25/05/2011 | 18:18:00
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo các nhà phân tích, kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng nhanh 9,7% trong quý 1/2011, nhưng nỗi lo ngại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể "hạ cánh khó nhọc" đã bắt đầu xuất hiện trong bối cảnh Chính phủ nước này chuyển dịch chính sách từ khuyến khích tăng trưởng sang hạ nhiệt nền kinh tế.
Chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang tăng lên, trong khi hoạt động đi vay trở nên khó khăn hơn sau khi Chính phủ nước này tăng lãi suất và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5 lần từ đầu năm đến nay và tăng lãi suất 4 lần kể từ tháng 10/2010. Các nhà phân tích thị trường dự báo PBOC sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 6 tới.
Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số quản lý mua (PMI) của lĩnh vực chế tạo nước này (PMI) - chỉ số chủ chốt biểu hiện triển vọng công nghiệp - đã giảm xuống 52,9% trong tháng 4/2011, giảm so với 53,4% trong tháng 3/2011. Sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng trong cùng thời gian này tăng 13,4%, giảm hơn 1 điểm %.
Theo JPMorgan Chase, số liệu kinh tế gần đây cho thấy khả năng kinh tế Trung Quốc hạ cánh khó nhọc đang gia tăng. Tuy nhiên, nhà kinh tế chủ chốt Fan Jianping thuộc Trung tâm thông tin nhà nước cho rằng khả năng kinh tế Trung Quốc hạ cánh khó nhọc ít có thể xảy ra.
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại đáng kể, xuống mức 6,7% trong quý 1/2009, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi đó đã làm giảm nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Nhà kinh tế chủ chốt của China International Capital Corporation, Peng Wensheng, cho rằng kịch bản kinh tế tăng trưởng chậm lại mạnh như thế sẽ không lặp lại, do kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi và nhu cầu của thế giới ở mức lành mạnh. Ông Peng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chậm lại mức 8,4% trong quý 4/2011, tuy mức này chưa thể được coi là "hạ cánh khó nhọc."
Trong khi đó, theo nhà kinh tế chủ chốt Lian Ping của ngân hàng Bank of Communications, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của đầu tư và thương mại như hiện nay, kinh tế Trung Quốc không thể "hạ cánh khó nhọc." Ông dự báo nền kinh tế này trong quý 2/2011 sẽ tăng trưởng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế đều nhất trí ưu tiên hàng đầu của kinh tế Trung Quốc hiện nay là đối phó với lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4/2011 đứng ở mức 5,3%, giảm nhẹ so với mức cao nhất trong 32 tháng trở lại đây là 5,4% trong tháng 3/2011.
Nỗi lo ngại kinh tế Trung Quốc "hạ cánh khó nhọc" đã đẩy thị trường chứng khoán nước này giảm gần 3% trong phiên 23/5, sau khi HSBC công bố dự báo chỉ số PMI giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua là 51,1% trong tháng 5/2011./.
Chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang tăng lên, trong khi hoạt động đi vay trở nên khó khăn hơn sau khi Chính phủ nước này tăng lãi suất và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5 lần từ đầu năm đến nay và tăng lãi suất 4 lần kể từ tháng 10/2010. Các nhà phân tích thị trường dự báo PBOC sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 6 tới.
Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số quản lý mua (PMI) của lĩnh vực chế tạo nước này (PMI) - chỉ số chủ chốt biểu hiện triển vọng công nghiệp - đã giảm xuống 52,9% trong tháng 4/2011, giảm so với 53,4% trong tháng 3/2011. Sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng trong cùng thời gian này tăng 13,4%, giảm hơn 1 điểm %.
Theo JPMorgan Chase, số liệu kinh tế gần đây cho thấy khả năng kinh tế Trung Quốc hạ cánh khó nhọc đang gia tăng. Tuy nhiên, nhà kinh tế chủ chốt Fan Jianping thuộc Trung tâm thông tin nhà nước cho rằng khả năng kinh tế Trung Quốc hạ cánh khó nhọc ít có thể xảy ra.
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại đáng kể, xuống mức 6,7% trong quý 1/2009, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi đó đã làm giảm nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Nhà kinh tế chủ chốt của China International Capital Corporation, Peng Wensheng, cho rằng kịch bản kinh tế tăng trưởng chậm lại mạnh như thế sẽ không lặp lại, do kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi và nhu cầu của thế giới ở mức lành mạnh. Ông Peng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chậm lại mức 8,4% trong quý 4/2011, tuy mức này chưa thể được coi là "hạ cánh khó nhọc."
Trong khi đó, theo nhà kinh tế chủ chốt Lian Ping của ngân hàng Bank of Communications, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của đầu tư và thương mại như hiện nay, kinh tế Trung Quốc không thể "hạ cánh khó nhọc." Ông dự báo nền kinh tế này trong quý 2/2011 sẽ tăng trưởng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế đều nhất trí ưu tiên hàng đầu của kinh tế Trung Quốc hiện nay là đối phó với lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4/2011 đứng ở mức 5,3%, giảm nhẹ so với mức cao nhất trong 32 tháng trở lại đây là 5,4% trong tháng 3/2011.
Nỗi lo ngại kinh tế Trung Quốc "hạ cánh khó nhọc" đã đẩy thị trường chứng khoán nước này giảm gần 3% trong phiên 23/5, sau khi HSBC công bố dự báo chỉ số PMI giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua là 51,1% trong tháng 5/2011./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment