt và việc đẩy trái banh sang vấn đề của những chương trình xã hội, đó không phải là thu nhập cho việc tăng trưởng kinh tế hay tăng công ăn việc làm hoặc ngay cả việc giảm những những thiếu hụt ngân sách.) (LE FIGARO 20.09.2011, p.21).
 
Nhận định tổng quát của chúng tôi về
Chương trình Giảm Thất nghiệp và
Chi-Thu  cân bằng Ngân sách
 
Cũng như tại Liên Au lúc này, Hoa kỳ ở trong tình trạng  yếu kém về Kinh tế và nợ công chồng chất đến nỗi phải bị hạ thấp cấp bậc Tín dụng từ AAA xuống AA+. Chính hôm nay, Chủ tịch Dự trừ Trung ương FED, Giáo sư Tiến sĩ BERNANKE, đã nhận định về tình trạng chưa phục hồi Kinh tế sau Khủng hoảng 2008 để Giáo sư đưa ra những biện pháp chuyển đổi những Công phiếu dài hạn sang ngắn hạn và vẫn giữ lãi suất chỉ đạo thấp trợ lực cho những Công ty sản xuất  và làm cho Thị trường Địa ốc dễ thở hơn.
 
Nhận định của chúng tôi liên quan đến những khía cạnh sau đây:
*          Những nguyên tắc Kinh tế Chính trị làm nền tảng nhận định
*          Căn bản của Lý thuyết Keynes cho Chương trình giảm Thất nghiệp
*          Những rủi ro của Chương trình tăng thuế lên người giầu
*          Chương trình Thâu thuế người giầu hay Thu phiếu người nghèo ?
 
Những nguyên tắc Kinh tế Chính trị
làm nền tảng nhận định
 
Chương trình Giảm Thất nghiệp và Chương trình Chi-Thu cân bằng Ngân sách gồm những Biện pháp thuộc Chính trị Kinh tế (Mesures de la Politique Economique) nên phải được thẩm định dựa trên những Nguyên tắc của Kinh tế Chính trị khách quan (Principes objectifs de l'Economie Politique), chứ không quy chiếu theo những tiêu chuẩn khác về Khuynh hướng Luân lý (Tendance Moraliste), Khuynh hướng Xã hội (Tendance Socialiste), Khuynh hướng Nhân bản (Tendance Humaniste), vân vân…
 
Những Chương trình mà Tổng thống OBAMA mới đưa ra thuộc vào Chi-Thu cho Thất nghiệp hay cho Ngân sách và được tóm tắt bởi công thức tổng quát sau đây:
 
                                   E                     =          R         -          D        
                                   (Hiệu quả)        =          (Thu)    -          (Chi)
 
Có ba trường hợp xẩy ra cho E (Hiệu quả):
=>       Nếu R (Thu) lớn hơn D (Chi) thì E (Hiệu quả) > 0 : Hiệu quả dương, tích cực, tốt
=>       Nếu R (Thu) nhỏ hơn D (Chi) thì E (Hiệu quả) < 0: Hiệu quả âm, tiêu cực, xấu
=>       Nếu R (Thu) chỉ bằng D (Chi) thì E (Hiệu quả) = 0: Hiệu quả cân bằng
 
Theo Nguyên tắc căn bản ở công thức tổng quát về Chi-Thu trên đây, chúng tôi nhìn những Biện pháp Chính trị Kinh tế mà Tổng thống OBAMA đưa ra trong những Chương trình để xem có những rủi ro nào về Thu (R), Chi (D) và Hiệu quả (E) của những Biện pháp Chi-Thu ấy ra sao. Chi-Thu Kinh tế được đo lường bằng lượng tiền gọi là Thủy triều Tài chánh (Flux Financier).
 
Chi (D) hay Thu (R) chỉ là cách nhìn lưỡng diện của một thực thể Thủy triều Tài chánh triền miên chảy khắp nơi, đến và đi cho mọi người và từ mọi người. Chi một lượng Tài chánh của một người cũng là Thu lượng Tài chánh ấy của người khác. Cái Thủy triều Tài chánh là một, nhưng nhìn theo khía cạnh Thu và Chi. Chính vì vậy mà giữa Sản xuất để Thu Tài chánh và Tiêu thụ phải Tiêu Tài chánh có sự hỗ tương liên hệ vì Thủy triều Tài chánh lưu chuyển chỉ là một thực thể cho cả hai phía. Thu Tài chánh vào thì phải Chi Tài chánh ra, dòng nước Tài chánh mới không bị tắc nghẽn. Chính về điểm này mà người ta có thể công kích thái độ làm Kinh tế của Trung quốc là làm tắc nghẽn Kinh tế toàn cầu. Thực vậy Trung quốc chỉ nghĩ đến Sản xuất để Thu Tài chánh, rồi tích lũy cất kỹ lượng dữ trữ USD.3'000 tỉ mà không tiêu để thả lượng Tài chánh ấy ra cho dòng sông làm nước sông cạn. Kinh tế gia Don PATINKIN, cựu Khoa trưởng Kinh tế Đại học Tel Aviv, gọi đây là túi tiền không sinh lời (Encaisse oisive). Trung quốc làm tắc nghẽn Thủy triều Tài chánh vậy.
 
Trở lại một số Nguyên tắc về Chi-Thu Kinh tế và Hiệu quả được tóm tắt trong công thức trên đây:
*          Chi tiêu ở đây là Chi tiêu Kinh tế chứ không phải Chi tiêu Xã hội hay hoang phí vất tiền qua cửa sở. Chi tiêu Kinh tế phải hiểu theo câu tục ngữ: "Làm ra tiền đã khó, mà chi tiêu tiền còn khó hơn ". Phải đứng ở quan điểm Chi tiêu Kinh tế thì mới hiểu đúng được câu tục ngữ này, nghĩa là Chi tiêu tiền cũng là làm Kinh tế. Trước khi quyết định chi tiêu một đồng, thì phải tính toán kỹ xem việc chi tiêu ấy có thu vào được lượng tiền cao hơn một đồng hay không, rồi mới quyết định tiêu. Nếu thấy không thu vào được Hiệu quả (E ) tích cực, thì đó không phải là chi tiêu Kinh tế. Chúng tôi nhắc lại Nguyên tắc chi tiêu Kinh tế này để thẩm định ở trong những đoạn dưới đây về Chi tiêu Xã hội, Chi tiêu Đạo Đức, Nhân bản…
*          Về Thu nhập, cũng có nguyên tắc Kinh tế của nó. Câu tục ngữ : "Không ai giầu một mình". Người ta thường nghĩ rằng Sản xuất hàng hóa, bán ra thật nhiều, bán càng với giá cao càng hay, thậm chí moi móc từng đồng xu của người Tiêu thụ để Thu vào thật nhiều tích lũy cho giầu có của mình. Tác giả KOTLER, ông tổ của Martketing, đã định nghĩa môn Marketing như sau: "Marketing là môn học phân chia đồng đều những quyền lợi giữa người sản xuất và người tiêu thụ " (Marketing est une étude de la répartition équitable des intérêts entre le Producteur et le Consommateur). Thực vậy, người Tiêu thụ là nguồn Thu cho người Sản xuất. Phải nuôi dưỡng Mãi lực cho người Tiêu thụ, thì việc Thu của người Sản xuất mới sống lâu dài. Đứng về phương diện nuôi dưỡng Tiêu thụ, chúng ta lấy tỉ dụ Lịch sử của Plan Marshall USD.173 tỉ tái thiết Aâu châu sau Thế chiến thứ II. Đây là việc làm tăng Mãi lực Aâu châu để Hoa kỳ có thể bán hàng của mình. Về phương diện này, chúng ta thấy Trung quốc đã moi móc Mãi lực Mỹ và Aâu châu trong suốt những chục năm. Câu nói của Henry FORD cũng theo hướng này: "Tôi trả lương cao cho Thợ để họ mua xe của tôi"
*          Về Hiệu quả, chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng đây là Hiệu quả Kinh tế chứ không phải là hiệu quả Xã hội, Đạo Đức hay Tình người. Những quyết định Kinh tế phải lấy Hiệu quả Kinh tế làm tiêu chuẩn quyết định. Chúng tôi đã có dịp dậy học về môn Quản trị Xí nghiệp, nhất là Quản trị Nhân lực. Có một sự khác biệt giữa Quản trị Nhân lực của Mỹ và của Aâu châu (Pháp). Quản trị Nhân lực theo quan điểm Mỹ là theo Hiệu quả (Efficacité), còn Quản trị Nhân lực theo quan điểm của FAYOLL (Pháp) còn kể đến tình người với người. Tỉ dụ sau đây cho thấy sự khác biệt ấy. Một công nhân làm việc cho Công ty, đã nhiều năm mang lời lại cho Xí nghiệp. Đến một thời gian, nhân công ấy trở thành cản trở trong công việc ở chuỗi nhân lực được sử dụng. Sa thải nhân công đó hay không ? Fayoll trả lời rằng phải kể đến tình người trong việc quyết định sa thải. Quan điểm quản trị của Mỹ chỉ kể đến việc nhân công còn Hiệu quả Kinh tế hay không để sa thải. Aâu châu coi rằng việc sa thải nhân công kia của Mỹ là thiếu tình người. Quan điểm Mỹ thì nói rằng chính Mỹ mới có tình người vì nếu không sa thải công nhân mất Hiệu quả thì Lợi nhuận của Xí nghiệp hạ xuống và có thể đi đến phá sản. Lúc ấy, Xí nghiệp không những phải sa thải chỉ một mình nhân công kia, mà phải đóng cửa sa thải cả hàng trăm nhân công khác.
 
Dựa trên những Nguyên tắc Kinh tế tế Chính trị vừa nêu trên liên hệ đến Chi-Thu và Hiệu quả, chúng tôi đưa ra một số nhận định cho Chương trình Chi tiêu USD.447 tỉ và Chương trình tăng thuế người giầu để Thu cho Ngân sách mà Tổng thống OBAMA mới đưa ra.
 
Căn bản của Lý thuyết Keynes
cho Chương trình giảm Thất nghiệp
 
Sau cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-30, Kinh tế Gia KEYNES đưa ra lý thuyết Chi tiêu để kích cầu Kinh tế, giảm Thất nghiệp. Cuộc Khủng hoảng 1929-30 gặp phải đường xoắn ốc Giảm giá (Spirale déflationniste). Dân chúng kiệt quệ, không còn Mãi lực để mua hàng tiêu thụ. Giảm giá đến nỗi các Công ty phải thiêu huỷ hàng hóa. Một số nhà Đạo Đức đã công kích rằng trong khi dân không có tiền tiêu thụ, tại sao không phân phát hàng hóa cho dân, mà đem đốt hàng hóa đi ? Những Nhà Kinh tế trả lời rằng phải đốt hàng hóa đi để làm cho phía CUNG khan hiếm và làm cho giá cả ở Thị trường tăng lên, thì Sản xuất mới tiếp tục được.
 
Trong tình trạng dân kiệt quệ Mãi lực như vậy, KEYNES chủ trương Nhà Nước phải Chi tiêu, một hình thức phân phát tiền bạc làm cho dân chúng có Mãi lực. Khi dân chúng có Mãi lực, thì Tiêu thụ (Consommation) tăng và do đó kích thích Sản xuất (Production). Như vậy Kinh tế mới có thể quật ngược lại Đường xoáy Giảm giá (spirale déflationniste). Lý thuyết này đã được thực hiện và mang Hiệu quả thực sự cho Hoa kỳ.
 
Những Chương trình STIMULUS Plans Chi tiêu để giảm Thất nghiệp lấy Lý thuyết của KEYNES làm căn bản. Theo Lý thuyết này, Chi tiêu phải nhằm vào giới có cường độ Tiêu thụ mạnh, thì việc Chi tiêu của Nhà Nước mới mang lại Hiệu quả lớn và mau chóng. Cái Hiệu quả có thể nhân lớn lên nhiều lần sánh với số Chi tiêu ban đầu. Người ta gọi đó Số nhân bội của Keynes được tóm tắt trong công thức:
                                                                      
                                                                       1
                                   K         =                -----------
                                                                    1  -   c   
                                                          
c = cướng độ tiêu thụ (propension marginale à consommer). Số Chi tiêu ban đầu của Nhà Nước cũng là số Thu nhập của dân chúng. Dân chúng dành một cường độ Tiêu thụ trên số Thu nhập của mình. Nếu cường độ Tiêu thụ của dân chúng yếu, thì Hiệu quả của Chi tiêu kích thích Kinh tế sẽ nhỏ. Nếu cường độ Tiêu thụ của dân chúng cao, thì Hiệu quả Chi tiêu ban đầu kích thích Kinh tế sẽ lớn.
 
Tỉ dụ hai trường hợp c = 0.5 và c = 0.75 và số Chi tiêu kích cầu Kinh tế để giảm Thất nghiệp là USD.447 tỉ.
 
Hiệu quả của trường hợp c = 0.50 sẽ là :
                                                           1
            K x USD.447 tỉ           =      -----------      =      2 x USD.447 tỉ   =    USD.894 tỉ                
                                                        1 – 0.50
 
Hiệu quả của trường hợp c = 0.75 sẽ là:
                                                           1
            K x USD.447 tỉ           =      -----------               =      4 x USD.447 tỉ   =    USD.1'788 tỉ
                                                        1 – 0.75
 
Vì vậy vấn đề hệ trọng là việc Kích cầu Kinh tế để giảm Thất nghiệp bằng Chi tiêu USD.447 tỉ phải nhằm vào giới dân chúng có cường độ Tiêu thụ (propension marginale à consoomer) cao. Thực vậy nếu Chương trình Kích cầu USD.447 tỉ chi tiêu vào tay những Công ty lớn, giới Ngân Hàng hay giới Trung lưu dễ dãi, thì cường độ tiêu thụ (c) nhỏ và Hiệu quả Kích cầu sẽ thấp. Giới có cường độ chi tiêu lớn là dân nghèo thợ thuyền và trẻ trung. Vì vậy, việc Kích cầu USD.447 tỉ phải nhằm vào những Công ty Trung bình hoặc nhỏ, sử dụng nhiều nhân công.
 
Chính KEYNES đã chú thích điểm quan trọng là Mãi lực do Tiêu thụ Kích cầu tạo ra không được thất thoát ra ngoài, mà phải sử dụng để Tiêu thụ trong nước. Vì vậy mà phải lưu ý những điểm sau đây:
 
*          Nếu nhân công là người nước ngoài, họ sẽ mang Mãi lực về Tiêu thụ tại nước họ. Tỉ dụ dân Mễ Tây cơ nhận được lương Kích cầu, họ dễ dàng mang Mãi lực về tiêu thu tại Mễ tây cơ. Đây là Mỹ kích cầu cho Mễ tây cơ, chứ không phải cho chính nước Mỹ.
 
*          Cũng vậy, nếu nhân công Mỹ nhận được lương kích cầu, lại đem Mãi lực mua hàng hóa Trung quốc rẻ và tràn lan tại Mỹ, thì Hoa kỳ chiêu tiêu USD.447 tỉ là để kích cầu cho Kinh tế Trung quốc, chứ không phải cho Kinh tế Mỹ.
 
Những rủi ro của Chương trình
tăng thuế lên người giầu
 
Việc chắc ăn nhất của Nhà Nước mà chế độ Cộng sản chủ trương trước đây là triệt hạ những nhà giầu, tịch thu hết tài sản của họ để làm một Thế giới vô sản, mọi người đồng đều. Nhưng chế độ Cộng sản vô sản đã thất bại về Kinh tế vì chế độ Kinh tế như vậy đã thiêu rụi một yếu tố rất quan trọng cho những hoạt động Kinh tế là yếu tố KÍCH THÍCH (stimulation) làm Kinh tế của cá nhân.
 
Chính vì vậy, việc thu thuế đánh vào nhà giầu động chạm đến việc làm giảm yếu tố KÍCH THÍCH làm Kinh tế này.  Trong cuộc Khủng hoảng 2008, một số những Nhà Nước muốn can thiệp vào những sinh hoạt Kinh tế kiếm Lợi nhuận cao bằng cách đặt số lương và tiền thưởng cho những Chủ Ngân Hàng, những Xí nghiệp lớn hạ thấp xuống. Việc can thiệp đặt mức thu nhập trần nhà này đã khiến thất thoát những tài năng Kinh tế ra nước ngoài.
 
Chương trình OBAMA tăng thâu thuế những người giầu, những Công ty dầu khi, khí đốt và chủ máy bay có thể gặp những rủi ro thất thoát Thủy triều Tài chánh Hoa kỳ chảy ra nước ngoài để trốn thuế. Hoa kỳ có nhiều những đại Công ty liên quốc gia. Hoạt động của họ nằm phần lớn ngoài lãnh thổ Hoa kỳ. Nếu thuế tăng tại Mỹ cho họ, thì một phần những Lợi nhuận thu được từ nước ngoài, có thể sẽ không được mang về Mỹ để chịu đóng thuế.
 
Không phải chỉ nguyên tại Hoa kỳ, mà các nước có nhiều người giầu luôn luôn đặt ra vấn đề trốn thuế bằng cách chuyển tiền ra để tại những Ngân Hàng các nước khác. Ở thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc chuyển tiền ra giữ tại nước ngoài nhằm trốn thuế trở thành dễ dàng mà các Nhà Nước khó lòng kiểm soát. Tại mỗi châu lục, đều có những nơi để cất giữ tiền trốn thuế mà người ta gọi là những "Thùng rác Tài chánh" để tích lũy số vốn gọi là "Offshore Funds" trốn thuế: Singapore cho Á châu, Dubai cho Trung Đông, Nassau cho Hoa kỳ, Aâu châu có Andora, Liechenstain, Monaco và Thụy sĩ.
 
Còn những "Thùng rác Tài chánh" ít được nhắc đến thường xuyên, nhưng đầy bí mật. Chúng tôi xin kể ra đây:
*          ILES ANGLO-NORMANDES (Anh quốc)
*          LUXEMBOURG/ AUTRICHE (Aâu châu)
*          GIBRALTAR (Anh quốc)
*          DELAWARE (Hoa kỳ)
600000 Công ty ghi danh thương mại tại đây với dân số chỉ có 865000 người. Trong Tiểu bang Mỹ này, những Cổ phần viên và những Sở hữu Công ty có thể hoàn toàn được dấu danh tánh.
*          BERMUDES (Hoa kỳ)
Đây là Thiên đàng Thuế khóa tuyệt hảo. Không đánh thuế trên thu nhập. Không thuế TVA. Nơi dành ưu đãi cho Bảo Hiểm.
*          ILES CAIMANS (Aâu châu)
*          ILES VIERGES BRITANNIQUES (Anh quốc)
Chì có 22 ngàn dân, nhưng với 500 ngàn Công ty bình phong ghi danh tại đây. Thuế : 0% trên thu nhập, tài sản hay thừa kế. Đây là đền thánh thế giới cho trốn thuế.
 
Việc tuyên bố tăng thuế nhà giầu sẽ tạo một làn sóng thất thoát vố Hoa kỳ ra nước ngoài TỴ NẠN (Boat Monney)
 
Chương trình Thâu thuế người giầu
hay Thu phiếu người nghèo ?
 
Sau khi Tổng thống OBAMA tuyên bố từ Vườn Hồng Tòa Bạch Oác về Chương trình Chi-Thu cân bằng Ngân sách bằng tăng thuế cho giới giầu, người ta thấy ngay đây là Chương trình không mang thuần túy Kinh tế theo những Nguyên tắc Thu-Chi và Hiệu quả như chúng tôi đã trình bầy trên đây để làm căn bản nhận định. Tại Hoa kỳ cũng như tại Aâu châu, người ta nhìn thấy dài hạn ý nghĩa "Định hướng Xã hội " và ngắn hạn đó là Chương trình đấu tranh Chính trị nhằm THU PHIẾU cho cuộc bầu Tổng thống năm tới.
 
Chương trình này không phải là Chi tiêu mang thuần túy Hiệu quả Kinh tế. Đây là Chi Tiêu Xã Hội nhằm lấy phiếu từ đa số dân nghèo. Việc Chi-Thu không thuần túy Kinh tế sẽ không những không mang lại Hiệu quả Kinh tế mà Hoa kỳ đang cần lúc này, mà còn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nợ nần của Mỹ.
 
Trong bài trả lời cho Phỏng vấn của Đài RFI thú Năm tuần vừa rồi, chúng tôi đã phân tích những Chi tiêu Xã hội mang lại hậu quả tình trạng nợ công cho các Quốc gia thuộc châu lục này.
 
Nợ công của các Nhà Nước, nhất là Liên Au, có những nguyên nhân chi tiêu tích lũy như sau:
 
=>       Các Chính trị gia, nhất là khuynh hướng Xã hội Chủ nghĩa, trong những chục năm  trường, đã chủ trương chi tiêu xã hội với mục đích  lấy phiếu của số đông. Nhà nước phát hành những Công phiếu nhận nợ dài hạn để có tiền chi tiêu cho những vấn đề xã hội, chứ không phải là chi tiêu kinh tế nhằm thu lợi nhuận thực tiền bạc vào. Chi tiêu xã hội nhiều chỉ thu vào cái lợi có phiếu bầu cho mình, trong khi ấy chi tiêu kinh tế mới có lợi nhuận tiền bạc.
 
=>       Khuynh hướng Xã hội tại Âu châu đã kéo dài mấy chục năm trường, cổ võ bảo hiểm sức khỏe do Nhà nước chịu, rút vắn giờ làm việc cho nhân công, đẩy mạnh những Nghiệp đoàn đấu tranh xã hội cho giới thợ thuyền.
 
=>       Liên Au từ đầu thành lập đã từng tuyên bố rằng đó là một Tổ chức "Europe social" (Au châu Xã hội), nhấn mạnh đến những chi tiêu mang tính cách xã hội.
 
Tiện đây, chúng tôi muốn nói thêm rằng những Chính trị gia đã chi tiêu xã hội quá nhiều để rơi vào tình trạng nợ công chồng chất. Khi nợ công sắp rơi vào tình trạng vỡ nợ, thì họ cuống cuồng đưa ra những Chương trình thắt lưng buộc bụng. Giới thợ thuyền, các Nghiệp đoàn đã quen với những chi tiêu xã hội dễ dãi, nay gặp phải những Chương trình thắt lưng buộc bụng, nhất là phải làm việc nhiều hơn, lương bị hạ thấp xuống, rồi thuế lại tăng cao, tất nhiên họ xuống đường phản đối những Chương trình ấy. Quen ăn uống ngon rồi, bây giờ phải chắt bóp ăn uống kham khổ, thì  xuống đường biểu tình phản đối vậy.
 
Kinh tế Hoa kỳ đang cần những Chi-Thu mang HIỆU QUẢ thuần túy Kinh tế. Những Chi-Thu "định hướng xã hội ", nhất là thêm ngầm ý đấu tranh Chính trị lấy phiếu có thể gây đối kháng thất lợi cho nước Mỹ.
 
Chủ tịch Hạ Viện John BOEHNER có lý để công kích rằng đây là Chương trình làm chia rẽ dân Mỹ : "Pitting one group of Americans against another is not a leadership" (Đào hố sâu giữa nhóm người Mỹ này với nhóm khác, đó không phải là lãnh đạo) (FINANCIAL TIMES 20.09.2011, p.1).
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 14.09.2011
.

__,_._,___