Châu Á cần chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.
Một số chuyên gia kinh tế hàng đầu cảnh báo các nền kinh tế tại châu Á cần đưa ra các biện pháp khẩn cấp để tự bảo vệ trước tác động từ việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại.
Dù kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 10,3% trong năm 2010 và 9,7% trong quý 1/2011, nhìn chung các chuyên gia kinh tế đều dự đoán tăng trưởng tại nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sẽ sụt giảm trong khoảng thời gian 5 năm tới.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã áp dụng biện pháp thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ trong năm qua. Các biện pháp đang phát huy tác dụng làm chậm đà tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Trung Quốc hiện đặt kiềm chế lạm phát làm mục tiêu hàng đầu.
Trong hội nghị thường niên của ADB tại Hà Nội, ông Li Yong, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc nói: “Chúng tôi tập trung vào tăng trưởng kinh tế nhưng cũng quan tâm đến việc người dân phải được hưởng lợi từ tăng trưởng đó.”
Phát biểu với báo giới, ông Yasheng Huang giáo sư tại MIT, chỉ ra: “Chính Chính phủ Trung Quốc đang định hướng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, vì thế khả năng tăng trưởng không cao như trước có thể dự đoán được.”
Tại hội nghị, các đại biểu tranh luận nhiều về việc liệu việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm sẽ diễn ra từ từ hay Trung Quốc sẽ khó “hạ cánh an toàn”. Thực tế đã cho thấy mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào đầu tư không thể bền vững và tiêu dùng sẽ không tăng trưởng đủ mạnh để bù lại.
Phần lớn các chuyên gia kinh tế thừa nhận rằng việc tính toán được chính xác quy mô hay thời điểm kinh tế Trung Quốc chững lại, thế nhưng ảnh hưởng của việc này lên kinh tế khu vực sẽ rất lớn.
Ông Barry Eichengreen, giáo sư kinh tế, chính trị tại đại học University of California, nói: “Việc quyết định được chính xác thời điểm kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại và mức độ như thế nào quá sức của khoa học kinh tế. Thế nhưng không cần bàn cãi gì thêm về hướng thay đổi và chắc chắn nó sẽ tạo ra ảnh hưởng sâu sắc lên châu Á và thế giới.”
Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc tác động mạnh đến thế giới xét trên phương diện Trung Quốc là đối tác thương mại và nguồn cầu hàng hóa lớn trên thế giới.
Định hướng phát triển cân bằng hơn của Trung Quốc có lợi cho nhóm nước sản xuất thu nhập thấp như Việt Nam hay Bangladesh.
Ông Gerard Lyons, chuyên gia kinh tế trưởng tại Standard Chartered, nói: “Bài học quan trọng đối với khu vực chính là: người ta không nên ngạc nhiên nếu kinh tế Trung Quốc có chững lại ở giai đoạn nào đó. Thay cho việc ngạc nhiên, người ta nên coi nó như điều hiển nhiên.”
Ngọc Diệp – Cao Sơn
No comments:
Post a Comment