26/09/2011 | 10:35:00
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tờ Nhật báo Phố Wall của Mỹ số ra ngày 24/9 dẫn kết quả điều tra mới nhất của tổ chức Markit cho biết hoạt động kinh tế của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang lần đầu tiên bị thu hẹp lại trong vòng hơn hai năm qua.
Đây được coi là dấu hiệu rõ nhất cho thấy sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đang đẩy khối 17 nước Eurozone tới bờ vực suy thoái.
Trong tháng 9 này, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Eurozone đã giảm 1,5 điểm xuống chỉ còn 49,2 điểm trên thang độ 100 - mức giảm đầu tiên dưới mốc 50 kể từ tháng 7/2009. Sự sụt giảm về chỉ số PMI trong Eurozone là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư trên toàn cầu lo lắng bán ồ ạt tài sản trong vài tuần qua, làm cho các loại cổ phiếu chính của thế giới bị giảm giá mạnh.
Giới phân tích dự báo nhiều khả năng kinh tế Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong quý IV/2011 này hoặc quý đầu năm 2012.
Trong khi đó, đơn đặt hàng mới mua các mặt hàng công nghiệp của Eurozone trong tháng 7 /2011 đã giảm 2,1% so với tháng 6 trước đó. Niềm tin của người tiêu dùng cũng bị giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này trong quý II/2011 chỉ tăng 0,7% so với mức tăng hơn 3% của quý I/2011.
Hiện các khó khăn kinh tế của châu Âu vẫn tập trung ở Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha - ba nền kinh tế chỉ chiếm 6% GDP của Eurozone. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng về tài chính gia tăng tại Italy và Tây Ban Nha cũng đang tạo thêm áp lực đối với hầu hết các nền kinh tế lớn nhất khu vực này.
Chính phủ Italy cuối tuần qua đã phải hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức -1% sang tận năm 2013, càng làm cho quốc gia này khó khăn hơn trong việc xử lý khoản nợ lớn hiện có.
Trước những dấu hiệu báo động nguy cơ suy thoái tại Eurozone, tại cuộc họp thường niên ở thủ đô Washington hồi tuần trước, đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cùng đại diện của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã ra tuyên bố "sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết" nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.
Tuyên bố được đưa ra sau khi thị trường chứng khoán thế giới bị chao đảo mạnh do các nhà đầu tư lo ngại các nhà hoạch định chính sách của các chính phủ không còn cơ hội để can thiệp nhằm ngăn chặn chiều hướng xấu hiện nay./.
Đây được coi là dấu hiệu rõ nhất cho thấy sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đang đẩy khối 17 nước Eurozone tới bờ vực suy thoái.
Trong tháng 9 này, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Eurozone đã giảm 1,5 điểm xuống chỉ còn 49,2 điểm trên thang độ 100 - mức giảm đầu tiên dưới mốc 50 kể từ tháng 7/2009. Sự sụt giảm về chỉ số PMI trong Eurozone là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư trên toàn cầu lo lắng bán ồ ạt tài sản trong vài tuần qua, làm cho các loại cổ phiếu chính của thế giới bị giảm giá mạnh.
Giới phân tích dự báo nhiều khả năng kinh tế Eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong quý IV/2011 này hoặc quý đầu năm 2012.
Trong khi đó, đơn đặt hàng mới mua các mặt hàng công nghiệp của Eurozone trong tháng 7 /2011 đã giảm 2,1% so với tháng 6 trước đó. Niềm tin của người tiêu dùng cũng bị giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này trong quý II/2011 chỉ tăng 0,7% so với mức tăng hơn 3% của quý I/2011.
Hiện các khó khăn kinh tế của châu Âu vẫn tập trung ở Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha - ba nền kinh tế chỉ chiếm 6% GDP của Eurozone. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng về tài chính gia tăng tại Italy và Tây Ban Nha cũng đang tạo thêm áp lực đối với hầu hết các nền kinh tế lớn nhất khu vực này.
Chính phủ Italy cuối tuần qua đã phải hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức -1% sang tận năm 2013, càng làm cho quốc gia này khó khăn hơn trong việc xử lý khoản nợ lớn hiện có.
Trước những dấu hiệu báo động nguy cơ suy thoái tại Eurozone, tại cuộc họp thường niên ở thủ đô Washington hồi tuần trước, đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cùng đại diện của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã ra tuyên bố "sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết" nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.
Tuyên bố được đưa ra sau khi thị trường chứng khoán thế giới bị chao đảo mạnh do các nhà đầu tư lo ngại các nhà hoạch định chính sách của các chính phủ không còn cơ hội để can thiệp nhằm ngăn chặn chiều hướng xấu hiện nay./.
(TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment