26/05/2011 | 09:39:00
Số người thất nghiệp đang tăng lên. (Ảnh: Internet)
Trong báo cáo "Hiện trạng kinh tế thế giới và triển vọng" công bố ngày 25/5, Liên hợp quốc đã nhấn mạnh 5 thách thức chính sách toàn cầu chủ chốt mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt, đồng thời kêu gọi đẩy nhanh tiến trình phối hợp chính sách kinh tế hiệu quả và tin cậy để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.
Báo cáo cho biết nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi với dự báo tổng sản phẩm thế giới (WGP) tăng 3,3% năm 2011 và 3,6% năm 2012, trong đó các nền kinh tế đang phát triển khu vực châu Á và Mỹ Latinh vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ phục hồi và tăng trưởng.
Nền kinh tế Đông Á giữ kỷ lục tăng trưởng với tốc độ 7,3% năm 2011 và 7,2% năm 2012. Các nền kinh tế châu Phi được dự báo tăng trưởng 3,6% năm 2011 nhưng sẽ tăng lên 5,4% năm 2012. Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean được dự báo tăng trưởng 4,5% năm 2011 và 4,9% năm 2012.
Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi cũng đang chậm lại do những lo ngại về tỷ lệ lạm phát cao, các bong bóng giá tài sản xuất hiện và sức ép tỷ giá hối đoái tăng cùng với nguy cơ phát triển quá nóng.
Các nước đang phát triển vẫn là động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu trong khi các nền kinh tế phát triển vẫn trì trệ. Kinh tế Mỹ dự báo tăng trưởng 2,6% năm 2011 và 2,8% năm 2012, trong khi Nhật Bản dự kiến đạt mức tăng 0,7% năm 2011 và 2,8% năm 2012. Nền kinh tế các nước khu vực đồng ơrô được dự báo tăng trưởng 1,6% trong năm 2011 và 2012.
Có thể thấy các nền kinh tế phát triển chuyển sang chính sách kinh tế khắc khổ để đối phó với nợ công cao đã làm suy yếu triển vọng tăng trưởng ngắn hạn.
Báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo tuy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm ở một số nền kinh tế phát triển nhưng nhiều nền kinh tế phát triển ngày càng khó đối phó với số người thất nghiệp ngắn hạn đang tăng lên. Tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh và có thể trở lại suy thoái nếu nợ công và sự mong manh của khu vực tài chính ở các nền kinh tế phát triển không được xử lý thích hợp, đặc biệt trong bối cảnh thảm họa thiên tai và hạt nhân ở Nhật Bản làm chao đảo các thị trường tài chính thế giới và biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi đẩy giá dầu lửa tăng cao.
WESP nhấn mạnh 5 thách thức chính sách toàn cầu chủ chốt mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt. Một là các nước phát triển cần thận trọng thúc đẩy chính sách tài chính khắc khổ khi chưa chín muồi do phục hồi kinh tế vẫn mong manh và thất nghiệp vẫn cao.
Hai là chính sách tài chính cần được thiết kế lại để tăng cường tác động tạo thêm việc làm và thúc đẩy thay đổi cơ cấu nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững hơn trong trung hạn và dài hạn. Một chính sách tài chính thận trọng đối với cả các nước phát triển và đang phát triển phải nhằm mục tiêu tăng đầu tư công để giải tỏa các nút thắt về cơ sở hạ tầng đe dọa triển vọng tăng trưởng và xử lý các thách thức về môi trường.
Ba là để hài hoà hơn giữa các kích thích tài chính và tiền tệ, thế giới cần đạt được các thỏa thuận về quy mô, tốc độ và thời điểm nới lỏng các chính sách tài chính trong khuôn khổ các mục tiêu rộng lớn hơn để xử lý mất cân bằng kinh tế thế giới, đồng thời cũng cần thúc đẩy cải tổ mạnh mẽ hơn các quy chế thị trường tài chính và hệ thống dự trữ toàn cầu nhằm giảm phụ thuộc vào đồng USD.
Bốn là các nước đang phát triển cần đảm bảo đủ các nguồn lực đáp ứng các nhu cầu phát triển lớn và xử lý không gian tài chính còn bị hạn chế. Năm là tìm các biện pháp để thúc đẩy phối hợp chính sách hiệu quả và tin cậy giữa các nền kinh tế lớn. Đây là nhu cầu khẩn cấp để Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tái cân bằng kinh tế toàn cầu bền vững và hiệu quả hơn./.
Báo cáo cho biết nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi với dự báo tổng sản phẩm thế giới (WGP) tăng 3,3% năm 2011 và 3,6% năm 2012, trong đó các nền kinh tế đang phát triển khu vực châu Á và Mỹ Latinh vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ phục hồi và tăng trưởng.
Nền kinh tế Đông Á giữ kỷ lục tăng trưởng với tốc độ 7,3% năm 2011 và 7,2% năm 2012. Các nền kinh tế châu Phi được dự báo tăng trưởng 3,6% năm 2011 nhưng sẽ tăng lên 5,4% năm 2012. Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean được dự báo tăng trưởng 4,5% năm 2011 và 4,9% năm 2012.
Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi cũng đang chậm lại do những lo ngại về tỷ lệ lạm phát cao, các bong bóng giá tài sản xuất hiện và sức ép tỷ giá hối đoái tăng cùng với nguy cơ phát triển quá nóng.
Các nước đang phát triển vẫn là động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu trong khi các nền kinh tế phát triển vẫn trì trệ. Kinh tế Mỹ dự báo tăng trưởng 2,6% năm 2011 và 2,8% năm 2012, trong khi Nhật Bản dự kiến đạt mức tăng 0,7% năm 2011 và 2,8% năm 2012. Nền kinh tế các nước khu vực đồng ơrô được dự báo tăng trưởng 1,6% trong năm 2011 và 2012.
Có thể thấy các nền kinh tế phát triển chuyển sang chính sách kinh tế khắc khổ để đối phó với nợ công cao đã làm suy yếu triển vọng tăng trưởng ngắn hạn.
Báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo tuy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm ở một số nền kinh tế phát triển nhưng nhiều nền kinh tế phát triển ngày càng khó đối phó với số người thất nghiệp ngắn hạn đang tăng lên. Tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh và có thể trở lại suy thoái nếu nợ công và sự mong manh của khu vực tài chính ở các nền kinh tế phát triển không được xử lý thích hợp, đặc biệt trong bối cảnh thảm họa thiên tai và hạt nhân ở Nhật Bản làm chao đảo các thị trường tài chính thế giới và biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi đẩy giá dầu lửa tăng cao.
WESP nhấn mạnh 5 thách thức chính sách toàn cầu chủ chốt mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt. Một là các nước phát triển cần thận trọng thúc đẩy chính sách tài chính khắc khổ khi chưa chín muồi do phục hồi kinh tế vẫn mong manh và thất nghiệp vẫn cao.
Hai là chính sách tài chính cần được thiết kế lại để tăng cường tác động tạo thêm việc làm và thúc đẩy thay đổi cơ cấu nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững hơn trong trung hạn và dài hạn. Một chính sách tài chính thận trọng đối với cả các nước phát triển và đang phát triển phải nhằm mục tiêu tăng đầu tư công để giải tỏa các nút thắt về cơ sở hạ tầng đe dọa triển vọng tăng trưởng và xử lý các thách thức về môi trường.
Ba là để hài hoà hơn giữa các kích thích tài chính và tiền tệ, thế giới cần đạt được các thỏa thuận về quy mô, tốc độ và thời điểm nới lỏng các chính sách tài chính trong khuôn khổ các mục tiêu rộng lớn hơn để xử lý mất cân bằng kinh tế thế giới, đồng thời cũng cần thúc đẩy cải tổ mạnh mẽ hơn các quy chế thị trường tài chính và hệ thống dự trữ toàn cầu nhằm giảm phụ thuộc vào đồng USD.
Bốn là các nước đang phát triển cần đảm bảo đủ các nguồn lực đáp ứng các nhu cầu phát triển lớn và xử lý không gian tài chính còn bị hạn chế. Năm là tìm các biện pháp để thúc đẩy phối hợp chính sách hiệu quả và tin cậy giữa các nền kinh tế lớn. Đây là nhu cầu khẩn cấp để Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tái cân bằng kinh tế toàn cầu bền vững và hiệu quả hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment