Đồng Euro lại lao dốc mạnh truớc bối cảnh Hy Lạp không thể giải quyết được bài toán nợ nần.
Phiên giao dịch sáng nay (12/9), đồng Euro đã sụt giá mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2001 so với đồng Yên và giảm so với đồng USD, do thị trường dự báo Thủ tướng Đức Angela Merkel đang chuẩn bị kịch bản Hy Lạp vỡ nợ.
Cụ thể, tại thị trường Tokyo, đồng Euro sụt xuống 105,44 Yên, từ mức 105,99 Yên hồi cuối tuần trước. Trước đó, có lúc cặp tỷ giá này sụt xuống 104,92 Yên/Euro, thấp nhất từ tháng 7/2001. So với USD, Euro giảm xuống mức 1,3555 USD/Euro, thấp nhất từ ngày 22/2 và sau đó giao dịch ở mức 1,3606 USD/Euro.
Đồng dollar của Australia và Nea Zealand cũng suy yếu do các nhà đầu tư bán tháo các tài sản rủi ro cao, trong bối cảnh lợi tức trái phiếu Hy Lạp leo thang lên mức cao kỷ lục và báo cáo tuần trước cho thấy 3 ngân hàng lớn của Pháp có thể bị hạ xếp hạng tín nhiệm.
Tin tức cho biết, chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang tranh cãi về việc làm thế nào để vực dậy các ngân hàng Đức trong trường hợp Hy Lạp không đáp ứng được các cam kết về cắt giảm ngân sách của gói cứu trợ và không chi trả được các khoản vay hỗ trợ.
Chính phủ Hy Lạp đã cam kết cắt giảm chi tiêu cho lĩnh vực công, tự do hóa thị trường lao động và bán tất cả các doanh nghiệp nhà nước. Đổi lại, các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro tuyên bố gói giải cứu 159 tỷ Euro (223 tỷ USD) cho nước này hồi tháng 7. Tuy nhiên, hiện Athens chưa thể đáp ứng các yêu cầu cho đợt giải ngân tiếp theo.
Trước đó, tờ Der Spiegel của Đức dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nghi ngờ khả năng Hy Lạp có thể tránh được một vụ phá sản và đang chuẩn bị cho viễn cảnh tồi tệ nhất, theo hai kịch bản, hoặc Hy Lạp vẫn ở lại Khu vực đồng Euro, hoặc phải sử dụng lại đồng tiền cũ của họ, đồng drachma.
Tuy nhiên, hôm 11/9, phát biểu ý kiến về tình hình kinh tế tại một hội chợ ở phía bắc Hy Lạp, Thủ tướng nước này khẳng định, ông sẽ làm mọi cách để cứu đất nước thoát khỏi vỡ nợ và ở lại trong khu vực đồng Euro, nhằm xóa bỏ những tin đồn về việc Athens sắp bị loại khỏi khu vực này do khủng hoảng nợ đang tăng lên.
Ông khẳng định, Chính phủ Hy Lạp sẽ đấu tranh để tránh thảm họa cho đất nước, nhân dân và ở lại trong khu vực đồng Euro; đồng thời cam kết sẽ tuân thủ chặt chẽ các biện pháp khắc khổ mà các nước chủ nợ đưa ra, bất chấp các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp này ngày một tăng.
Hôm 10/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp cũng cam kết sẽ tiếp tục giảm mạnh khu vực công, đẩy mạnh tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước và tự do hóa thị trường lao động để tránh nguy cơ vỡ nợ. Quan chức này cho biết, kinh tế Hy Lạp có thể suy thoái 5% trong năm nay, mức giảm tồi tệ hơn nhiều so với dự đoán trước đó.
Cũng trong ngày 11/9, 25.000 người Hy Lạp đã xuống đường biểu tình phản đối thắt lưng buộc bụng, nhiều người đã căng băng-rôn lớn với dòng chữ: “Chúng tôi không nợ nần gì hết, không trả gì hết, không bán gì hết, không sợ gì hết”. Khoảng 7.000 cảnh sát đã được điều động. Cảnh sát đã bắn hơi cay vào những người biểu tình quá khích.
Nhiều người Hy Lạp sợ rằng tài sản nhà nước sẽ bị bán với giá quá rẻ và tức giận vì khoảng 20.000 nhân viên trong lĩnh vực công sẽ bị sa thải, nhiều người khác bị cắt giảm lương trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 16% vào tháng 6.
Cụ thể, tại thị trường Tokyo, đồng Euro sụt xuống 105,44 Yên, từ mức 105,99 Yên hồi cuối tuần trước. Trước đó, có lúc cặp tỷ giá này sụt xuống 104,92 Yên/Euro, thấp nhất từ tháng 7/2001. So với USD, Euro giảm xuống mức 1,3555 USD/Euro, thấp nhất từ ngày 22/2 và sau đó giao dịch ở mức 1,3606 USD/Euro.
Đồng dollar của Australia và Nea Zealand cũng suy yếu do các nhà đầu tư bán tháo các tài sản rủi ro cao, trong bối cảnh lợi tức trái phiếu Hy Lạp leo thang lên mức cao kỷ lục và báo cáo tuần trước cho thấy 3 ngân hàng lớn của Pháp có thể bị hạ xếp hạng tín nhiệm.
Tin tức cho biết, chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang tranh cãi về việc làm thế nào để vực dậy các ngân hàng Đức trong trường hợp Hy Lạp không đáp ứng được các cam kết về cắt giảm ngân sách của gói cứu trợ và không chi trả được các khoản vay hỗ trợ.
Chính phủ Hy Lạp đã cam kết cắt giảm chi tiêu cho lĩnh vực công, tự do hóa thị trường lao động và bán tất cả các doanh nghiệp nhà nước. Đổi lại, các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro tuyên bố gói giải cứu 159 tỷ Euro (223 tỷ USD) cho nước này hồi tháng 7. Tuy nhiên, hiện Athens chưa thể đáp ứng các yêu cầu cho đợt giải ngân tiếp theo.
Trước đó, tờ Der Spiegel của Đức dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nghi ngờ khả năng Hy Lạp có thể tránh được một vụ phá sản và đang chuẩn bị cho viễn cảnh tồi tệ nhất, theo hai kịch bản, hoặc Hy Lạp vẫn ở lại Khu vực đồng Euro, hoặc phải sử dụng lại đồng tiền cũ của họ, đồng drachma.
Tuy nhiên, hôm 11/9, phát biểu ý kiến về tình hình kinh tế tại một hội chợ ở phía bắc Hy Lạp, Thủ tướng nước này khẳng định, ông sẽ làm mọi cách để cứu đất nước thoát khỏi vỡ nợ và ở lại trong khu vực đồng Euro, nhằm xóa bỏ những tin đồn về việc Athens sắp bị loại khỏi khu vực này do khủng hoảng nợ đang tăng lên.
Ông khẳng định, Chính phủ Hy Lạp sẽ đấu tranh để tránh thảm họa cho đất nước, nhân dân và ở lại trong khu vực đồng Euro; đồng thời cam kết sẽ tuân thủ chặt chẽ các biện pháp khắc khổ mà các nước chủ nợ đưa ra, bất chấp các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp này ngày một tăng.
Hôm 10/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp cũng cam kết sẽ tiếp tục giảm mạnh khu vực công, đẩy mạnh tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước và tự do hóa thị trường lao động để tránh nguy cơ vỡ nợ. Quan chức này cho biết, kinh tế Hy Lạp có thể suy thoái 5% trong năm nay, mức giảm tồi tệ hơn nhiều so với dự đoán trước đó.
Cũng trong ngày 11/9, 25.000 người Hy Lạp đã xuống đường biểu tình phản đối thắt lưng buộc bụng, nhiều người đã căng băng-rôn lớn với dòng chữ: “Chúng tôi không nợ nần gì hết, không trả gì hết, không bán gì hết, không sợ gì hết”. Khoảng 7.000 cảnh sát đã được điều động. Cảnh sát đã bắn hơi cay vào những người biểu tình quá khích.
Nhiều người Hy Lạp sợ rằng tài sản nhà nước sẽ bị bán với giá quá rẻ và tức giận vì khoảng 20.000 nhân viên trong lĩnh vực công sẽ bị sa thải, nhiều người khác bị cắt giảm lương trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 16% vào tháng 6.
No comments:
Post a Comment