27/05/2011 | 11:22:00
Biểu tình chống chính sách "thắt lưng buộc bụng" của Chính phủ Hy Lạp ở Athens. (Nguồn: AFP)
Ngày 27/5, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro, Jean-Claude Juncker cảnh báo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể phong tỏa việc giải ngân khoản thứ 5 trị giá 12 tỷ euro trong gói cứu trợ chung 110 tỷ euro của tổ chức này và Liên minh châu Âu (EU) dành cho Hy Lạp.
Phát biểu tại một hội nghị ở Luxembourg ông Juncker nói rõ IMF có những quy định cụ thể, bao gồm việc cấm nhà cho vay giải ngân khi chưa có sự đảm bảo về khả năng trả nợ trong vòng 12 tháng từ phía người vay.
Ông Juncker cho rằng IMF hy vọng có thể gây sức ép buộc EU gánh phần việc của định chế cho vay lớn nhất thế giới này khi đến thời hạn giải ngân khoản cứu trợ nói trên vào ngày 29/6 tới. Ông Juncker cũng cảnh báo một số nước EU, đặc biệt là Đức, Phần Lan và Hà Lan, không sẵn sàng "thế chân" IMF.
Theo nguồn tin EU, động thái trên của ông Juncker nhằm gia tăng sức ép buộc Hy Lạp đẩy nhanh các nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, đặc biệt là chương trình tư nhân hóa các tài sản quốc gia. Nguồn tin nhấn mạnh Hy Lạp thực sự không còn khả năng huy động tiền sau khi Athens tuyên bố sẽ vỡ nợ nếu không nhận được khoản cứu trợ 12 tỷ euro từ EU và IMF trong tháng này.
Trong khi đó, người phát ngôn IMF Caroline Atkinson cho biết tổ chức này cần "những sự đảm bảo" về cách thức Hy Lạp tiếp tục huy động tiền như thế nào.
Bà Atkinson nhấn mạnh Ban Giám đốc IMF không cho phép định chế này cho vay khi chưa có những sự đảm bảo như vậy. Bà khẳng định phần cứu trợ tổng cộng 30 tỷ euro mà IMF cam kết dành cho Hy Lạp phụ thuộc vào kết quả Athens huy động tiền từ các nguồn và hoạt động khác, hàm ý phần cứu trợ mà EU cam kết dành cho Hy Lạp, những điều chỉnh về chính sách tài chính từ Athens và cam kết của Hy Lạp về chương trình tư nhân hóa các tài sản quốc gia để lấy tiền trả nợ.
Bà Atkinson cho biết nhờ hiểu rõ những thách thức mà Hy Lạp phải đối mặt, nguyên nhân khiến tình hình nợ xấu đi và những nỗ lực phi thường của Chính phủ và người dân nước này trong năm qua, nên IMF có ý định cho Athens vay tiền. Tuy nhiên, IMF phải đánh giá tình hình tài chính của Hy Lạp hàng quý để đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Hiện một phái đoàn IMF đang có mặt ở Hy Lạp để đánh giá tiến bộ cải cách kinh tế của Hy Lạp trước khi quyết định giải ngân khoản cứu trợ thứ năm.
Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã đề nghị Tổng thống Karolos Papoulias triệu tập một cuộc họp hiếm hoi trong lịch sử với sự tham gia của lãnh đạo tất cả các chính đảng ở nước này, cùng các bộ trưởng tài chính và ngoại giao nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trên cả nước về việc tăng cường các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để nhận được khoản cứu trợ tiếp theo theo yêu cầu của EU.
Đầu tuần này, ông Papandreou đã có các cuộc gặp riêng rẽ với các đảng ở Hy Lạp, nhưng không đạt kết quả. Các đảng đối lập bác bỏ những chính sách khắc khổ mới đây nhất với lý do cách làm này kìm hãm kinh tế phát triển./.
Phát biểu tại một hội nghị ở Luxembourg ông Juncker nói rõ IMF có những quy định cụ thể, bao gồm việc cấm nhà cho vay giải ngân khi chưa có sự đảm bảo về khả năng trả nợ trong vòng 12 tháng từ phía người vay.
Ông Juncker cho rằng IMF hy vọng có thể gây sức ép buộc EU gánh phần việc của định chế cho vay lớn nhất thế giới này khi đến thời hạn giải ngân khoản cứu trợ nói trên vào ngày 29/6 tới. Ông Juncker cũng cảnh báo một số nước EU, đặc biệt là Đức, Phần Lan và Hà Lan, không sẵn sàng "thế chân" IMF.
Theo nguồn tin EU, động thái trên của ông Juncker nhằm gia tăng sức ép buộc Hy Lạp đẩy nhanh các nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, đặc biệt là chương trình tư nhân hóa các tài sản quốc gia. Nguồn tin nhấn mạnh Hy Lạp thực sự không còn khả năng huy động tiền sau khi Athens tuyên bố sẽ vỡ nợ nếu không nhận được khoản cứu trợ 12 tỷ euro từ EU và IMF trong tháng này.
Trong khi đó, người phát ngôn IMF Caroline Atkinson cho biết tổ chức này cần "những sự đảm bảo" về cách thức Hy Lạp tiếp tục huy động tiền như thế nào.
Bà Atkinson nhấn mạnh Ban Giám đốc IMF không cho phép định chế này cho vay khi chưa có những sự đảm bảo như vậy. Bà khẳng định phần cứu trợ tổng cộng 30 tỷ euro mà IMF cam kết dành cho Hy Lạp phụ thuộc vào kết quả Athens huy động tiền từ các nguồn và hoạt động khác, hàm ý phần cứu trợ mà EU cam kết dành cho Hy Lạp, những điều chỉnh về chính sách tài chính từ Athens và cam kết của Hy Lạp về chương trình tư nhân hóa các tài sản quốc gia để lấy tiền trả nợ.
Bà Atkinson cho biết nhờ hiểu rõ những thách thức mà Hy Lạp phải đối mặt, nguyên nhân khiến tình hình nợ xấu đi và những nỗ lực phi thường của Chính phủ và người dân nước này trong năm qua, nên IMF có ý định cho Athens vay tiền. Tuy nhiên, IMF phải đánh giá tình hình tài chính của Hy Lạp hàng quý để đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Hiện một phái đoàn IMF đang có mặt ở Hy Lạp để đánh giá tiến bộ cải cách kinh tế của Hy Lạp trước khi quyết định giải ngân khoản cứu trợ thứ năm.
Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã đề nghị Tổng thống Karolos Papoulias triệu tập một cuộc họp hiếm hoi trong lịch sử với sự tham gia của lãnh đạo tất cả các chính đảng ở nước này, cùng các bộ trưởng tài chính và ngoại giao nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trên cả nước về việc tăng cường các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để nhận được khoản cứu trợ tiếp theo theo yêu cầu của EU.
Đầu tuần này, ông Papandreou đã có các cuộc gặp riêng rẽ với các đảng ở Hy Lạp, nhưng không đạt kết quả. Các đảng đối lập bác bỏ những chính sách khắc khổ mới đây nhất với lý do cách làm này kìm hãm kinh tế phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment