Hội nghị thượng đỉnh APEC với mục tiêu thương mại chính thức khai mạc
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức khai mạc hội nghị thượng đỉnh quy tụ các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với mục tiêu tối hậu là thành lập một khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì hội nghị hai ngày.
Phát biểu khai mạc hội nghị tại Hawaii (tính theo giờ Hà Nội là vào rạng sáng nay 14/11), Tổng thống Obama ngỏ lời chào mừng các nhà lãnh đạo APEC. Ông nói: "Mọi người còn rất nhiều việc phải làm... Có đến 3 tỉ người vẫn trông đợi họ gia tăng xuất khẩu, mở rộng giao thương và tạo công ăn việc làm".
"APEC có thể hoàn tất những mục tiêu này bằng cách tạo các công việc làm xanh chú trọng đến năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường, bỏ bớt những luật lệ có thể hạn chế công cuộc giao thương".
Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì hội nghị hai ngày với lãnh đạo các nước trong khối APEC tại tiểu bang nơi ông sinh ra.
Tổng thống Mỹ khẳng định ông tin tưởng giới lãnh đạo APEC có thể đạt tiến bộ, nhắc nhở họ rằng trong quá khứ họ đã làm được chuyện này.
Ngay trước hội nghị thượng đỉnh APEC, ông Obama đã có được thỏa thuận với 8 nhà lãnh đạo khác của khối APEC - gồm Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam - để thiết lập khu vực tự do mậu dịch vòng đai Thái Bình Dương có tên gọi là Hiệp định đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong tuyên bố chung, lãnh đạo 9 quốc gia đã gọi TPP là một dấu mốc hướng tới mục đích nối kết các nền kinh tế của họ và tự do hóa hỗ tương mậu dịch và đầu tư.
Các nhà lãnh đạo này cũng bày tỏ tin tưởng rằng hiệp định vừa kể sẽ giúp tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống, và giảm bớt nghèo khó tại các quốc gia của họ.
Nhật Bản cũng bày tỏ ý muốn tham gia tổ chức này.
Tổng thống Mỹ khẳng định ông tin tưởng giới lãnh đạo APEC có thể đạt tiến bộ, nhắc nhở họ rằng trong quá khứ họ đã làm được chuyện này.
Ngay trước hội nghị thượng đỉnh APEC, ông Obama đã có được thỏa thuận với 8 nhà lãnh đạo khác của khối APEC - gồm Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam - để thiết lập khu vực tự do mậu dịch vòng đai Thái Bình Dương có tên gọi là Hiệp định đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong tuyên bố chung, lãnh đạo 9 quốc gia đã gọi TPP là một dấu mốc hướng tới mục đích nối kết các nền kinh tế của họ và tự do hóa hỗ tương mậu dịch và đầu tư.
Các nhà lãnh đạo này cũng bày tỏ tin tưởng rằng hiệp định vừa kể sẽ giúp tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống, và giảm bớt nghèo khó tại các quốc gia của họ.
Nhật Bản cũng bày tỏ ý muốn tham gia tổ chức này.
Tổng thống Mỹ nói rằng hiệp định với một nhóm các quốc gia đã có giao dịch thương mại hằng năm với Mỹ khoảng 200 tỉ USD sẽ có lợi cho tất cả mọi nước tham gia bởi vì nó sẽ thúc đẩy xuất khẩu và tạo ra công ăn việc làm.
Ông Obama cũng mở thảo luận với chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhà Trắng cho hay Tổng thống Obama đã dùng cuộc họp để tạo áp lực với Bắc Kinh về chính sách tiền tệ và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ.
Hội nghị thượng đỉnh khối APEC cũng khởi sự chuyến đi 9 ngày của Tổng Thống Obama nhằm thăng tiến mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Hội nghị thượng đỉnh khối APEC cũng khởi sự chuyến đi 9 ngày của Tổng Thống Obama nhằm thăng tiến mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.
Obama vạch kế hoạch thương mại xuyên Thái Bình Dương tại APEC
Nhà lãnh đạo Mỹ Barack Obama đã công bố các phác thảo mang tính khái quát về một kế hoạch nhằm tạo ra một khu vực thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương tại hội nghị thượng đỉnh APEC đang diễn ra ở Hawaii.
Tổng thống Mỹ Obama.
"Tôi tin tưởng chúng ta có thể làm được điều này", ông Obama nói tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Honolulu ngày 12/11.
9 quốc gia thành viên của APEC đang tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng Trung Quốc cho tới nay không bày tỏ sự quan tâm tới việc tham gia các cuộc đàm phán.
Tổng cộng, 21 quốc gia thành viên của APEC chiếm khoảng 44% thương mại toàn cầu và 40% dân số thế giới.
"Chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy thương mại, tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng và tạo các việc làm mới. Hãy cạnh tranh và chiến thắng trong các thị trường của tương lai", nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu.
Miêu tả khu vực là động cơ cho sự phát triển, ông Obama bày tỏ hi vọng thoả thuận TPP sẽ được hoàn thành sớm nhất là vào đầu năm tới. Tổng thống Mỹ cũng nói TPP có thể là hình mẫu cho các thoả thuận thương mại khác, nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết về kế hoạch.
Bên hề APEC, ông Obama đã gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về Afghanistan, Iran và Syria, cùng các chủ đề khác.
Tổng thống Mỹ cho hay ông đã có kế hoạch thảo luận sự cần thiết về sự tái tân bằng nền kinh tế toàn cầu trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Động thái mới của Nhật Bản
TPP hiện bao gồm Chile, New Zealand, Brunei và Singapore - tất cả đều là các nền kinh tế tương đối nhỏ. Mỹm Australia, Malaysia, Việt Nam và Peru đang đàm phán tham gia.
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, giờ đây cũng cho biết muốn tham gia các cuộc đàm phán.
Tổng thống Obama nói ông "đặc biệt ấn tượng với sự dũng cảm" của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vì quyết định tham gia các cuộc đàm phán thương mại tự do của ông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nông dân Nhật.
Ông Obama cũng đã có cuộc hội đàm riêng rẽ đầu tiên với ông Noda tại APEC.
Thủ tướng Noda nói với Tổng thống Mỹ rằng ông đã bắt đầu thực hiện các bước đi nhằm "xem xét lại các biện pháp hạn chế thịt bò của Nhật và mở rộng việc tiếp cận thị trường cho thịt bò Mỹ".
Mặc dù không tham gia vào các cuộc đàm phán TPP, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói tại Honolulu rằng ông ủng hộ mục tiêu lâu dài về việc đàm phán một khu vực tự do thương mại trong khu vực, có thể bao gồm tất cả các thành viên APEC trong tương lai.
Ông Hồ Cẩm Đào nói Bắc Kinh sẽ tập trung vào sự đổi mới và khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Washington xem châu Á là khu vực có vai trò cốt yếu với tương lai của Mỹ, cả về kinh tế và chiến lược.
Tổng thống Obama chủ trì Hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay, diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/11.
Vì sao Nhật Bản tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương?
(Dân trí) - Ngay trước ngày khai mạc Hội nghị cấp cao APEC tại Hawaii, tối 11/11, Nhật Bản đã tuyên bố quyết định tham gia đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một tin vui với Mỹ và có chiến lược ẩn chứa sau đó.
Thủ tướng Nhật Bản quyết định tham gia đàm phán TPP, sau một thời gian cân nhắc.
Tại sao Mỹ hoan nghênh?
Từ hơn 1 thập niên qua, APEC đã tìm cách xây dựng một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng nhân dịp Hội nghị tại Hawaii, Mỹ lại đang muốn hối thúc một số quốc gia xúc tiến việc đàm phán về một nhóm mậu dịch nhỏ hơn, đó là nhóm TPP - một nhóm thương mại nhưng chứa đựng nhiều ý định chính trị của Mỹ ở châu Á.
TPP vốn đã có sự tán thành tham gia của 9 quốc gia nằm trong APEC: Mỹ, Chile, New Zealand, Singapore, Australia, Việt Nam, Peru, Malaysia và Brunei.
Mỹ hy vọng sẽ có thêm các nước khác tham gia TPP, nhất là những cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản.
Mỹ lâu nay vẫn hy vọng Tokyo đưa ra quyết định trên vì với tuyên bố mới nhất của Tokyo, và tất nhiên là nếu các cuộc đàm phán đạt kết quả, trọng lượng của khối TPP sẽ gia tăng hẳn lên vì bao gồm hai nền kinh tế thuộc loại lớn nhất hành tinh (Mỹ là cường quốc kinh tế số một thế giới, trong lúc Nhật Bản đứng thứ ba).
Chính quyền Obama hy vọng rằng có thể công bố một bộ khung cho TPP tại hội nghị APEC năm nay, nhưng điều này có thể bị trì hoãn.
Washington hy vọng thoả thuận này sẽ cải thiện các mối quan hệ thương mại xuyên Thái Bình Dương, đặt nền móng cho một chương trình tự do thương mại do Mỹ dẫn đầu và cải thiện quan niệm của châu Á đối với cam kết của Mỹ với khu vực này và nhất là để đối phó với thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng hy TPP là một phương tiện tốt để có thể làm tăng uy tín và hình ảnh của ông ở trong nước, tại thời điểm còn một năm nữa là đến kỳ bầu cử Tổng thống.
Lý do Nhật Bản tham gia TPP
Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko hôm qua cho biết, chính phủ của ông sẽ bắt đầu tiến hành hội đàm với các nước tham gia đàm phán về TPP trước khi chính thức tham gia đàm phán.
Rõ ràng là ông Noda đã chọn cách không lập tức tuyên bố Nhật Bản sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán về TPP đang diễn ra hiện nay. Thay vào đó, ông quyết định sẽ bàn bạc với các nước liên quan trước.
Quyết định này phản ánh thái độ thận trọng trong đảng cầm quyền. Ông Maehara Seiji, người phụ trách chính sách của Đảng, nói với các phóng viên rằng, ông không phản đối quyết định của thủ tướng.
Trước đó, ông Noda phát biểu tại cuộc họp của quốc hội về vấn đề này rằng, Nhật Bản cần cân nhắc sự hiện diện và vai trò của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông nói, cần có quyết định mang tính toàn diện, dựa trên việc cân nhắc xem, liệu Nhật Bản đã hài lòng với vị thế hiện tại hay chưa, hay muốn mở ra một con đường mới cho tương lai của mình.
Rõ ràng là ông Noda đã chọn cách không lập tức tuyên bố Nhật Bản sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán về TPP đang diễn ra hiện nay. Thay vào đó, ông quyết định sẽ bàn bạc với các nước liên quan trước.
Quyết định này phản ánh thái độ thận trọng trong đảng cầm quyền. Ông Maehara Seiji, người phụ trách chính sách của Đảng, nói với các phóng viên rằng, ông không phản đối quyết định của thủ tướng.
Trước đó, ông Noda phát biểu tại cuộc họp của quốc hội về vấn đề này rằng, Nhật Bản cần cân nhắc sự hiện diện và vai trò của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông nói, cần có quyết định mang tính toàn diện, dựa trên việc cân nhắc xem, liệu Nhật Bản đã hài lòng với vị thế hiện tại hay chưa, hay muốn mở ra một con đường mới cho tương lai của mình.
Giới quan sát bình luận: Mỹ rất cần đồng minh Nhật Bản ủng hộ TPP, trong khi Tokyo chắc chắn cũng muốn thắt chặt quan hệ với Washington để đối phó với những thách thức an ninh trong khu vực, nên sẽ không bỏ lỡ dịp ủng hộ nỗ lực của ông Obama thúc đẩy TPP.
Theo kế hoạch ban đầu, ông Noda sẽ đưa ra quyết định rõ ràng vào ngày 10/11, nhưng việc đó đã phải hoãn lại vì đảng Dân chủ khuyên ông nên thận trọng.
Thủ tướng Nhật Bản nói ông sẽ thảo luận về việc gia nhập khối TPP với các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) bắt đầu ngày hôm nay, 12/11 tại Hawaii.
Ông Noda nói tham gia những cuộc thảo luận là vì quyền lợi quốc gia của Nhật Bản. Ông nói thêm nước ông sẽ bênh vực những gì cần phải bảo vệ và đạt được những gì cần phải đạt tới.
Ông Noda nói tham gia những cuộc thảo luận là vì quyền lợi quốc gia của Nhật Bản. Ông nói thêm nước ông sẽ bênh vực những gì cần phải bảo vệ và đạt được những gì cần phải đạt tới.
Những nhà xuất khẩu lớn của Nhật Bản nói gia nhập khu vực này đưa họ đến một địa vị bình đẳng hơn với các đối thủ. Tuy nhiên những nông dân Nhật Bản được chính phủ bảo vệ mạnh nói cuộc sống của họ sẽ bị đe dọa vì những sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu rẻ hơn.
__,_._,___
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To:
Sent: Monday, November 14, 2011 8:53 PM
Subject: [HUYET-HOA] Hội nghị thượng đỉnh APEC với mục tiêu thương mại chính thức khai mạc
No comments:
Post a Comment