Kinh tế thế giới hiện chủ yếu xoay quanh vấn đề chậm tăng trưởng, từ đó dẫn tới những nguy cơ nghiêm trọng hơn.
Thế giới đang đi từ khủng hoảng kinh tế tài chính sang khủng hoảng tăng trưởng, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy cho biết hôm 7/9 tại Hội nghị các nhà nghiên cứu đô thị quốc tế diễn ra ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Nỗi lo của ông Pascal Lamy cũng là một trong các chương trình nghị sự quan trọng tại hội nghị các nước G7 hôm 9/9 vừa qua. Tại đó, các bộ trưởng tài chính của Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí vể những biện pháp cân bằng nhu cầu giảm nợ với nhu cầu hỗ trợ tăng trưởng.
Kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn khó khăn với những thách thức nghiêm trọng như khủng hoảng nợ công, giới đầu tư mất lòng tin vào các thị trường tài chính, trong khi các nước thiếu sự hợp tác giải quyết các vấn đề cơ cấu, khiến tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp vọt cao và thâm hụt tài chính sâu rộng.
Theo báo cáo “Những thách thức chính sách sau khủng hoảng trong nền kinh tế thế giới” năm 2011 của Hội nghị Liên hiệp quốc về buôn bán và phát triển (UNCTAD), kinh tế toàn cầu hiện cực kỳ nguy hiểm, không còn động lực, chính sách kinh tế là thảm họa và kịch bản được coi là khả dĩ nhất là một thập kỷ trì trệ.
Theo Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy cho rằng, mặc dù đã phải thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế bất thường nhưng nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng không đạt đủ mức cần thiết để phục hồi tài chính và giảm tỷ lệ thất nghiệp cao, từ đó gây ra những biến động về mặt xã hội.
Buôn bán toàn cầu tăng trưởng 14,5% năm 2010 nhưng sẽ giảm mạnh xuống mức 6,5% trong năm 2011. Hệ thống buôn bán đa phương quốc tế trong tương lai sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu, đặc biệt là sự không rõ ràng giữa chính sách buôn bán và các chính sách hối đoái, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng.
Trên thực tế, những nhận định của ông Pascal Lamy không phải là không có cơ sở. Các báo cáo kinh tế từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc trong tuần qua cũng đều xoay quanh một nan đề, đó là sự tăng trưởng yếu kém và đánh giá triển vọng tăng trưởng thời gian tới khá gian truân.
Theo báo cáo Beige Book về tình hình kinh tế Mỹ trong tháng 8 vừa qua được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố hôm 7/9, nền kinh tế số một thế giới tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chậm hoặc trung bình ở nhiều khu vực. Báo cáo cho biết, 5 trong số 12 khu vực trên toàn nước Mỹ thông báo mức tăng trưởng "vừa phải" trong các hoạt động kinh doanh và kinh tế.
Trong khi hoạt động kinh tế tại bốn khu vực được ghi nhận mức "còn yếu" và ba khu vực còn lại "chậm hơn". Báo cáo còn cho thấy sự biến động của thị trường chứng khoán cũng như sự không ổn định trong hoạt động của một số thị trường đã khiến nhiều khu vực phải hạ bớt chỉ số đánh giá kinh tế khu vực hoặc thận trọng hơn trong dự báo triển vọng kinh tế.
Về thị trường việc làm, FED nhận định về cơ bản, tình hình ổn định tại một số khu vực và phát triển ở mức độ vừa phải tại các khu vực còn lại, trong khi nhu cầu tuyển người vào các vị trí cần có kỹ năng cao như kỹ sư, thợ cơ khí và phát triển phần mềm máy tính đang gia tăng.
Theo báo cáo, trong tháng 8 vừa qua, chi tiêu cho tiêu dùng tăng nhẹ ở hầu hết các khu vực, hoạt động du lịch vẫn phát triển ổn định và nhu cầu đối với các ngành dịch vụ nói chung là tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ đã bị thiệt hại đáng kể do thiên tai, đặc biệt sau cơn bão lịch sử Irene đổ bộ vào miền Đông nước Mỹ hồi cuối tháng.
Tình hình ở châu Âu cũng không khả quan hơn. Hôm 8/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong năm nay và năm tới. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn giữ nguyên dự báo về tỷ lệ lạm phát tại 17 nước trong khu vực trên.
Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cho biết, ngân hàng đã hạ mức dự đoán tăng trưởng GDP của Eurozone xuống chỉ còn 1,6% trong năm 2011 và 1,3% trong năm 2012 so với mức lần lượt là 1,7% và 1,9% của dự báo trước đó. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tại khu vực này vẫn được giữ nguyên là 2,6% trong năm 2011 và 1,7% trong năm 2012.
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Trichet cho biết trong tương lai, một số yếu tố tăng trưởng bị suy yếu ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của toàn khu vực Eurozone.
Những yếu tố đó bao gồm sự điều tiết nhịp độ tăng trưởng toàn cầu, liên quan đến sự sụt giảm của giá cả cũng như lòng tin của doanh nghiệp, và những ảnh hưởng bất lợi trong tương lai do những căng thẳng gia tăng tại một loạt nước trong khu vực đang bị vướng vào vấn đề nợ công.
Trước đó, cùng ngày, tại một cuộc họp định kỳ hàng tháng, ECB đã quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất ở mức ổn định là 1,5% nhằm hỗ trợ sức tăng trưởng kinh tế khu vực và trấn an giới đầu tư. Quyết định này trái ngược với thông tin hồi tháng trước, rằng ECB đã quyết định sẽ tăng tỷ lệ lãi suất vào mùa Thu hoặc cuối năm nay.
Trong lúc này, Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đang phải vật lộn với bài toán đồng Yên. Phát biểu trước thềm phiên họp tài chính của nhóm G7, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi khẳng định ông sẽ cố gắng thuyết phục các đối tác trong G7 rằng đồng Yên mạnh là mối đe dọa đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Sau động thái quy định tỷ lệ hối đoái tối thiểu và tuyên bố chuẩn bị mua số lượng lớn ngoại tệ của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ, ngày càng nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, được "khích lệ" để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ nền kinh tế quốc gia trước những biến động mạnh trên thị trường tiền tệ.
Đồng Yên mạnh làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật Bản, đồng thời khiến các sản phẩm được làm tại nước này trở nên đắt đỏ hơn khi bán ra nước ngoài. Ngày càng nhiều công ty đang tính chuyển hoạt động sản xuất và điều hành ra nước ngoài, gây ra những lo lắng về khả năng Nhật Bản "rỗng ruột" trong các ngành công nghiệp.
Trong tháng 8 vừa qua, đồng Yên đã vọt lên 75,95 Yên/USD, mức cao nhất của thời kỳ hậu chiến tranh thế giới lần 2. Thị trường lo ngại rằng sức mạnh của đồng Yên có thể xói mòn nỗ lực phục hồi kinh tế sau thảm họa động đất-sóng thần xảy ra hôm 11/3 năm nay. Nhật Bản từng ba lần can thiệp vào thị trường ngoại hối, nhưng đồng Yên vẫn tăng giá mạnh.
Cũng có quan điểm tương tự như ông Pascal Lamy, tờ The Global and Mail của Canada số ra mới đây cho rằng, ngày càng khó dự đoán sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai sẽ xuất phát từ đâu khi mức tăng trưởng việc làm tại Mỹ đang chững lại, và tăng trưởng kinh tế tại khu vực đồng Euro cũng vậy trong khi kinh tế Nhật Bản tiếp tục đình đốn.
Tờ báo trên nhận định, tuy có nói về tầm quan trọng của Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil như các động lực mới của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng nhanh đến đâu nếu không có ít nhất là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới tham gia tiến trình này.
Nỗi lo của ông Pascal Lamy cũng là một trong các chương trình nghị sự quan trọng tại hội nghị các nước G7 hôm 9/9 vừa qua. Tại đó, các bộ trưởng tài chính của Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí vể những biện pháp cân bằng nhu cầu giảm nợ với nhu cầu hỗ trợ tăng trưởng.
Kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn khó khăn với những thách thức nghiêm trọng như khủng hoảng nợ công, giới đầu tư mất lòng tin vào các thị trường tài chính, trong khi các nước thiếu sự hợp tác giải quyết các vấn đề cơ cấu, khiến tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp vọt cao và thâm hụt tài chính sâu rộng.
Theo báo cáo “Những thách thức chính sách sau khủng hoảng trong nền kinh tế thế giới” năm 2011 của Hội nghị Liên hiệp quốc về buôn bán và phát triển (UNCTAD), kinh tế toàn cầu hiện cực kỳ nguy hiểm, không còn động lực, chính sách kinh tế là thảm họa và kịch bản được coi là khả dĩ nhất là một thập kỷ trì trệ.
Theo Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy cho rằng, mặc dù đã phải thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế bất thường nhưng nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng không đạt đủ mức cần thiết để phục hồi tài chính và giảm tỷ lệ thất nghiệp cao, từ đó gây ra những biến động về mặt xã hội.
Buôn bán toàn cầu tăng trưởng 14,5% năm 2010 nhưng sẽ giảm mạnh xuống mức 6,5% trong năm 2011. Hệ thống buôn bán đa phương quốc tế trong tương lai sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu, đặc biệt là sự không rõ ràng giữa chính sách buôn bán và các chính sách hối đoái, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng.
Trên thực tế, những nhận định của ông Pascal Lamy không phải là không có cơ sở. Các báo cáo kinh tế từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc trong tuần qua cũng đều xoay quanh một nan đề, đó là sự tăng trưởng yếu kém và đánh giá triển vọng tăng trưởng thời gian tới khá gian truân.
Theo báo cáo Beige Book về tình hình kinh tế Mỹ trong tháng 8 vừa qua được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố hôm 7/9, nền kinh tế số một thế giới tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chậm hoặc trung bình ở nhiều khu vực. Báo cáo cho biết, 5 trong số 12 khu vực trên toàn nước Mỹ thông báo mức tăng trưởng "vừa phải" trong các hoạt động kinh doanh và kinh tế.
Trong khi hoạt động kinh tế tại bốn khu vực được ghi nhận mức "còn yếu" và ba khu vực còn lại "chậm hơn". Báo cáo còn cho thấy sự biến động của thị trường chứng khoán cũng như sự không ổn định trong hoạt động của một số thị trường đã khiến nhiều khu vực phải hạ bớt chỉ số đánh giá kinh tế khu vực hoặc thận trọng hơn trong dự báo triển vọng kinh tế.
Về thị trường việc làm, FED nhận định về cơ bản, tình hình ổn định tại một số khu vực và phát triển ở mức độ vừa phải tại các khu vực còn lại, trong khi nhu cầu tuyển người vào các vị trí cần có kỹ năng cao như kỹ sư, thợ cơ khí và phát triển phần mềm máy tính đang gia tăng.
Theo báo cáo, trong tháng 8 vừa qua, chi tiêu cho tiêu dùng tăng nhẹ ở hầu hết các khu vực, hoạt động du lịch vẫn phát triển ổn định và nhu cầu đối với các ngành dịch vụ nói chung là tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ đã bị thiệt hại đáng kể do thiên tai, đặc biệt sau cơn bão lịch sử Irene đổ bộ vào miền Đông nước Mỹ hồi cuối tháng.
Tình hình ở châu Âu cũng không khả quan hơn. Hôm 8/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong năm nay và năm tới. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn giữ nguyên dự báo về tỷ lệ lạm phát tại 17 nước trong khu vực trên.
Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cho biết, ngân hàng đã hạ mức dự đoán tăng trưởng GDP của Eurozone xuống chỉ còn 1,6% trong năm 2011 và 1,3% trong năm 2012 so với mức lần lượt là 1,7% và 1,9% của dự báo trước đó. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tại khu vực này vẫn được giữ nguyên là 2,6% trong năm 2011 và 1,7% trong năm 2012.
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Trichet cho biết trong tương lai, một số yếu tố tăng trưởng bị suy yếu ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của toàn khu vực Eurozone.
Những yếu tố đó bao gồm sự điều tiết nhịp độ tăng trưởng toàn cầu, liên quan đến sự sụt giảm của giá cả cũng như lòng tin của doanh nghiệp, và những ảnh hưởng bất lợi trong tương lai do những căng thẳng gia tăng tại một loạt nước trong khu vực đang bị vướng vào vấn đề nợ công.
Trước đó, cùng ngày, tại một cuộc họp định kỳ hàng tháng, ECB đã quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất ở mức ổn định là 1,5% nhằm hỗ trợ sức tăng trưởng kinh tế khu vực và trấn an giới đầu tư. Quyết định này trái ngược với thông tin hồi tháng trước, rằng ECB đã quyết định sẽ tăng tỷ lệ lãi suất vào mùa Thu hoặc cuối năm nay.
Trong lúc này, Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đang phải vật lộn với bài toán đồng Yên. Phát biểu trước thềm phiên họp tài chính của nhóm G7, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi khẳng định ông sẽ cố gắng thuyết phục các đối tác trong G7 rằng đồng Yên mạnh là mối đe dọa đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Sau động thái quy định tỷ lệ hối đoái tối thiểu và tuyên bố chuẩn bị mua số lượng lớn ngoại tệ của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ, ngày càng nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, được "khích lệ" để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ nền kinh tế quốc gia trước những biến động mạnh trên thị trường tiền tệ.
Đồng Yên mạnh làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật Bản, đồng thời khiến các sản phẩm được làm tại nước này trở nên đắt đỏ hơn khi bán ra nước ngoài. Ngày càng nhiều công ty đang tính chuyển hoạt động sản xuất và điều hành ra nước ngoài, gây ra những lo lắng về khả năng Nhật Bản "rỗng ruột" trong các ngành công nghiệp.
Trong tháng 8 vừa qua, đồng Yên đã vọt lên 75,95 Yên/USD, mức cao nhất của thời kỳ hậu chiến tranh thế giới lần 2. Thị trường lo ngại rằng sức mạnh của đồng Yên có thể xói mòn nỗ lực phục hồi kinh tế sau thảm họa động đất-sóng thần xảy ra hôm 11/3 năm nay. Nhật Bản từng ba lần can thiệp vào thị trường ngoại hối, nhưng đồng Yên vẫn tăng giá mạnh.
Cũng có quan điểm tương tự như ông Pascal Lamy, tờ The Global and Mail của Canada số ra mới đây cho rằng, ngày càng khó dự đoán sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai sẽ xuất phát từ đâu khi mức tăng trưởng việc làm tại Mỹ đang chững lại, và tăng trưởng kinh tế tại khu vực đồng Euro cũng vậy trong khi kinh tế Nhật Bản tiếp tục đình đốn.
Tờ báo trên nhận định, tuy có nói về tầm quan trọng của Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil như các động lực mới của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng nhanh đến đâu nếu không có ít nhất là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới tham gia tiến trình này.
Thảo luận (1 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
Thiên Tính 09:44 (GMT+7) - Thứ Hai, 12/9/2011
Nếu thật sự khủng hoảng tăng trưởng là không đáng lo.
Một nhà có thể làm ăn 5 năm mà không dư tiền, không mua sắm được gì nhưng cuộc sống không chật vật, bữa ăn vẫn có chút cá chút thì vẫn đạt.
Chứ cứ bảo tăng trưởng 6-7%, tiền làm thấy có đó nhưng mà cuộc sống khó khăn bữa ăn đạm bạc thiếu chất cá thịt, kinh tế bất ổn, vật giá leo thang không xuống... thì tăng trưởng làm gì.
Nếu thật sự khủng hoảng tăng trưởng là không đáng lo.
Một nhà có thể làm ăn 5 năm mà không dư tiền, không mua sắm được gì nhưng cuộc sống không chật vật, bữa ăn vẫn có chút cá chút thì vẫn đạt.
Chứ cứ bảo tăng trưởng 6-7%, tiền làm thấy có đó nhưng mà cuộc sống khó khăn bữa ăn đạm bạc thiếu chất cá thịt, kinh tế bất ổn, vật giá leo thang không xuống... thì tăng trưởng làm gì.
No comments:
Post a Comment