13/09 US creditor snubs deal on Dubai World debt

By Robin Wigglesworth in Abu Dhabi and Anousha Sakoui in London

Published: September 13 2010 03:08 Last updated: September 13 2010 03:08

Aurelius Capital Management, a US distressed debt fund, is the only creditor of Dubai World not to have approved a restructuring agreement on the troubled conglomerate’s $25bn of liabilities, according to people close to the talks.

Dubai World said on Friday that it had reached a formal agreement to restructure a total of $24.9bn, which includes $10bn owed to the government, with more than 99.9 per cent of its creditors.

EDITOR’S CHOICE
Dubai World agrees terms with creditors - Sep-10.
Dubai World plans $19bn asset sale - Aug-25.
Dubai World seeks creditors’ support - Jul-11.
DP World delays London listing plans - Jun-28.
Blow for Dubai World asset sale - Jun-17.
Probe fears undermine Dubai’s ISS sale - Jun-17..

The deal involves Dubai World repaying its loans over five to eight years, at sub-commercial interest rates.

The Financial Times has learnt that Aurelius Capital was the only creditor out of more than 70 not to have cast a vote by the deadline last Thursday.

By doing so, the fund has forsaken fees paid to creditors that signed up to the deal in advance of the deadline.

Some people close to the deal believe that the fund – which bought $5m of debt in the secondary market – could still vote in favour of the deal. In June a $25m tranche of a $5.5bn loan was traded at 55 per cent of its face value.

Aurelius Capital declined to comment.

Dubai World has been seeking the support of 100 per cent of its creditors to avoid the use of a special tribunal to implement its restructuring – but it is uncertain whether the tribunal will be needed.

The conglomerate has started to draft the restructuring documentation on the assumption that legal proceedings will be unnecessary, one person close to the deal said.

The government hopes that a resolution to the restructuring of Dubai World’s debt will help to foster recovery.

Analysts have long forecast that a restructuring deal could act to embolden renewed foreign investment flows and to boost stock market sentiment.

However, bankers warned that although Dubai World’s restructuring agreement was a positive step forward for the embattled emirate, it would take time for it to emerge from the shadow of its estimated $100bn debt mountain, and a severe property crash.

Dubai World’s developer Nakheel is still separately negotiating with banks about its $10bn debts, and last week a unit of Dubai Holding – a conglomerate owned by Dubai’s ruler – announced that it was for a second time to defer the payment of a revolving credit facility, as it attempts to reach a wider settlement on as much as $20bn of debt.
.Copyright The Financial Times Limited 2010. You may share using our article tools. Please don't cut articles from FT.com and redistribute by email or post to the web.

08/09 Khủng hoảng nợ châu Âu đẩy lui chứng khoán Mỹ

9:52 AM, 08/09/2010

Tình hình trở xấu của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ đi xuống ngay ngày giao dịch đầu tiên trong tuần (phiên thứ hai, thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ). Khối lượng giao dịch đạt gần mức thấp kỷ lục từ đầu năm tới nay. Chốt phiên giao dịch 7/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 107,24 điểm, tương ứng 1,03%, xuống 10.340,69 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 12,67 điểm, tương ứng 1,15%, xuống 1.091,84 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 24,86 điểm, tương ứng 1,11% xuống 2.208,89 điểm.

Thị trường hạ điểm ngay từ đầu phiên với mức giảm từ 0,37 - 0,52%. Tốc độ giảm càng mạnh hơn khi thị trường sắp kết thúc phiên giao dịch.

Giới đầu tư lo ngại về kết quả kiểm tra "sức khỏe" của các ngân hàng châu Âu cũng như mức thua lỗ dự kiến của các tổ chức tài chính ở châu lục này. Theo Hiệp hội ngân hàng Đức, 10 ngân hàng lớn nhất nước này có khả năng cần thêm 105 tỷ Euro tiền vốn.

Trước đó, hôm 2/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo nợ công của Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (nhóm G20) đã tăng từ mức 78% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2007 lên mức kỷ lục 97% GDP trong năm ngoái, và sẽ tăng tới 115% GDP vào năm 2015.

Cả ba nghiên cứu độc lập của IMF đều kết luận rằng nợ công của các nền kinh tế phát triển trong nhiều thập kỷ qua đóng vai trò "công cụ giảm sốc cuối cùng," vì vậy, sẽ tăng nhanh trong khủng hoảng nhưng cũng không giảm nhanh sau khủng hoảng.

Thị trường cũng bị tác động bởi báo cáo của Đức cho thấy số lượng đơn đặt hàng các nhà máy bất ngờ giảm, bởi nhu cầu tiêu thụ tại châu Âu bị suy yếu. Đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang chững lại.

Cùng ngày, các ngân hàng trung ương của Nhật Bản và Australia tuyên bố không nâng lãi suất cơ bản, do vẫn còn lo ngại về triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu.

Toàn cảnh phiên giao dịch 7/9 của thị trường chứng khoán Mỹ - Nguồn: G.Finance.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tuyên bố duy trì lãi suất ở mức 0,1% và ngưng áp dụng các chính sách mới. BOJ không thay đổi đánh giá về nền kinh tế khi cho rằng kinh tế Nhật tiếp tục bộc lộ các dấu hiệu phục hồi khiêm tốn.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) cũng quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,5% tháng thứ tư liên tiếp, do lo ngại rằng đà phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong nước.

Giá cổ phiếu của các ngân hàng Bank of America, Citigroup giảm khoảng 2%. Trong khi, cổ phiếu của nhóm tổ chức tài chính thuộc S&P 500 hạ sâu nhất so với cổ phiếu 10 nhóm ngành khác.

Chỉ số biến động quyền chọn trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất trong gần 1 tháng. Chỉ số VIX tăng 12% và ghi nhận mức tăng mạnh nhất từ ngày 11/8. Chốt phiên hôm qua chỉ số đứng ở mức 23,8.

Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 6,26 tỷ cổ phiếu, gần sát mức thấp nhất từ đầu năm tới nay và thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình 9,65 tỷ cổ phiếu trong năm 2009.

Khu vực chứng khoán châu Âu ngập tràn sắc đỏ trong phiên giao dịch 7/9. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 31,37 điểm, tương ứng 0,58%, xuống 5.407,82 điểm. Chỉ số DAX của Đức hạ 37,15 điểm, tương ứng 0,6%, xuống 6.117,89 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 40,92 điểm, tương ứng 1,11%, xuống còn 3.643,81 điểm.

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á cũng trong tình trạng giảm điểm khi chốt phiên giao dịch 7/9, nhưng mức giảm được giới hạn phần nào, do những lo lắng của nhà đầu tư đã được xoa dịu một phần. Đồng Yên Nhật tiếp tục tăng giá mạnh.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,81%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,4%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,26%. Chỉ số Taiex của Đài Loan hạ 0,08%. Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,08%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,22%.






(Theo Vneconomy/ Đầu tư)

08/09 Lời thú tội gây choáng váng của chủ tịch FED

10:05 AM, 08/09/2010

Chủ tịch Bernanke thừa nhận ông biết ngân hàng Lehman Brothers mất thanh khoản vào năm 2008 nhưng không công bố công khai, khoanh tay đứng nhìn. Hơn 1 năm sau, Lehman sụp đổ. Lời thú nhận của chủ tịch FED Ben Bernanke trước Ủy ban thanh tra về khủng hoảng tài chính gióng hồi chuông cảnh báo về việc thiếu trung thực trước đây của ông.

Chủ tịch Bernanke thừa nhận ông biết ngân hàng Lehman Brothers mất thanh khoản vào năm 2008 thế nhưng ông không công bố công khai bởi lo ngại điều đó có thể khiến khởi nguồn cho làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán.

Có phải ông đang đùa cợt? Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman đã phá hủy tài sản của nước Mỹ mạnh chưa từng có. Sự sụp đổ khiến chính phủ phải đưa ra kế hoạch giải cứu hàng nghìn tỷ USD để giúp thị trường tiền tệ, các quỹ thương hỗ, thị trường thương phiếu, AIG, Citigroup, Bank of America, Fannie Mae và Freddie Mac được an toàn, ngoài ra chính phủ còn phải bơm vốn cho tổ chức tài chính lớn như Goldman Sachs hay Morgan Stanley.

Tuy nhiên, lời thú nhận không dừng lại ở đó. Chủ tịch FED còn thừa nhận đã sai lầm khi không sử dụng toàn bộ quyền lực để điều tiết hoạt động cho vay thế chấp. FED hoàn toàn có quyền làm gì đó đối với hoạt động đầu cơ xếp hạng và sự tham lam trên thị trường nhà đất, nhưng cuối cùng cơ quan đó đã chẳng làm gì cả.

Vì thế chủ tịch FED không thành thật trong tuyên bố của ông trước công chúng về tình trạng của ngân hàng Lehman. Vì thế chũng ta nên hiểu thế nào khi ông nói rằng FED khoanh tay đứng nhìn vì ngân hàng Lehman không đủ điều kiện để nhận được khoản vay từ FED. Chủ tịch FED đã có thể linh hoạt hơn bởi sự sụp đổ nếu xảy ra tiềm ẩn khả năng của một cuộc khuảng hoảng. Cuối cùng, chẳng có biện pháp nào được đưa ra còn chủ tịch FED thừa nhận: “Đó là lỗi của tôi.”

Lời thú tội này cuối cùng cũng chẳng bao giờ được đưa lên các đầu báo lớn hay trở thành vấn đề cho các bên tranh luận. Đáng nhớ, lời thú tội được đăng trên trang A6 của Wall Street Journal và trang B3 của New York Times. Và nếu khi nào đó có hỏi, liệu chúng ta sẽ nghe được gì từ ông Tim Geithner, cựu chủ tịch FED tại New York và hiện là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, người có nhiệm vụ điều tiết tổ chức tài chính lớn như Citigroup.

Chúng ta đã nghe được lời thú nhận đáng ngạc nhiên từ cựu chủ tịch FED Alan Greenspan về tin vào lý thuyết thị trường tự do. Năm 2008, trong phiên điều trần trước Ủy ban của Hạ viện Mỹ chịu trách nhiệm giám sát và cải cách chính phủ, ông Greenspan nói: “ Những ai tin vào việc các tổ chức cho vay sẽ bảo vệ cổ đông, trong đó có cả tôi, đang choáng váng. Lý thuyết thị trường tự do đã đúng trong suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên mọi niềm tin sụp đổ vào mùa hè năm ngoái.”

Thật đáng sợ, chính Greenspan đã cản trở dự thảo điều tiết hoạt động phái sinh thông qua áp dụng tiêu chuẩn vốn chặt chẽ hơn đối với các ngân hàng, hoạt động công bố thông tin và quy định kế toán. Năm 1994, gần 15 năm trước sự sụp đổ của lĩnh vực tài chính, ông Greenspan nhấn mạnh rằng rủi ro của hệ thống tài chính, trong đó có thị trường phái sinh, chịu sự điều tiết của các bên tư nhân.

Chính quyền liên bang không đưa ra chính sách điều tiết nào mà bản thân nó ưu việt hơn sự điều tiết của thị trường. Điều đó giải thích tại sao ông chẳng đưa ra biện pháp ứng phó nào để ngăn bong bóng dot com thập niên 1990 bất chấp cảnh báo từ Larry Tisch, chủ tịch Loews và cựu chuyên gia John Whitehead tại Goldman Sachs.

Lời thú nhận khác của năm 2010 đến từ cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người đã cực kỳ sai lầm khi nghe lời cựu quan chức cấp cao thuộc Tài chính Mỹ là ông Rubin và Summer về việc không điều tiết thị trường phái sinh. Chủ tịch FED là người mơ hồ nhất về trách nhiệm của ông. Ông không thể định nghĩa cho chính xác thế nào về rủi ro hệ thống, ông cho rằng điều kiện dẫn đến rủi ro hệ thống vẫn mang tính chủ quan.

Xin thưa với ngài chủ tịch FED, chẳng có gì chủ quan đối với cuộc khủng hoảng mà chúng ta vừa trải qua mà thực tế theo tôi mọi chuyện đã khách quan một cách đau đớn. Chủ tịch FED còn phủ nhận rằng sự sụp đổ của tập đoàn AIG chính bắt nguồn từ mối liên hệ tài chính với các bên như Goldman Sachs và ngân hàng châu Âu. Gói giải cứu 180 tỷ USD dành cho AIG chỉ được tính toán dựa trên trực giác chứ không từ con số tín dụng thực tế của AIG.

Nực cười nhất, chủ tịch FED của chúng ta, 2 năm sau khủng hoảng, tuyên bố ông chẳng biết gì về mối liên quan mà AIG có với Goldman Sachs, Societe Generale, Deustche bank hay bất kỳ bên nào khác. Có tin ông được không? Hãy nói cho mọi người biết. Bởi nếu ông đang nói sự thật thì thực tế mọi chuyện hiện đang tệ hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Ngài cựu Tổng thống hãy tiếp tục, hãy yêu cầu Geithner trả lời ngọn ngành mọi vấn đề. Liên quan của AIG với toàn bộ thế giới tài chính thực tế như thế nào?

(Theo Forbes/ CafeF)

10/06 Xây đường sắt cao tốc đừng chỉ nghĩ mỗi chuyện kinh tế

Mỗi năm, VN phải dốc hàng tỷ USD để mua, thuê máy bay nhằm phát triển hàng không thì theo tôi số vốn dự kiến bỏ ra cho đường sắt cao tốc (khoảng 2-3 tỷ USD mỗi năm) không lớn.

Chưa bao giờ tôi thấy báo chí cũng như các tầng lớp nhân dân lại quan tâm đến một vấn đề nào nhiều như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Tôi cũng muốn đóng góp ý kiến dưới góc nhìn của một doanh nhân, thông qua ví dụ thế này.

Một doanh nhân trẻ khi khởi nghiệp với đồng vốn ít ỏi nhưng chịu áp lực nuôi sống bản thân và gia đình. Vậy mà anh vẫn quyết vay tiền mở công ty nhằm thoát khỏi nghèo khó và khẳng định năng lực bản thân, đồng thời tạo ra việc làm cho nhiều người, đóng thuế cho Nhà nước.


Ông Cao Duy Phong. Ảnh nhân vật cung cấp.


Khi quyết định khởi nghiệp, bạn bè, người thân... khuyên ngăn anh đừng mạo hiểm vì chưa chắc thành công 100%. Dù vậy, công ty vẫn được thành lập. Thời gian đầu anh chỉ có 3 nhân viên bán thời gian, tiền vốn và tiền vay thêm chỉ đủ chi trả các khoản như tiền thuê nhà, điện, lắp đặt các thiết bị văn phòng cùng bộ salon vừa phải để tiếp đối tác, khách hàng.

Anh cật lực làm việc và xoay sở để công ty cho ra mắt sản phẩm đầu tiên sau hai tháng thành lập. Có sản phẩm, nhưng lại không cạnh tranh được với đối thủ vì đây là sản phẩm mới, chưa có thương hiệu nên không được niềm tin của khách hàng. 6 tháng đầu, anh gồng mình chịu lỗ. Sản phẩm chỉ bắt đầu bán được từ tháng thứ 4, nhưng rất ít và giá trị không cao, chẳng bù chi cho các khoản đầu tư và tiền lương, tiền điện thoại và Internet thỉnh thoảng bị cắt vì nợ.

Tháng thứ 7, công ty có được một khách hàng lớn, sản phẩm bắt đầu có thương hiệu và trở thành đòn bẩy của công ty. Khách hàng và doanh thu tăng tỷ lệ thuận. Nhưng do không có kinh nghiệm về quản lý tài chính nên tiền vốn ban đầu hết, nợ chồng chất, tài sản công ty phải đem cầm để chi trả, khoản tiền nợ cứ tăng dần tới cả chục triệu vì không tính toán được điểm hòa vốn. Đó là chưa tính việc phải thuê các công ty làm IT, website, mua nguyên vật liệu, in ấn… tốn kém và đắt đỏ vì không biết giá cả thị trường. Nhờ vào giải pháp bán cổ phần mà công ty có tiền đủ để trả các khoản nợ đọng và dư một một khoản để đầu tư... Cứ thế, công ty lớn dần và rồi khẳng định vị thế trên thương trường...

Quay trở lại chuyện đường sắt cao tốc, với một quốc gia đang phát triển, phải đầu tư rất nhiều và luôn phải đi vay thêm. Dự tính của chúng ta là vay 30% và vốn tự có 70%, thì tỷ lệ này không phải quá cao. Nếu tính con số đầu tư 60 tỷ USD (dự kiến là 56 tỷ USD) thì chúng ta sẽ phải vay 18 tỷ USD, nhưng dự án được triển khai trong 20-30 năm. Do đó, nếu tính ra mỗi năm, chúng ta không phải vay quá nhiều và khoản vay này đã nằm trong các tính toán (dù chỉ là dự kiến) nhưng chắc chắn sẽ chính xác hơn nhiều so với câu chuyện về anh doanh nhân trẻ ở trên.

Vài năm trở lại đây chúng ta cũng đã đầu tư hàng tỷ USD để mua, thuê máy bay nhằm phát triển hàng không và phát triển thêm đội bay. Như vậy, số vốn bỏ ra cho đường sắt cao tốc (dự kiến là 2-3 tỷ USD mỗi năm) không phải là con số lớn.

Khi tuyến đường sắt cao tốc được xây dựng và khai thác thì sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm thường xuyên cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế các vùng đô thị dọc tuyến phát triển. Tôi chắc rằng nhiều người Việt Nam rất muốn đi du lịch xuyên Việt nhưng lại ngại đi ôtô vì tính rủi ro cao, còn máy bay thì không phải ở đâu cũng có và không phải ai cũng có khả năng chi trả. Đó là chưa kể những phiền toái khi chọn máy bay là phương tiện đi lại như mất thời gian (chúng ta thường phải ra sân bay từ một giờ rưỡi đến 2 giờ trước khi máy bay cất cánh. Đấy là chưa kể đến thời gian di chuyển từ nhà đền sân bay), phát sinh thêm nhiều chi phí khá tốn kém (như đi taxi) và sự phiền toái về mặt kiểm tra thủ tục giấy tờ…

Trong khi nếu có đường sắt cao tốc chúng ta cũng chỉ mất hơn 5 giờ cho toàn tuyến, chẳng mất thời gian chờ đợi ra sân bay hay làm thủ tục, đồng thời chi phí lại thấp, chỉ vào khoảng 50%-70% so với máy bay. Vì vậy, tôi nghĩ sẽ có nhiều người lựa chọn giải pháp này.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng muốn có nhiều người đi tàu cao tốc thì chúng ta cũng phải truyền thông để tất cả người dân có nhu cầu đi lại đều biết, hiểu và sử dụng. Tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều người lựa chọn tàu cao tốc thay cho máy bay, nếu không quá gấp về thời gian thì tàu cao tốc là giải pháp di chuyển hợp lý. Tôi nhấn mạnh thêm về truyền thông cho người sử dụng (khách hàng) rất quan trọng là bởi nếu sản phẩm, dịch vụ tốt mà không ai biết tới thì cũng sẽ chẳng ai mua hàng. Ví dụ, tôi là người thường xuyên di chuyển giữa Hà Nội và TP HCM nhưng không hề biết đến phương tiện khác tàu biển ngoài máy bay và tàu hỏa.

Đọc nhiều ý kiến, tôi thấy nhiều người không nghĩ tới cái tích cực của dự án mà chỉ nghĩ về số tiền đầu tư. Họ cũng chưa đưa ra được các dẫn chứng cụ thể để thấy rằng dự án này là không cần thiết. Tôi nghĩ chúng ta cũng khó có thể so sánh với Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là tổng đầu tư chiếm bao nhiêu % của GDP. Bởi họ là họ, còn ta là ta, ở mỗi thời điểm, quy mô GDP khác nhau nhưng không có nghĩa chiếm tỷ trọng bao nhiêu % thì khả thi hay không khả thi. Hơn nữa, phải nhắc lại là chúng ta đầu tư từ 10-30 năm mới hoàn thành toàn tuyến nên mỗi năm chỉ chi 2-3 tỷ USD chứ không làm gấp như các nước (chỉ trong vòng 10 năm) chưa tính tới tổng số km của ta lớn, qua địa hình phức tạp.

Tôi không phải là chuyên gia kinh tế, cũng không phải là chuyên gia về xe lửa hay tàu hỏa (dù tôi học ngành xe lửa của ĐH Giao thông Vận tải). Tôi làm kinh doanh nhưng tôi kể câu chuyện trên để chúng ta thấy cái quan trọng là xác định được mục tiêu, suy nghĩ tích cực và tại sao tất cả chúng ta (ai thường xuyên đi lại giữa Bắc - Nam) không ủng hộ để có thêm nhiều sự lựa chọn khi di chuyển? Khi dự án được hoàn thành nó còn là biểu tượng của Việt Nam, là tinh thần và sự tự hào, thể hiện sức mạnh và thúc đẩy tất cả bứt phá. Cứ thử tính một năm hay thậm chí 30 năm như dự án, chúng ta sẽ chi bao nhiêu tiền cho việc xây dựng các công trình văn hóa để khẳng định vị thế. Song nó có mang lại lợi ích đáng kể so với một dự án giao thông quan trọng như đường sắt cao tốc?

Chúng ta cũng đã chuẩn bị 3 năm để trình kế hoạch sơ bộ chứ chưa phải là kế hoạch triển khai chính thức, sẽ còn rất nhiều khó khăn chờ chúng ta, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng và khát vọng khẳng định sức mạnh của Việt Nam thì chúng ta hoàn toàn có thể thành công từ dự án này.

Vậy, tôi nghĩ để làm được dự này, chúng ta cần có:

- Một kế hoạch cụ thể, chi tiết và tính toán kỹ lưỡng.

- Suy nghĩ tích cực nhưng cần biết ngay những khó khăn và hạn chế để khắc phục.

- Tự tin và quyết tâm làm chủ công nghệ, khát vọng vươn lên của cả đất nước, cả dân tộc.

- Cần có kế hoạch truyền thông làm sao cho tất cả người Việt Nam (và cả khách du lịch) đều phải biết về con đường này để họ sử dụng phương tiện này di chuyển.

- Cần tính toán thêm về lượng khách du lịch tới Việt Nam vì đây cũng là một lượng khách hàng tiềm năng và chiếm một tỷ lệ không nhỏ của đường sắt cao tốc, chứ hiện nay tôi thấy không mấy khách du lịch đi bằng đường sắt của ta.

So sánh giữa một cá nhân vay tiền khi đang khó khăn và không có kinh nghiệm với một đất nước xây dựng tuyến đường sắt cao tốc có số vốn khổng lồ thì quả là quá khập khiễng. Nhưng tôi rất ủng hộ và mong muốn dự án sớm được triển khai thành công.

Cao Duy Phong, Chủ tịch HĐQT Hasaico Group

13/09 Kinh tế Trung Quốc giữ vững đà tăng trưởng

Sản lượng công nghiệp tháng 8 của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ tốt hơn dự báo của giới phân tích. Cùng với đó, tín dụng trong hệ thống ngân hàng cũng bất ngờ tăng lần đầu tiên trong 4 tháng.


General Motors và hãng Shanghai Automotive vừa ký thỏa thuận cùng phát triển động cơ mới và chuyển giao công nghệ. Ảnh: AFP

Các số liệu mới công bố phát đi tín hiệu kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt ngay cả khi chính phủ đưa ra biện pháp hạn chế đà leo thang giá của của bất động sản, đóng cửa các nhà máy hoạt động không tiết kiệm năng lượng và hạn chế tín dụng.

Báo cáo của Cơ quan thống kê Trung Quốc cho thấy, sản lượng công nghiệp trong tháng 8 của nước này tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,5% trong khi đó mức tăng tháng 7 chỉ là 3,3%. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố, tổng giá trị các khoản vay mới trong tháng 8 tại Trung Quốc đạt 545,2 tỷ NDT (80 tỷ đôla). Tăng trưởng cung tiền M2 đạt 19,2%.

Những thông tin đáng chú ý giúp nhà đầu tư phố Wall chuẩn bị cho một tuần giao dịch hứa hẹn nhiều biến động. Hàng loạt các số liệu về doanh số bán lẻ, hàng tồn kho và đặc biệt, sản xuất công nghiệp Mỹ tháng 8 sẽ lần lượt được công bố trong 2 ngày thứ Ba và thứ Tư. Tháng 9 thông thường là tháng chứng khoán Mỹ biến động rất mạnh khi nhà đầu tư trở lại thị trường sau những ngày nghỉ hè, cùng xu hướng cơ cấu danh mục cổ phiếu sở hữu trong 3 tháng cuối năm.

Tuần trước, chứng khoán Mỹ nối dài chuỗi ngày giao dịch khởi sắc sang phiên thứ bảy trong 8 ngày. Sau 2 phiên lình xình, 1 phiên tăng và 1 phiên giảm, Dow Jones ghi thêm 0,1%, S&P cộng vào quỹ điểm 0,5%, và Nasdaq tiến 0,4%.

Nhiều dự báo về xu hướng tăng của giá dầu trong tuần này. Bầu không khí hoang mang về vụ rò rỉ tại giàn khoan Line 6A thuộc tập đoàn khai mỏ Enbridge Energy của Canada sẽ làm giảm nguồn cung trên thị trường, tiếp tục phủ đen lên sàn giao dịch hàng hóa NYMEX. Phiên cuối tuần trước, giá vàng đen đã bật cao với biên độ tốt nhất trong 6 tuần, và xu hướng mua vào này sẽ tiếp tục diễn ra trong tuần này. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao kỳ hạn tháng 10 sẽ khởi động tuần tại 76,47 đôla, tăng 2,5% sau 5 phiên giao dịch ở tuần trước.

Tuần qua, giá vàng thế giới ghi nhận tuần sụt giảm đầu tiên sau 7 tuần. Trên bảng điện tử Comex, giá kim loại quý giao kỳ hạn tháng 12 chốt tại 1.246,5 đôla một ounce, giảm 0,4% sau 5 phiên mở cửa. Theo nhận định của một số chuyên gia, tuần này, hiện chưa có đủ yếu tố để đẩy giá vàng lên mức đỉnh cao mới. Thị trường chứng khoán đã bình ổn, khủng hoảng nợ châu Âu không phải quá căng thẳng, vì thế nhiều người sẽ rời thị trường vàng.

Tuần trước, đồng euro sụt mạnh nhất trong hơn 1 tháng sau khi những quan ngại về khủng hoảng nợ công lại nổi lên. Trong giỏ 16 ngoại tệ mạnh thế giới, đồng euro mất giá so với 15 đồng tiền chủ chốt. Cụ thể, tỷ lệ hoán đổi giữa euro và đôla co hẹp 1,7%, về 1,2679 đôla.

Sony bán nhà máy sản xuất màn hình LCD cuối cùng tại châu Âu. Như vậy, hãng chế tạo hàng điện tử dân dụng lớn nhất thế giới sẽ chỉ còn lại các nhà máy sản xuất Màn hình tinh thể lỏng (LCD) tại Nhật Bản, Trung Quốc, Brazil và Malaysia. Nhà máy giao bán được biết đến với tên gọi Sony Barcelona Tec, nằm gần thành phố Barcelona (Tây Ban Nha) có khoảng 1.100 nhân viên, sẽ được chuyển giao lại cho hai công ty của Tây Ban Nha, một trong số đó là hãng chuyên sản xuất linh kiện trong ngành ô tô có tên Ficosa International.

Nguyễn Hùng