30/03/2012
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Phát biểu trước các quan chức Tài chính ASEAN nhóm họp ở Phnom Penh (Campuchia) ngày 30/3, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Haruhiko Kuroda cho rằng các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 5,2% trong năm nay cho dù môi trường kinh tế thế giới bị đánh giá là tiếp tục khó khăn.
Tuy nhiên, Chủ tịch ADB cũng cảnh báo các quốc gia ASEAN cần "thận trọng."
Đây là mức dự báo cao hơn tăng trưởng 4,6% của khu vực này trong năm ngoái. Cụ thể hơn, ông Kuroda nhận xét Thái Lan và Philippines nhiều khả năng sẽ "tăng trưởng mạnh mẽ" sau sụt giảm xuất khẩu hồi năm ngoái trong khi Singapore và Malaysia ở một mức độ nào đó sẽ "giảm tốc độ" vì chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ bất ổn tài chính bên ngoài.
Đánh giá xa hơn về năm 2013, ADB cho rằng GDP của ASEAN có thể sẽ tăng 5,5% với chỗ dựa là cải thiện nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu khi những lo ngại về kinh tế Mỹ và khu vực đồng euro sẽ giảm dần.
Mặc dù vậy, ông Kuroda lưu ý ASEAN cần cảnh giác trước "những cú sốc đột ngột."
Trong ngắn hạn, các quốc gia sẽ phải đối mặt với giá dầu tăng cao, luồng vốn không ổn định mà có thể ảnh hưởng tới các nhà xuất khẩu cũng như các "nguy cơ nghiêm trọng" vẫn ám ảnh bởi tình trạng sa sút của kinh tế châu Âu.
Chủ tịch ADB nhận định các quốc gia ASEAN cần củng cố đà tăng trưởng thông qua thúc đẩy hợp tác hơn nữa, hòa nhập tài chính và giảm sự phụ thuộc vào các thị trường Mỹ, châu Âu trong phát triển xuất khẩu.
Cùng ngày, hãng tin AFP (Pháp) dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết ASEAN và ba nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) đã nhất trí tăng gấp đôi quỹ hoán đổi tiền tệ ngăn ngừa khủng hoảng tài chính từ 120 tỷ USD lên 240 tỷ USD.
Quyết định mở rộng trên được đưa ra ngày 29/3 trong cuộc họp các Thứ trưởng Tài chính ASEAN+3 tại thủ đô Phnom Penh.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh đây sẽ là "bức tường lửa" giúp bảo vệ khu vực Đông Á trước những biến động tài chính trong tương lai, nâng cao niềm tin thị trường vào khả năng chống khủng hoảng của khu vực.
Ông Hun Sen kêu gọi các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 tập trung chú ý để hoàn tất thỏa thuận trong năm nay.
Theo kế hoạch, quyết định quan trọng trên sẽ được xem xét thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 năm nay, sẽ được tổ chức tại Phillippines trong tháng Năm tới.
Quỹ hoán đổi tiền tệ ASEAN+3 được thành lập theo Sáng kiến Chiang Mai sau khi khu vực Đông Á rút ra những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 1997 và 1998.
Theo sáng kiến, khi xảy ra khủng hoảng các nước gặp khó khăn có thể hoán đổi đồng nội tệ với đồng USD. Tuy nhiên, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ hiện nay quy định 80% của quỹ là đi kèm với các điều kiện được quyết định bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và chỉ 20% của quỹ là không có những ràng buộc với IMF.
Quan chức Iwan Azis của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết tại cuộc họp vừa qua ở Phnom Penh, các Thứ trưởng Tài chính ASEAN+3 nhất trí tăng tỷ lệ quỹ không có ràng buộc với IMF lên 30% và mục tiêu là lên 40% vào năm 2014./.
Tuy nhiên, Chủ tịch ADB cũng cảnh báo các quốc gia ASEAN cần "thận trọng."
Đây là mức dự báo cao hơn tăng trưởng 4,6% của khu vực này trong năm ngoái. Cụ thể hơn, ông Kuroda nhận xét Thái Lan và Philippines nhiều khả năng sẽ "tăng trưởng mạnh mẽ" sau sụt giảm xuất khẩu hồi năm ngoái trong khi Singapore và Malaysia ở một mức độ nào đó sẽ "giảm tốc độ" vì chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ bất ổn tài chính bên ngoài.
Đánh giá xa hơn về năm 2013, ADB cho rằng GDP của ASEAN có thể sẽ tăng 5,5% với chỗ dựa là cải thiện nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu khi những lo ngại về kinh tế Mỹ và khu vực đồng euro sẽ giảm dần.
Mặc dù vậy, ông Kuroda lưu ý ASEAN cần cảnh giác trước "những cú sốc đột ngột."
Trong ngắn hạn, các quốc gia sẽ phải đối mặt với giá dầu tăng cao, luồng vốn không ổn định mà có thể ảnh hưởng tới các nhà xuất khẩu cũng như các "nguy cơ nghiêm trọng" vẫn ám ảnh bởi tình trạng sa sút của kinh tế châu Âu.
Chủ tịch ADB nhận định các quốc gia ASEAN cần củng cố đà tăng trưởng thông qua thúc đẩy hợp tác hơn nữa, hòa nhập tài chính và giảm sự phụ thuộc vào các thị trường Mỹ, châu Âu trong phát triển xuất khẩu.
Cùng ngày, hãng tin AFP (Pháp) dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết ASEAN và ba nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) đã nhất trí tăng gấp đôi quỹ hoán đổi tiền tệ ngăn ngừa khủng hoảng tài chính từ 120 tỷ USD lên 240 tỷ USD.
Quyết định mở rộng trên được đưa ra ngày 29/3 trong cuộc họp các Thứ trưởng Tài chính ASEAN+3 tại thủ đô Phnom Penh.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh đây sẽ là "bức tường lửa" giúp bảo vệ khu vực Đông Á trước những biến động tài chính trong tương lai, nâng cao niềm tin thị trường vào khả năng chống khủng hoảng của khu vực.
Ông Hun Sen kêu gọi các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 tập trung chú ý để hoàn tất thỏa thuận trong năm nay.
Theo kế hoạch, quyết định quan trọng trên sẽ được xem xét thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 năm nay, sẽ được tổ chức tại Phillippines trong tháng Năm tới.
Quỹ hoán đổi tiền tệ ASEAN+3 được thành lập theo Sáng kiến Chiang Mai sau khi khu vực Đông Á rút ra những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 1997 và 1998.
Theo sáng kiến, khi xảy ra khủng hoảng các nước gặp khó khăn có thể hoán đổi đồng nội tệ với đồng USD. Tuy nhiên, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ hiện nay quy định 80% của quỹ là đi kèm với các điều kiện được quyết định bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và chỉ 20% của quỹ là không có những ràng buộc với IMF.
Quan chức Iwan Azis của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết tại cuộc họp vừa qua ở Phnom Penh, các Thứ trưởng Tài chính ASEAN+3 nhất trí tăng tỷ lệ quỹ không có ràng buộc với IMF lên 30% và mục tiêu là lên 40% vào năm 2014./.
(TTXVN)
No comments:
Post a Comment