25/05/2011 | 20:47:00
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong phiên giao dịch ngày 25/5, các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết giảm điểm, theo sau sự đi xuống trên thị trường chứng khoán Phố Wall đêm trước, khi những lo ngại dai dẳng về triển vọng kinh tế Mỹ và vấn đề nợ công ở châu Âu làm mất đi những tác động tích cực của việc giá hàng hóa tăng cao.
Với việc giới đầu tư hạn chế bỏ tiền vào các tài sản có độ rủi ro cao, chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 0,7%.
Ngày 24/5, các thị trường nhận được rất nhiều tin xấu về châu Âu, khi đảng đối lập chính ở Hy Lạp tuyên bố phản đối nỗ lực mới nhất của Chính phủ trong việc giảm nợ, theo đó tiếp tục xua tan những hy vọng rằng Athens có thể sửa chữa được nền tài chính ở mức đủ để nhận được một gói cứu trợ khác từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cũng cảnh báo việc Hy Lạp tiến hành tái cơ cấu nợ có thể bị coi là vỡ nợ. Tey Tze Ming, nhà giao dịch thuộc công ty Saxo Capital Markets ở Singapore, cho biết giới đầu tư đang nhận thấy nhiều vấn đề khó khăn, cho nên quyết định quay lưng lại với các tài sản có độ rủi ro cao. Theo ông, trong vòng từ ba đến tư tháng tới, chứng khoán sẽ "đi ngang" hoặc đi xuống.
Tại thị trường chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei giảm 54,29 điểm (0,57%) xuống 9.422,88 điểm, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu khối công nghệ, theo sau đà giảm của nhóm cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm trước. Trong phiên này, cổ phiếu của Toshiba giảm 4,16% xuống 414 yen; còn cổ phiếu của Sony giảm 1,49% xuống 2.236 yen.
Bên cạnh đó, theo các nhà môi giới, tâm lý giới đầu tư cũng trở nên xấu đi trước những lo ngại về hai mối đe dọa từ Trung Quốc, đó là sự giảm tốc của nền kinh tế cùng với việc lạm phát vẫn ngất ngưởng ở các mức cao. Cùng với đó, tác động lên thị trường còn là thông tin cho biết xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 4/2011 đã giảm 12,5% so với một năm trước, con số cho thấy mức độ ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần xảy ra hôm 11/3 đối với khu vực sản xuất công nghiệp ở phía đông bắc nước này.
Tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số KOSPI giảm 25,89 điểm (1,26%) xuống 2.035,87 điểm; còn tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 cũng giảm 44,1 điểm (0,95%) xuống 4.584,7 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải phiên này cũng giảm 25,32 điểm (0,91%) xuống 2.741,74 điểm; trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong nhích 16,5 điểm lên 22.747,28 điểm, sau khi đứng trong "vùng đỏ" trong hầu hết phiên giao dịch, do những lo ngại về khả năng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, khi các số liệu mới đây cho thấy hoạt động chế tạo của nước này đang tăng trưởng chậm lại theo sau một loạt biện pháp của Bắc Kinh nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và đối phó với lạm phát./.
Với việc giới đầu tư hạn chế bỏ tiền vào các tài sản có độ rủi ro cao, chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm 0,7%.
Ngày 24/5, các thị trường nhận được rất nhiều tin xấu về châu Âu, khi đảng đối lập chính ở Hy Lạp tuyên bố phản đối nỗ lực mới nhất của Chính phủ trong việc giảm nợ, theo đó tiếp tục xua tan những hy vọng rằng Athens có thể sửa chữa được nền tài chính ở mức đủ để nhận được một gói cứu trợ khác từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cũng cảnh báo việc Hy Lạp tiến hành tái cơ cấu nợ có thể bị coi là vỡ nợ. Tey Tze Ming, nhà giao dịch thuộc công ty Saxo Capital Markets ở Singapore, cho biết giới đầu tư đang nhận thấy nhiều vấn đề khó khăn, cho nên quyết định quay lưng lại với các tài sản có độ rủi ro cao. Theo ông, trong vòng từ ba đến tư tháng tới, chứng khoán sẽ "đi ngang" hoặc đi xuống.
Tại thị trường chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei giảm 54,29 điểm (0,57%) xuống 9.422,88 điểm, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu khối công nghệ, theo sau đà giảm của nhóm cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm trước. Trong phiên này, cổ phiếu của Toshiba giảm 4,16% xuống 414 yen; còn cổ phiếu của Sony giảm 1,49% xuống 2.236 yen.
Bên cạnh đó, theo các nhà môi giới, tâm lý giới đầu tư cũng trở nên xấu đi trước những lo ngại về hai mối đe dọa từ Trung Quốc, đó là sự giảm tốc của nền kinh tế cùng với việc lạm phát vẫn ngất ngưởng ở các mức cao. Cùng với đó, tác động lên thị trường còn là thông tin cho biết xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 4/2011 đã giảm 12,5% so với một năm trước, con số cho thấy mức độ ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần xảy ra hôm 11/3 đối với khu vực sản xuất công nghiệp ở phía đông bắc nước này.
Tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số KOSPI giảm 25,89 điểm (1,26%) xuống 2.035,87 điểm; còn tại thị trường chứng khoán Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 cũng giảm 44,1 điểm (0,95%) xuống 4.584,7 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải phiên này cũng giảm 25,32 điểm (0,91%) xuống 2.741,74 điểm; trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong nhích 16,5 điểm lên 22.747,28 điểm, sau khi đứng trong "vùng đỏ" trong hầu hết phiên giao dịch, do những lo ngại về khả năng giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, khi các số liệu mới đây cho thấy hoạt động chế tạo của nước này đang tăng trưởng chậm lại theo sau một loạt biện pháp của Bắc Kinh nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và đối phó với lạm phát./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment