Nhà đầu tư trở lại tâm lý lo sợ khi giới lãnh đạo tài chính châu Âu không đưa ra được giải pháp cứu nợ như mong đợi - Ảnh: Reuters.
Mặc dù hồi phục vào cuối phiên, nhưng kết quả Phố Wall chốt phiên 19/9 vẫn giảm điểm khá mạnh, khi những lo lắng về khả năng Hy Lạp vỡ nợ trở lại bao trùm thị trường, làm lu mờ tin tức cho rằng khả năng sẽ đạt được thỏa thuận về một gói cứu trợ mới cho quốc gia này.
Hầu hết thời gian trong phiên giao dịch, các chỉ số chính chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh, do các lãnh đạo châu Âu cuối tuần trước không đưa ra được một giải pháp mới mẻ nào cho việc giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công đã kéo dài dai dẳng ở lục địa này.
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết sau cuộc hội đàm hôm 19/9 giữa Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, rằng quốc gia này đang tiến gần tới một thỏa thuận với các ngân hàng quốc tế về việc tiếp tục được nhận tiền cứu trợ. Nhưng tin này không đủ vực dậy thị trường.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt giảm 108,08 điểm, tương ứng 0,94%, xuống còn 11.401,01 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 11,92 điểm, tương ứng 0,98%, xuống 1.204,09 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 9,48 điểm, tương ứng 0,36%, xuống 2.612,83 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 7,11 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,9 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ mã giảm/tăng ở sàn New York là 2.310/ 667 và sàn Nasdaq là 2.030/ 552.
Các nhóm cổ phiếu năng lượng và tài chính giảm điểm mạnh nhất trong ngày. Chỉ số PHLX dịch vụ dầu khí giảm tới 1,7%, do giá dầu rớt 2,6% xuống 85,70 USD/thùng bởi nhà đầu tư lo lắng về triển vọng tiêu thụ. Chỉ số KBW ngân hàng rớt 2,8%, đáng chú ý cổ phiếu của Citigroup hạ 4,4%.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh, dẫn đầu là cổ phiếu của hãng Apple. Trong phiên, cổ phiếu Apple đã có lúc chạm mức cao nhất mọi thời đại 413,23 USD, trước khi chốt ở mức tăng 2,8% lên 411,63 USD.
Giới đầu cơ cổ phiếu hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến khai mạc hôm nay (20/9). Những tin xấu về kinh tế Mỹ đang làm tăng những đồn đoán rằng, FED sẽ tung ra QE3 để cứu vãn thị trường.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu giảm điểm mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 108,85 điểm, tương ứng 2,03%, xuống 5.259,56 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 3% xuống 2.940 điểm và chỉ số DAX của Đức trượt 2,83% xuống chốt ở 5.415,91 điểm.
Đóng cửa trước đó, ngoài thị trường Nhật Bản nghỉ lễ, hầu hết các sàn châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt đi xuống, bởi kết quả cuộc họp cuối tuần qua của các bộ trưởng tài chính châu Âu không đưa ra được một kế hoạch để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 2,4%, hướng trở lại mức thấp trong phiên giao dịch một tuần trước. Chỉ số này đã giảm tới 21% từ mức cao hồi tháng 4. Dẫn đầu về mức giảm điểm là Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng sụt tới 537,36 điểm, tương ứng 2,76%, xuống 18.917,95 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,79%, xuống 2.437,8 điểm. Chỉ số Taiex của thị trường Đài Loan giảm 1,27%, xuống 7.480,88 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,14% xuống 2.757,23 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 19,16 điểm, tương ứng 1,04%, xuống 1.820,94 điểm.
Hầu hết thời gian trong phiên giao dịch, các chỉ số chính chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh, do các lãnh đạo châu Âu cuối tuần trước không đưa ra được một giải pháp mới mẻ nào cho việc giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng nợ công đã kéo dài dai dẳng ở lục địa này.
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết sau cuộc hội đàm hôm 19/9 giữa Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, rằng quốc gia này đang tiến gần tới một thỏa thuận với các ngân hàng quốc tế về việc tiếp tục được nhận tiền cứu trợ. Nhưng tin này không đủ vực dậy thị trường.
Chốt phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt giảm 108,08 điểm, tương ứng 0,94%, xuống còn 11.401,01 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 11,92 điểm, tương ứng 0,98%, xuống 1.204,09 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 9,48 điểm, tương ứng 0,36%, xuống 2.612,83 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 7,11 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,9 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ mã giảm/tăng ở sàn New York là 2.310/ 667 và sàn Nasdaq là 2.030/ 552.
Các nhóm cổ phiếu năng lượng và tài chính giảm điểm mạnh nhất trong ngày. Chỉ số PHLX dịch vụ dầu khí giảm tới 1,7%, do giá dầu rớt 2,6% xuống 85,70 USD/thùng bởi nhà đầu tư lo lắng về triển vọng tiêu thụ. Chỉ số KBW ngân hàng rớt 2,8%, đáng chú ý cổ phiếu của Citigroup hạ 4,4%.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh, dẫn đầu là cổ phiếu của hãng Apple. Trong phiên, cổ phiếu Apple đã có lúc chạm mức cao nhất mọi thời đại 413,23 USD, trước khi chốt ở mức tăng 2,8% lên 411,63 USD.
Giới đầu cơ cổ phiếu hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến khai mạc hôm nay (20/9). Những tin xấu về kinh tế Mỹ đang làm tăng những đồn đoán rằng, FED sẽ tung ra QE3 để cứu vãn thị trường.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu giảm điểm mạnh trong phiên đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 108,85 điểm, tương ứng 2,03%, xuống 5.259,56 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 3% xuống 2.940 điểm và chỉ số DAX của Đức trượt 2,83% xuống chốt ở 5.415,91 điểm.
Đóng cửa trước đó, ngoài thị trường Nhật Bản nghỉ lễ, hầu hết các sàn châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt đi xuống, bởi kết quả cuộc họp cuối tuần qua của các bộ trưởng tài chính châu Âu không đưa ra được một kế hoạch để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 2,4%, hướng trở lại mức thấp trong phiên giao dịch một tuần trước. Chỉ số này đã giảm tới 21% từ mức cao hồi tháng 4. Dẫn đầu về mức giảm điểm là Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng sụt tới 537,36 điểm, tương ứng 2,76%, xuống 18.917,95 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,79%, xuống 2.437,8 điểm. Chỉ số Taiex của thị trường Đài Loan giảm 1,27%, xuống 7.480,88 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,14% xuống 2.757,23 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 19,16 điểm, tương ứng 1,04%, xuống 1.820,94 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.509,10 | 11.401,00 | 108,08 | 0,94 |
S&P 500 | 1.216,01 | 1.204,09 | 11,92 | 0,98 | |
Nasdaq | 2.622,31 | 2.612,83 | 9,48 | 0,36 | |
Anh | FTSE 100 | 5.368,41 | 5.259,56 | 108,85 | 2,03 |
Pháp | CAC 40 | 3.031,08 | 2.940,00 | 91,08 | 3,00 |
Đức | DAX | 5.573,51 | 5.415,91 | 157,60 | 2,83 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.864,16 | |||
Hồng Kông | Hang Seng | 19,455,30 | 18.917,90 | 537,36 | 2,76 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.482,34 | 2.437,79 | 44,55 | 1,79 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.577,40 | 7.480,88 | 96,52 | 1,27 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.840,10 | 1.820,94 | 19,16 | 1,04 |
Singapore | Straits Times | 2.789,04 | 2.757,23 | 31,81 | 1,14 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |
No comments:
Post a Comment