Angel Gurria
Cập nhật: 13:49 GMT - thứ năm, 22 tháng 9, 2011
Phải chăng chủ nghĩa tư bản Phương Tây thất bại? Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này là KHÔNG.
Nhưng tôi cũng tự hỏi rằng tư bản chủ nghĩa có đáp ứng được tính liên tục để hướng tới hoàn thiện hay không. Tôi muốn nói về kinh tế thị trường, về thị trường tự do.
Tôi nghĩ rằng chúng ta không thành công với tư cách giám sát, tư cách của nhà quản lý giới công ty và chúng ta thất bại trong vai trò quản lý rủi ro.
Tôi nghĩ rằng chúng ta không thành công với tư cách giám sát, tư cách của nhà quản lý giới công ty và chúng ta thất bại trong vai trò quản lý rủi ro.
Chúng ta cũng thất bại trong việc phân bổ vai trò và trách nhiệm cho các tổ chức kinh tế quốc tế.
Sự thất bại tài chính của chúng ta làm lây lan ngay đến nền kinh tế.
Sự thất bại tài chính của chúng ta làm lây lan ngay đến nền kinh tế.
Chúng ta đi từ cuộc khủng hoảng tài chính tới tê liệt kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở mức sốc, tính trung bình ở mức 9%-10%; 20, 30, 40% giới trẻ bị thất nghiệp nói riêng.
Đó là thực tế bi thảm của cuộc khủng hoảng.
Một số tổ chức quốc tế đã chứng kiến cuộc khủng hoảng ập tới.
Một số tổ chức quốc tế đã chứng kiến cuộc khủng hoảng ập tới.
Một số thậm chí đưa ra được một vài cảnh báo, nhưng họ đã không phối hợp các đánh giá của mình, họ đã không có được một tiếng nói chung mạnh mẽ.
Vì vậy, những cảnh báo của họ đã bị bỏ ngoài tai trong bầu không khí của sự thịnh vượng khi mọi người kiếm rất nhiều tiền và người ta nghĩ rằng sự đổi mới chính là lựa chọn thích hợp, và rằng việc có ai đó đưa ra cảnh báo rằng một cái gì đó sai trái có thể diễn ra, thì chính người cảnh báo sẽ bị coi là đang gây trở ngại cho đà tiến bộ.
Cũng có lập luận rằng thị trường cần phải được hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ.
Cũng có lập luận rằng thị trường cần phải được hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ.
Nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường có thể vận hành mà không cần tới bất kỳ sự can thiệp nào cả.
Vì vậy, cuộc khủng hoảng đã để lại một di sản thảm khốc. Một di sản của mức thất nghiệp cao, thâm hụt tài chính khổng lồ mà chúng ta đang cố gắng kiểm soát.
Nợ công lũy kế tới 100% GDP theo mức trung bình ở các nước OECD.
Dẫu sao thì khoản nợ này từng là một phần của giải pháp, và nay nó đã trở thành vấn đề.
Thay đổi cơ cấu
Và nợ vẫn không ngừng tăng, nền kinh tế chững lại làm giảm doanh thu tài chính, và tỷ lệ thất nghiệp lớn làm tăng chi phí xã hội.
Vì vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải đưa ra tín hiệu rõ ràng về cách làm thế nào chúng ta sẽ giải quyết vấn đề nợ mà không bị mất tăng trưởng và việc làm.
Vì vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải đưa ra tín hiệu rõ ràng về cách làm thế nào chúng ta sẽ giải quyết vấn đề nợ mà không bị mất tăng trưởng và việc làm.
Và OECD đang nói là “thay đổi cơ cấu”. Đó là thông điệp của chúng tôi.
Phải cải cách sản phẩm và thị trường lao động, tăng cường cho giáo dục, đổi mới, tăng trưởng xanh, cạnh tranh, các biện pháp thuế, y tế - đó là những điều chúng ta nên tập trung chính cho một chiến lược lâu dài để phục hồi tăng trưởng bền vững.
Phải cải cách sản phẩm và thị trường lao động, tăng cường cho giáo dục, đổi mới, tăng trưởng xanh, cạnh tranh, các biện pháp thuế, y tế - đó là những điều chúng ta nên tập trung chính cho một chiến lược lâu dài để phục hồi tăng trưởng bền vững.
Các biện pháp này sẽ tạo việc làm và giúp giải quyết nợ.
Chúng ta cũng cần phải "Có trách nhiệm với xã hội" và tập trung vào các chính sách đổi mới để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Vì vậy, KHÔNG, tôi không nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản phương Tây hoặc kinh tế thị trường, thị trường tự do đã thất bại.
Vì vậy, KHÔNG, tôi không nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản phương Tây hoặc kinh tế thị trường, thị trường tự do đã thất bại.
Tôi nghĩ rằng câu hỏi là làm thế nào để cải thiện việc kiểm tra và cân bằng trong nền kinh tế thị trường của chúng ta.
Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức gần đây đã nhận xét trong một bài báo, tôi xin trích dẫn "có một sự đồng thuận rộng rãi rằng cần phải có luật lệ mẽ hơn cho các thị trường hoạt động sôi động và để những thị trường có sức đề kháng khủng hoảng”.
Tôi đồng ý hoàn toàn. Tôi nghĩ rằng nền kinh tế quan trọng tới mức không thể để toàn bộ nền kinh tế trong tay lực đẩy của riêng thị trường.
Đây là một quá trình không dễ dàng và cần có cơ chế quản lý toàn cầu mạnh hơn và các tổ chức quốc tế mạnh, nhưng tất nhiên, đó là cách duy nhất để cải thiện tình hình.
No comments:
Post a Comment