Trong thông báo đề ngày 02/01/2012 cơ quan thẩm định tài chính Mỹ, Moody’s không mấy lạc quan về viễn ảnh tăng trưởng của châu Á. Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia vốn được coi là những nền kinh tế năng động nhất sẽ không phải là những ngoại lệ : tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc dự trù chỉ còn 8 %. Một số nhà phân tích còn đi xa hơn khi cho rằng « giai đoạn tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc đã thuộc về quá khứ »
Ông khổng lồ kinh tế thứ ba của châu Á là Ấn Độ, theo nhận xét của Moody’s cũng đang bước vào một vùng « gió xoáy ». Riêng Nhật Bản, sau một năm điêu đứng vì thảm họa sóng thần và tai nạn hạt nhân Fukushima, trong năm 2012 thực sự bắt tay vào công trình tái thiết cho nên tổng sản phẩm nội địa của Nhật dự trù tăng 2,1 %.
Trước Mood’y, một cơ quan thẩm định tài chính uy tín khác là Standard & Poor's cũng đã nêu lên quan điểm tương tự trong báo cáo mang tên Asia Pacific Markets Outlook 2011 : « Tỷ lệ tăng trưởng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm 2012 sẽ chậm lại do xuất khẩu đi xuống, do bất ổn trên các thị trường tài chính và do đe dọa suy thoái tại châu Âu và Hoa Kỳ » Standard & Poor's đặc biệt quan ngại đối với các nước lấy xuất khẩu làm chủ đạo như Indonesia, Malaysia, Thái Lan Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên báo cáo của Standard & Poor's tin tưởng vào đầu tư và tiêu thụ nội địa của Philippines cũng như Malaysia phần nào giúp hai quốc gia Đông Nam Á này chống cự với đà suy thoái chung của toàn cỗ xe kinh tế thế giới.
Tuy nhiên toàn cảnh kinh tế châu Á không đến nỗi quá đen tối nhờ lạm phát được khắc phục tại các nước Indonesia, Malaysia và kể cả Philippines. Lạm phát tại Philippines ở vào khoảng từ 4,2 đến 4,7 % trong năm. Thấp hơn so với khoảng 5,2 % tại Indonesia và thấp hơn hẳn so với chỉ giá tiêu thụ dao động từ 9,9 đến 10,4 % của Việt Nam. Riêng Malaysia và Thái Lan thành công trong việc duy trì chỉ giá tiêu thụ ở mức trên dưới 3 %.
Liên quan đến chỉ số nợ nước ngoài, Standard & Poor's đánh giá tích cực 16 trên 22 quốc gia châu Á Thái Bình Dương. Riêng Việt Nam và Nhật Bản thì bị điểm xấu.
Nhìn từ Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa cũng cho rằng các nước châu Á đang bước vào một năm mới với nhiều lo âu. Châu lục này từng đem lại nhiều hy vọng kể từ khi kinh tế Mỹ và châu Âu bị đình trệ từ sau khủng hoảng tài chính 2008, còn Nhật Bản thì lúng túng với hậu quả thiên tai tsunami tháng 3/2011. Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, giờ đây Châu Á đang chuẩn bị đối phó với nhiều bất trắc :
Nguyễn Xuân Nghĩa : Nhìn từ năm qua thì Châu Á chưa thể tách rời khỏi khối công nghiệp hóa là ba đầu máy Âu-Mỹ-Nhật và tôi e rằng trong năm 2012, các nước châu Á đều phải hạ thấp kỳ vọng và tự chuẩn bị cho một đà tăng trưởng còn chậm hơn. Từ mùa thu 2011 rủi ro ấy đã thể hiện ngày càng rõ ràng hơn. Ở đây, ta nói về Á châu ngoài Nhật và có cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ cùng các nước tân hưng Đông Bắc Á và các nước đang phát triển tại Đông Nam Á.
Trước hết, các nền kinh tế Á châu đều thấy chung một hiện tượng nội tại của họ. Đó là số cầu của thị trường nội địa không tăng mà còn giảm từ giữa năm ngoái trở đi nên không tạo ra lực đẩy khả dĩ bù đắp cho sự suy sụp của các thị trường công nghiệp hóa. Ngoại lệ là kinh tế Indonesia nhưng dù sao vẫn chưa đáng kể. Mà chiều hướng suy giảm đó còn tiếp tục trong quý bốn và có thể kéo dài qua năm nay.
Thứ hai, song song với sự giảm sút của thị trường nội địa, sức bật cố hữu của Á châu là xuất khẩu cũng đình trệ từ đầu quý hai và còn sa sút dần trong những tháng cuối năm. Nều nhìn vào một chỉ số tiên báo về sinh hoạt sản xuất trong những tháng tới là đơn đặt hàng chế biến, mà cả Anh và Pháp ngữ đều gọi là Purchasing Managers Index hay PMI, thì cả nhóm Đông Á đều thiếu khởi sắc, kể cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore hay Hồng Kông.
RFI : Trong lúc tình hình tại châu Âu và Hoa Kỳ vẫn còn đen tối
Nguyễn Xuân Nghĩa : Chẳng những không sáng sủa mà còn có phần đen tối hơn cái năm 2011 u ám vừa kết thúc. Năm nay, các nước Á châu sẽ thấy là quả đất hình tròn và các quốc gia đều liên lập với nhau về kinh tế chứ châu Á chưa thể tìm ra một định mệnh kinh tế riêng.
Trước hết, tình hình Nhật chưa khả quan. Kinh tế Âu châu thì may lắm sẽ suy trầm, gọi là récession, mà có khi còn bị nặng hơn nữa, đó là nạn suy thoái, tức là dépression. Kinh tế Hoa Kỳ thì chưa thể hồi phục mà còn có thể bị rơi vào suy trầm nữa nếu Âu châu bị suy thoái. Tôi xin lỗi cứ phải phân biệt hai trạng thái, đó là suy trầm, nghĩa là chìm xuống, là còn nhẹ hơn suy thoái là khi kinh tế không tiến dù có chậm hơn mà còn lùi. Nếu lùi hơn nữa thì gặp khủng hoảng, là cấp nguy ngập thứ ba!
Một cách vắn tắt cho dễ nhớ thì nhiều trung tâm nghiên cứu trên thế giới, kể cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tuần qua, đã dự báo là đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm tới có thể chỉ là bình quân 3,5%. Nếu sụt đến 2,5% thì chúng ta lại có hiện tượng gọi là "suy trầm toàn cầu", theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Trong tốc độ trung bình đó, Á châu có thể hy vọng duy trì được một đà tăng trưởng từ 6,5 đến 6,9% là nhiều. Nói ra thì có vẻ cao nhưng vẫn thua tiềm năng bình thường của châu Á, mà nếu không khéo thì có thể sụt tới mức thấp hơn năm 2009 là chỉ có chưa đầy 6%
RFI : Người ta giải thích thế nào về hiệu ứng bất lợi xuất phát từ kinh tế Âu Châu và Hoa Kỳ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Giữa năm ngoái, khối kinh tế Âu Mỹ đã từ hoàn cảnh đình đọng, yết ớt và bấp bênh trôi vào trạng thái bất trắc là đánh sụt niềm tin của thị trường về khả năng quản lý và ứng phó với khủng hoảng ở cả hai bờ Đại Tây Dương. Hậu quả là năm nay, khối kinh tế gọi là tiên tiến này phải cùng lúc đánh vật với những đòi hỏi mâu thuẫn. Tại Âu Châu, đó là nguy cơ vỡ nợ vì gánh công trái của nhiều nước, là yêu cầu trả nợ gây ách tắc tín dụng cho các ngân hàng, là sự mong manh của đồng Euro và khả năng dàn xếp rất khó của lãnh đạo chính trị. Tại Hoa Kỳ thì đó là cuộc tranh luận còn kéo dài giữa việc tiết giảm bội chi ngân sách hay tăng chi để kích thích kinh tế, và tăng thuế hay giảm thuế để kích cầu. Mà năm nay nước Mỹ lại có tranh cử lớn!
Trong bối cảnh quốc tế đó, các nền kinh tế Á Châu nào mà quá lệ thuộc vào thị trường bên ngoài đều điêu đứng. Đó là hoàn cảnh của Nam Hàn, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam. Các nền kinh tế của Ấn Độ, Indonesia hay Trung Quốc có thể ít bị hiệu ứng quốc tế hơn. Nhưng riêng Trung Quốc thì lại có mầm khủng hoảng nội tại của họ vì động loạn xã hội và khó duy trì được mức tăng trưởng cao hơn cái ngưỡng sinh tử là 8%. Mà y như Hoa Kỳ, năm nay Trung Quốc cũng chuẩn bị thay đổi lãnh đạo vào cuối năm nên cũng có gặp ách tắc và bị tê liệt về chính sách ứng phó.
RFI : Như anh vừa trình bày thì biến cố kinh tế nơi này có thể ảnh hưởng đến nơi khác. Nhưng anh có thể nào trình bày cho rõ hơn là chịu ảnh hưởng qua những ngả nào ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Ta nên nghĩ đến hai cơ phận chuyển lực như hai sợi dây "courroie". Thứ nhất là ngoại thương hay mậu dịch khi hai khối kinh tế mua bán với nhau. Thứ hai là mối quan hệ tài chính qua trao đổi tư bản.
Về ngoại thương thì việc cả Hoa Kỳ và Âu Châu, nhất là Âu Châu, sẽ phải giảm chi, gia tăng tiết kiệm và tiêu thụ ít hơn tất nhiên sẽ đánh sụt mức nhập khẩu, tức là số xuất khẩu của Á Châu. Khi số bán hàng giảm, các nước sẽ sản xuất ít hơn và trước hết ít mua hàng của một xứ Á Châu khác đem về chế biến rồi bán qua các thị trường Âu Mỹ. Một thí dụ mà doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc hiểu ngay là khi Việt Nam bán ít giày dép và hàng may mặc cho Liên hiệp Âu châu hay Hoa Kỳ thì Việt Nam cũng ít mua nguyên vật liệu của Trung Quốc về ráp chế lại.
Về sợi dây chuyển lực trong lĩnh vực tài chính thì khi các ngân hàng Âu Châu phải tích cực trả nợ, việc tài trợ giao dịch ngoại thương tại Á châu cũng thành tốn kém hơn, lý do là Á châu cần tín dụng loại ngắn hạn cho nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Thứ nữa, các ngân hàng đều cần huy động ký thác và nhu cầu ấy tất nhiên đẩy lãi suất huy động lên cao hơn và thực tế thì sẽ nâng phân lời tín dụng, và hiện tượng ấy có thể kéo dài nhiều năm....
Cho nên, may lắm thì Á châu hy vọng ra khỏi khó khăn vào năm 2013, nhưng vẫn chỉ là hy vọng thôi vì từ nay đến đó, ngoài thiên tai người ta còn sợ nhân hoạ, là sai lầm của con người về chính sách! Trong khi ấy, ta cũng không nên quên là nhiều nước Á châu đang bị hậu quả từ những sai lầm về chính sách trong các năm trước. Trường hợp Việt Nam là một điển hình !
Về trường hợp của Trung Quốc thì lo ngại chính mà các chuyên gia nêu lên là điều gì sẽ xảy tới với các nước châu Á nếu như cỗ máy kinh tế đồ sộ của ông khổng lồ châu Á này không được hạ cánh nhẹ nhàng ? Tức là Bắc Kinh không duy trì được tỷ lệ tăng trưởng trên dưới 8 % như mong đợi mà GDP của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới đó chỉ tăng 5 % trong năm. Giả thuyết này đã được công ty phân tích về tài chinh IHS Global Insight đề cập tới.
Cuối cùng là núi nợ của các chính quyền địa phương Trung Quốc : theo các thống kê chính thức của Trung Quốc tính đến cuối 2010, tổng nợ công của các thành phố, tỉnh thành lên tới gần 11 000 tỷ nhân dân tệ, (1.300 tỷ euro) tương đương với 27 % tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc.
Nhưng theo thẩm định của Moody’s thì trên thực tế núi nợ đó là trên dưới 15 000 tỷ nhân dân tệ và có từ 8 đến 10 % khoản tiền đó coi như là nợ khó đòi. Qua đó đe dọa trực tiếp đến hệ thống ngân hàng Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120110-2012-vien-canh-tieu-dieu-doi-voi-kinh-te-chau-a
Ông khổng lồ kinh tế thứ ba của châu Á là Ấn Độ, theo nhận xét của Moody’s cũng đang bước vào một vùng « gió xoáy ». Riêng Nhật Bản, sau một năm điêu đứng vì thảm họa sóng thần và tai nạn hạt nhân Fukushima, trong năm 2012 thực sự bắt tay vào công trình tái thiết cho nên tổng sản phẩm nội địa của Nhật dự trù tăng 2,1 %.
Trước Mood’y, một cơ quan thẩm định tài chính uy tín khác là Standard & Poor's cũng đã nêu lên quan điểm tương tự trong báo cáo mang tên Asia Pacific Markets Outlook 2011 : « Tỷ lệ tăng trưởng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm 2012 sẽ chậm lại do xuất khẩu đi xuống, do bất ổn trên các thị trường tài chính và do đe dọa suy thoái tại châu Âu và Hoa Kỳ » Standard & Poor's đặc biệt quan ngại đối với các nước lấy xuất khẩu làm chủ đạo như Indonesia, Malaysia, Thái Lan Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên báo cáo của Standard & Poor's tin tưởng vào đầu tư và tiêu thụ nội địa của Philippines cũng như Malaysia phần nào giúp hai quốc gia Đông Nam Á này chống cự với đà suy thoái chung của toàn cỗ xe kinh tế thế giới.
Tuy nhiên toàn cảnh kinh tế châu Á không đến nỗi quá đen tối nhờ lạm phát được khắc phục tại các nước Indonesia, Malaysia và kể cả Philippines. Lạm phát tại Philippines ở vào khoảng từ 4,2 đến 4,7 % trong năm. Thấp hơn so với khoảng 5,2 % tại Indonesia và thấp hơn hẳn so với chỉ giá tiêu thụ dao động từ 9,9 đến 10,4 % của Việt Nam. Riêng Malaysia và Thái Lan thành công trong việc duy trì chỉ giá tiêu thụ ở mức trên dưới 3 %.
Liên quan đến chỉ số nợ nước ngoài, Standard & Poor's đánh giá tích cực 16 trên 22 quốc gia châu Á Thái Bình Dương. Riêng Việt Nam và Nhật Bản thì bị điểm xấu.
Nhìn từ Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa cũng cho rằng các nước châu Á đang bước vào một năm mới với nhiều lo âu. Châu lục này từng đem lại nhiều hy vọng kể từ khi kinh tế Mỹ và châu Âu bị đình trệ từ sau khủng hoảng tài chính 2008, còn Nhật Bản thì lúng túng với hậu quả thiên tai tsunami tháng 3/2011. Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, giờ đây Châu Á đang chuẩn bị đối phó với nhiều bất trắc :
Nguyễn Xuân Nghĩa : Nhìn từ năm qua thì Châu Á chưa thể tách rời khỏi khối công nghiệp hóa là ba đầu máy Âu-Mỹ-Nhật và tôi e rằng trong năm 2012, các nước châu Á đều phải hạ thấp kỳ vọng và tự chuẩn bị cho một đà tăng trưởng còn chậm hơn. Từ mùa thu 2011 rủi ro ấy đã thể hiện ngày càng rõ ràng hơn. Ở đây, ta nói về Á châu ngoài Nhật và có cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ cùng các nước tân hưng Đông Bắc Á và các nước đang phát triển tại Đông Nam Á.
Trước hết, các nền kinh tế Á châu đều thấy chung một hiện tượng nội tại của họ. Đó là số cầu của thị trường nội địa không tăng mà còn giảm từ giữa năm ngoái trở đi nên không tạo ra lực đẩy khả dĩ bù đắp cho sự suy sụp của các thị trường công nghiệp hóa. Ngoại lệ là kinh tế Indonesia nhưng dù sao vẫn chưa đáng kể. Mà chiều hướng suy giảm đó còn tiếp tục trong quý bốn và có thể kéo dài qua năm nay.
Thứ hai, song song với sự giảm sút của thị trường nội địa, sức bật cố hữu của Á châu là xuất khẩu cũng đình trệ từ đầu quý hai và còn sa sút dần trong những tháng cuối năm. Nều nhìn vào một chỉ số tiên báo về sinh hoạt sản xuất trong những tháng tới là đơn đặt hàng chế biến, mà cả Anh và Pháp ngữ đều gọi là Purchasing Managers Index hay PMI, thì cả nhóm Đông Á đều thiếu khởi sắc, kể cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore hay Hồng Kông.
RFI : Trong lúc tình hình tại châu Âu và Hoa Kỳ vẫn còn đen tối
Nguyễn Xuân Nghĩa : Chẳng những không sáng sủa mà còn có phần đen tối hơn cái năm 2011 u ám vừa kết thúc. Năm nay, các nước Á châu sẽ thấy là quả đất hình tròn và các quốc gia đều liên lập với nhau về kinh tế chứ châu Á chưa thể tìm ra một định mệnh kinh tế riêng.
Trước hết, tình hình Nhật chưa khả quan. Kinh tế Âu châu thì may lắm sẽ suy trầm, gọi là récession, mà có khi còn bị nặng hơn nữa, đó là nạn suy thoái, tức là dépression. Kinh tế Hoa Kỳ thì chưa thể hồi phục mà còn có thể bị rơi vào suy trầm nữa nếu Âu châu bị suy thoái. Tôi xin lỗi cứ phải phân biệt hai trạng thái, đó là suy trầm, nghĩa là chìm xuống, là còn nhẹ hơn suy thoái là khi kinh tế không tiến dù có chậm hơn mà còn lùi. Nếu lùi hơn nữa thì gặp khủng hoảng, là cấp nguy ngập thứ ba!
Một cách vắn tắt cho dễ nhớ thì nhiều trung tâm nghiên cứu trên thế giới, kể cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tuần qua, đã dự báo là đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm tới có thể chỉ là bình quân 3,5%. Nếu sụt đến 2,5% thì chúng ta lại có hiện tượng gọi là "suy trầm toàn cầu", theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Trong tốc độ trung bình đó, Á châu có thể hy vọng duy trì được một đà tăng trưởng từ 6,5 đến 6,9% là nhiều. Nói ra thì có vẻ cao nhưng vẫn thua tiềm năng bình thường của châu Á, mà nếu không khéo thì có thể sụt tới mức thấp hơn năm 2009 là chỉ có chưa đầy 6%
RFI : Người ta giải thích thế nào về hiệu ứng bất lợi xuất phát từ kinh tế Âu Châu và Hoa Kỳ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Giữa năm ngoái, khối kinh tế Âu Mỹ đã từ hoàn cảnh đình đọng, yết ớt và bấp bênh trôi vào trạng thái bất trắc là đánh sụt niềm tin của thị trường về khả năng quản lý và ứng phó với khủng hoảng ở cả hai bờ Đại Tây Dương. Hậu quả là năm nay, khối kinh tế gọi là tiên tiến này phải cùng lúc đánh vật với những đòi hỏi mâu thuẫn. Tại Âu Châu, đó là nguy cơ vỡ nợ vì gánh công trái của nhiều nước, là yêu cầu trả nợ gây ách tắc tín dụng cho các ngân hàng, là sự mong manh của đồng Euro và khả năng dàn xếp rất khó của lãnh đạo chính trị. Tại Hoa Kỳ thì đó là cuộc tranh luận còn kéo dài giữa việc tiết giảm bội chi ngân sách hay tăng chi để kích thích kinh tế, và tăng thuế hay giảm thuế để kích cầu. Mà năm nay nước Mỹ lại có tranh cử lớn!
Trong bối cảnh quốc tế đó, các nền kinh tế Á Châu nào mà quá lệ thuộc vào thị trường bên ngoài đều điêu đứng. Đó là hoàn cảnh của Nam Hàn, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam. Các nền kinh tế của Ấn Độ, Indonesia hay Trung Quốc có thể ít bị hiệu ứng quốc tế hơn. Nhưng riêng Trung Quốc thì lại có mầm khủng hoảng nội tại của họ vì động loạn xã hội và khó duy trì được mức tăng trưởng cao hơn cái ngưỡng sinh tử là 8%. Mà y như Hoa Kỳ, năm nay Trung Quốc cũng chuẩn bị thay đổi lãnh đạo vào cuối năm nên cũng có gặp ách tắc và bị tê liệt về chính sách ứng phó.
RFI : Như anh vừa trình bày thì biến cố kinh tế nơi này có thể ảnh hưởng đến nơi khác. Nhưng anh có thể nào trình bày cho rõ hơn là chịu ảnh hưởng qua những ngả nào ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Ta nên nghĩ đến hai cơ phận chuyển lực như hai sợi dây "courroie". Thứ nhất là ngoại thương hay mậu dịch khi hai khối kinh tế mua bán với nhau. Thứ hai là mối quan hệ tài chính qua trao đổi tư bản.
Về ngoại thương thì việc cả Hoa Kỳ và Âu Châu, nhất là Âu Châu, sẽ phải giảm chi, gia tăng tiết kiệm và tiêu thụ ít hơn tất nhiên sẽ đánh sụt mức nhập khẩu, tức là số xuất khẩu của Á Châu. Khi số bán hàng giảm, các nước sẽ sản xuất ít hơn và trước hết ít mua hàng của một xứ Á Châu khác đem về chế biến rồi bán qua các thị trường Âu Mỹ. Một thí dụ mà doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc hiểu ngay là khi Việt Nam bán ít giày dép và hàng may mặc cho Liên hiệp Âu châu hay Hoa Kỳ thì Việt Nam cũng ít mua nguyên vật liệu của Trung Quốc về ráp chế lại.
Về sợi dây chuyển lực trong lĩnh vực tài chính thì khi các ngân hàng Âu Châu phải tích cực trả nợ, việc tài trợ giao dịch ngoại thương tại Á châu cũng thành tốn kém hơn, lý do là Á châu cần tín dụng loại ngắn hạn cho nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Thứ nữa, các ngân hàng đều cần huy động ký thác và nhu cầu ấy tất nhiên đẩy lãi suất huy động lên cao hơn và thực tế thì sẽ nâng phân lời tín dụng, và hiện tượng ấy có thể kéo dài nhiều năm....
Cho nên, may lắm thì Á châu hy vọng ra khỏi khó khăn vào năm 2013, nhưng vẫn chỉ là hy vọng thôi vì từ nay đến đó, ngoài thiên tai người ta còn sợ nhân hoạ, là sai lầm của con người về chính sách! Trong khi ấy, ta cũng không nên quên là nhiều nước Á châu đang bị hậu quả từ những sai lầm về chính sách trong các năm trước. Trường hợp Việt Nam là một điển hình !
Về trường hợp của Trung Quốc thì lo ngại chính mà các chuyên gia nêu lên là điều gì sẽ xảy tới với các nước châu Á nếu như cỗ máy kinh tế đồ sộ của ông khổng lồ châu Á này không được hạ cánh nhẹ nhàng ? Tức là Bắc Kinh không duy trì được tỷ lệ tăng trưởng trên dưới 8 % như mong đợi mà GDP của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới đó chỉ tăng 5 % trong năm. Giả thuyết này đã được công ty phân tích về tài chinh IHS Global Insight đề cập tới.
Cuối cùng là núi nợ của các chính quyền địa phương Trung Quốc : theo các thống kê chính thức của Trung Quốc tính đến cuối 2010, tổng nợ công của các thành phố, tỉnh thành lên tới gần 11 000 tỷ nhân dân tệ, (1.300 tỷ euro) tương đương với 27 % tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc.
Nhưng theo thẩm định của Moody’s thì trên thực tế núi nợ đó là trên dưới 15 000 tỷ nhân dân tệ và có từ 8 đến 10 % khoản tiền đó coi như là nợ khó đòi. Qua đó đe dọa trực tiếp đến hệ thống ngân hàng Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120110-2012-vien-canh-tieu-dieu-doi-voi-kinh-te-chau-a
No comments:
Post a Comment