Thứ 5, 07/06/2012, 09:35
Một số người có thể cho rằng đây là vấn đề của riêng châu Âu và chính họ phải trả giá. Tuy nhiên, tất cả các nước đều phải gánh chịu hậu quả và sẽ là quá muộn nếu đợi châu Âu hành động.
Theo nhận định của Steve Liesman được đăng tải trên CNBC, khủng hoảng nợ châu Âu ngày càng xấu đi là bởi các nhà lãnh đạo châu Âu quá lưỡng lự trong việc đưa ra các giải pháp đáng lẽ ra cần phải được quyết định nhanh gọn. Để giải quyết vấn đề, đã đến lúc Mỹ đứng lên hối thúc châu Âu hành động.
Có một vài lý do có thể dẫn đến kết luận này. Thứ nhất, kể từ thế kỷ trước, châu Âu chưa bao giờ có khả năng giải quyết các vấn đề mà không có sự trợ giúp của Mỹ. Thứ 2, qui mô nền kinh tế Đức chỉ tương đương với các bang California, Texas và Bắc Carolina. Do đó, Đức không thể cứu toàn châu Âu giống như việc chỉ các bang này không thể cứu được toàn nước Mỹ. Thứ 3, các nước eurozone thiếu lòng tin vào Đức, điều này có nghĩa là cho dù có cứu được châu Âu, Đức cũng không bao giờ có được sự đồng thuận về mặt chính trị. Và cuối cùng, cho dù gặp phải các vấn đề về thâm hụt ngân sách, Mỹ là nước duy nhất có khả năng kêu gọi cả thế giới hành động.
Theo tác giả, Mỹ nên dẫn đầu trong việc huy động số tiền đủ lớn để giúp các ngân hàng châu Âu tái cấu trúc. Quỹ này có thể có trị giá 2 đến 3 nghìn tỷ USD với 1/3 trong số đó đến từ IMF và 2/3 còn lại đến từ châu Âu. Mỹ nên hối thúc Trung Quốc và các nước mới nổi khác đóng góp thêm vào quỹ cứu trợ châu Âu cho dù đó không phải là những khoản tiền lớn. Số tiền này có thể được sử dụng như là những quỹ cứu trợ quốc gia, tài trợ cho các định chế quốc gia và bảo lãnh tín dụng. Giống như các chương trình cứu trợ của IMF, các chương trình này cũng sẽ có các điều kiện kèm theo đòi hỏi các nước châu Âu phải hướng đến sự liên kết chặt chẽ hơn về tài khóa.
Một số người có thể cho rằng đây chỉ là vấn đề của châu Âu và chính họ phải trả giá cho điều này. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, tất cả các nước trên thế giới đều phải gánh chịu hậu quả và sẽ là quá muộn nếu đợi châu Âu hành động.
Có một vài lý do có thể dẫn đến kết luận này. Thứ nhất, kể từ thế kỷ trước, châu Âu chưa bao giờ có khả năng giải quyết các vấn đề mà không có sự trợ giúp của Mỹ. Thứ 2, qui mô nền kinh tế Đức chỉ tương đương với các bang California, Texas và Bắc Carolina. Do đó, Đức không thể cứu toàn châu Âu giống như việc chỉ các bang này không thể cứu được toàn nước Mỹ. Thứ 3, các nước eurozone thiếu lòng tin vào Đức, điều này có nghĩa là cho dù có cứu được châu Âu, Đức cũng không bao giờ có được sự đồng thuận về mặt chính trị. Và cuối cùng, cho dù gặp phải các vấn đề về thâm hụt ngân sách, Mỹ là nước duy nhất có khả năng kêu gọi cả thế giới hành động.
Theo tác giả, Mỹ nên dẫn đầu trong việc huy động số tiền đủ lớn để giúp các ngân hàng châu Âu tái cấu trúc. Quỹ này có thể có trị giá 2 đến 3 nghìn tỷ USD với 1/3 trong số đó đến từ IMF và 2/3 còn lại đến từ châu Âu. Mỹ nên hối thúc Trung Quốc và các nước mới nổi khác đóng góp thêm vào quỹ cứu trợ châu Âu cho dù đó không phải là những khoản tiền lớn. Số tiền này có thể được sử dụng như là những quỹ cứu trợ quốc gia, tài trợ cho các định chế quốc gia và bảo lãnh tín dụng. Giống như các chương trình cứu trợ của IMF, các chương trình này cũng sẽ có các điều kiện kèm theo đòi hỏi các nước châu Âu phải hướng đến sự liên kết chặt chẽ hơn về tài khóa.
Một số người có thể cho rằng đây chỉ là vấn đề của châu Âu và chính họ phải trả giá cho điều này. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, tất cả các nước trên thế giới đều phải gánh chịu hậu quả và sẽ là quá muộn nếu đợi châu Âu hành động.
Minh Anh
Theo TTVN/CNBC
No comments:
Post a Comment