20/04/2012
http://www.vietnamplus.vn/Home/Tac-dong-cua-toan-cau-hoa-toi-Dong-Au-Viet-Nam/20124/136729.vnplus
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ngày 20/4, Viện nghiên cứu châu Âu (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo "Tác động của toàn cầu hóa tới một số nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu và Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21" với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, Ba Lan, một số viện nghiên cứu, học viện, trường đại học của Việt Nam.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc điểm nổi bật và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới hiện đại. Các nước Đông Âu đã tích cực hội nhập Liên minh châu Âu và quá trình này đã tác động tích cực tới sự tăng trưởng của các nền kinh tế này.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh tới các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu trong suốt giai đoạn từ 2008 đến nay khiến đầu tư, xuất khẩu giảm mạnh, lãi suất nợ công vẫn ở mức quá cao, tiêu dùng nội địa và bên ngoài đều giảm.
Cuộc khủng hoảng có thể rút ra nhiều bài học cho các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu gồm Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc như vấn đề điều tiết và tăng trưởng, các tác động bên ngoài của toàn cầu hóa, chính sách tiền tệ trong cuộc khủng hoảng, vai trò của Ngân hàng trung ương châu Âu.
Sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới là bằng chứng về sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Trong xu hướng toàn cầu hóa sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức đối với quá trình phát triển.
Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, dưới sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trong đó có Việt Nam; áp lực cạnh tranh đối với vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ gay gắt hơn và hạn chế hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Thành công trong việc tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn chủ yếu phụ thuộc vào chính sách của mỗi nước cũng như tình hình thế giới.
Đối với Việt Nam, trong quá trình hội nhập vào xu hướng toàn cầu hóa, mục tiêu trong 2 thập kỷ tới là cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có nền nông nghiệp sinh thái phát triển, nền nông nghiệp năng động đủ sức cạnh tranh... Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thiên, trường Đại học Kinh tế (Đại học quốc gia Hà Nội) cho rằng Việt Nam cần thực hiện các giải pháp phát triển trong xu hướng toàn cầu gồm tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại cởi mở và tích cực; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng nhanh chóng kết cấu hạ tầng, bao gồm từ kỹ thuật, kinh tế đến giáo dục, y tế, văn hóa.
Việt Nam cần giải quyết khẩn trương trên cơ sở khoa học những vấn đề dân số - tài nguyên - môi trường; giữ vững bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh và tiến bộ; thực hiện các giải pháp đồng bộ để tiếp nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng và giải quyết việc làm cho người lao động./.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc điểm nổi bật và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới hiện đại. Các nước Đông Âu đã tích cực hội nhập Liên minh châu Âu và quá trình này đã tác động tích cực tới sự tăng trưởng của các nền kinh tế này.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh tới các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu trong suốt giai đoạn từ 2008 đến nay khiến đầu tư, xuất khẩu giảm mạnh, lãi suất nợ công vẫn ở mức quá cao, tiêu dùng nội địa và bên ngoài đều giảm.
Cuộc khủng hoảng có thể rút ra nhiều bài học cho các nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu gồm Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc như vấn đề điều tiết và tăng trưởng, các tác động bên ngoài của toàn cầu hóa, chính sách tiền tệ trong cuộc khủng hoảng, vai trò của Ngân hàng trung ương châu Âu.
Sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới là bằng chứng về sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Trong xu hướng toàn cầu hóa sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức đối với quá trình phát triển.
Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, dưới sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trong đó có Việt Nam; áp lực cạnh tranh đối với vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ gay gắt hơn và hạn chế hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Thành công trong việc tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức, khó khăn chủ yếu phụ thuộc vào chính sách của mỗi nước cũng như tình hình thế giới.
Đối với Việt Nam, trong quá trình hội nhập vào xu hướng toàn cầu hóa, mục tiêu trong 2 thập kỷ tới là cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có nền nông nghiệp sinh thái phát triển, nền nông nghiệp năng động đủ sức cạnh tranh... Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thiên, trường Đại học Kinh tế (Đại học quốc gia Hà Nội) cho rằng Việt Nam cần thực hiện các giải pháp phát triển trong xu hướng toàn cầu gồm tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại cởi mở và tích cực; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng nhanh chóng kết cấu hạ tầng, bao gồm từ kỹ thuật, kinh tế đến giáo dục, y tế, văn hóa.
Việt Nam cần giải quyết khẩn trương trên cơ sở khoa học những vấn đề dân số - tài nguyên - môi trường; giữ vững bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh và tiến bộ; thực hiện các giải pháp đồng bộ để tiếp nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng và giải quyết việc làm cho người lao động./.
Minh Nguyệt (TTXVN)
No comments:
Post a Comment