HỒNG NGỌC
15/09/2011 09:56 (GMT+7)
Không hề miễn phí, phía sau đề nghị giải cứu châu Âu của Trung Quốc còn có điều kiện đi kèm - Ảnh: Getty.
Giữa lúc châu Âu đang bấn loạn với việc giải quyết bài toán nợ công, việc Trung Quốc ngỏ ý giúp đỡ lục địa già vượt qua khó khăn có thể coi như một cơn mưa rào giữa trời khô hạn.
Tuy nhiên, không có chuyện miễn phí, phía sau đề nghị của Trung Quốc còn có điều kiện đi kèm, đài RFI cho hay.
Hôm qua (14/9), tại phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 5 ở Đại Liên (Liêu Ninh, Trung Quốc), trước đại diện chính phủ và các doanh nhân của hơn 90 nước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định chính phủ nước này sẵn sàng làm nhiều hơn nữa để lấy lại cân bằng cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
Ông Ôn Gia Bảo nêu rõ, Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực tham gia tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, thúc đẩy việc xây dựng hệ thống mậu dịch quốc tế cũng như thể chế tài chính công bằng và hợp lý, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan để môi trường đầu tư trở nên công khai hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp các nước.
Sau khi đưa ra những hứa hẹn Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào châu Âu, lục địa vốn đang lún sâu trong cuộc khủng hoảng nợ công, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hối thúc các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu "đáp lễ" bằng cách công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường đầy đủ trước lịch trình đề ra.
Theo lịch trình của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đến năm 2016 kinh tế Trung Quốc mới được xem xét để được hưởng quy chế đầy đủ của một nền kinh tế thị trường. Quy chế này sẽ giúp cho Trung Quốc gỡ bỏ được những hạn chế về đầu tư và xuất khẩu sang châu Âu.
Tuyên bố nêu trên của Thủ tướng Trung Quốc đưa ra đúng vào lúc mà các quốc gia mới trỗi dậy trong nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) vào tuần tới cũng sẽ thảo luận về khả năng hỗ trợ Liên minh châu Âu giải quyết dứt điểm bài toán nợ công đã kéo dài dai dẳng suốt thời gian qua.
Trên thực tế, vào cuối năm ngoái, khi Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, thành công trong việc phục hồi kinh tế, người ta cũng đã đặt dấu hỏi về những gì Bắc Kinh mong đợi từ việc trợ giúp này.
Theo các nhà phân tích tình hình thế giới, Trung Quốc đã tính toán kỹ lưỡng những mối lợi về kinh tế, chính trị, uy tín, khi đầu tư mua trái phiếu chính phủ của các nước châu Âu.
Trước hết, đó là việc Trung Quốc muốn đa dạng hóa đầu tư tài chính, giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD. Để đảm bảo an toàn trong quản lý ngoại hối, việc đa dạng hóa các ngoại tệ dự trữ là một điều kiện quan trọng. Ngoài trái phiếu của các nước châu Âu, Trung Quốc cũng đã mua vào không ít trái phiếu chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thứ hai, châu Âu đã là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh giúp đỡ châu Âu về tài chính, có thể giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục thuận lợi chảy vào thị trường này, đồng thời cũng thu hút được thêm các công nghệ cao nhập khẩu từ châu Âu.
Trong bài bình luận "Trung Quốc sẽ cởi mở hơn với thế giới" đăng trên tờ báo Đức Sueddeutsche Zeitung hồi tháng 1 năm nay, Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từng viết, "chúng tôi hy vọng rằng, Liên minh châu Âu sẽ nới lỏng hạn chế với hàng xuất khẩu công nghệ cao tới Trung Quốc… và phát triển quan hệ thương mại cân bằng, ổn định”.
Theo giới phân tích, thông điệp này là rất rõ ràng. Với dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang chìa cánh tay sức mạnh tài chính để cứu châu Âu trong cơn vật lộn thời hậu suy thoái, nhằm đổi lấy công nghệ và mở cửa biên giới.
“Trung Quốc đã trở thành người cứu hoả của thế giới nhìn về khía cạnh tài chính. Họ vận dụng cách này ở khắp nơi, và công nghệ cao là với châu Âu cũng như hàng hoá với châu Phi”, José Ignacio Torreblanca, nhà nghiên cứu cấp cao của Hội đồng đối ngoại châu Âu nói. “Và châu Âu không còn chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận”.
Ngoài ra, theo giáo sư kinh tế Patrick Chovanec của Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh), trong vai trò nước hỗ trợ tài chính cho châu Âu, Trung Quốc sẽ có lợi về mặt chính trị và ngoại giao. Châu Âu và Trung Quốc hiện vẫn tồn tại những mâu thuẫn, như buôn bán vũ khí hay tỷ giá Nhân dân tệ.
Có thể nói, việc Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ của các nước châu Âu là một cách để nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tạo nền móng vững chắc cho vị thế cường quốc, bảo đảm an toàn cho việc xuất khẩu, đồng thời tiếp tục theo đuổi và thực hiện thành công các chính sách về chính trị và ngoại giao.
Tuy nhiên, không có chuyện miễn phí, phía sau đề nghị của Trung Quốc còn có điều kiện đi kèm, đài RFI cho hay.
Hôm qua (14/9), tại phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 5 ở Đại Liên (Liêu Ninh, Trung Quốc), trước đại diện chính phủ và các doanh nhân của hơn 90 nước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định chính phủ nước này sẵn sàng làm nhiều hơn nữa để lấy lại cân bằng cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
Ông Ôn Gia Bảo nêu rõ, Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực tham gia tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, thúc đẩy việc xây dựng hệ thống mậu dịch quốc tế cũng như thể chế tài chính công bằng và hợp lý, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan để môi trường đầu tư trở nên công khai hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp các nước.
Sau khi đưa ra những hứa hẹn Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào châu Âu, lục địa vốn đang lún sâu trong cuộc khủng hoảng nợ công, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hối thúc các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu "đáp lễ" bằng cách công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường đầy đủ trước lịch trình đề ra.
Theo lịch trình của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đến năm 2016 kinh tế Trung Quốc mới được xem xét để được hưởng quy chế đầy đủ của một nền kinh tế thị trường. Quy chế này sẽ giúp cho Trung Quốc gỡ bỏ được những hạn chế về đầu tư và xuất khẩu sang châu Âu.
Tuyên bố nêu trên của Thủ tướng Trung Quốc đưa ra đúng vào lúc mà các quốc gia mới trỗi dậy trong nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) vào tuần tới cũng sẽ thảo luận về khả năng hỗ trợ Liên minh châu Âu giải quyết dứt điểm bài toán nợ công đã kéo dài dai dẳng suốt thời gian qua.
Trên thực tế, vào cuối năm ngoái, khi Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ các nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, thành công trong việc phục hồi kinh tế, người ta cũng đã đặt dấu hỏi về những gì Bắc Kinh mong đợi từ việc trợ giúp này.
Theo các nhà phân tích tình hình thế giới, Trung Quốc đã tính toán kỹ lưỡng những mối lợi về kinh tế, chính trị, uy tín, khi đầu tư mua trái phiếu chính phủ của các nước châu Âu.
Trước hết, đó là việc Trung Quốc muốn đa dạng hóa đầu tư tài chính, giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD. Để đảm bảo an toàn trong quản lý ngoại hối, việc đa dạng hóa các ngoại tệ dự trữ là một điều kiện quan trọng. Ngoài trái phiếu của các nước châu Âu, Trung Quốc cũng đã mua vào không ít trái phiếu chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thứ hai, châu Âu đã là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh giúp đỡ châu Âu về tài chính, có thể giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục thuận lợi chảy vào thị trường này, đồng thời cũng thu hút được thêm các công nghệ cao nhập khẩu từ châu Âu.
Trong bài bình luận "Trung Quốc sẽ cởi mở hơn với thế giới" đăng trên tờ báo Đức Sueddeutsche Zeitung hồi tháng 1 năm nay, Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từng viết, "chúng tôi hy vọng rằng, Liên minh châu Âu sẽ nới lỏng hạn chế với hàng xuất khẩu công nghệ cao tới Trung Quốc… và phát triển quan hệ thương mại cân bằng, ổn định”.
Theo giới phân tích, thông điệp này là rất rõ ràng. Với dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang chìa cánh tay sức mạnh tài chính để cứu châu Âu trong cơn vật lộn thời hậu suy thoái, nhằm đổi lấy công nghệ và mở cửa biên giới.
“Trung Quốc đã trở thành người cứu hoả của thế giới nhìn về khía cạnh tài chính. Họ vận dụng cách này ở khắp nơi, và công nghệ cao là với châu Âu cũng như hàng hoá với châu Phi”, José Ignacio Torreblanca, nhà nghiên cứu cấp cao của Hội đồng đối ngoại châu Âu nói. “Và châu Âu không còn chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận”.
Ngoài ra, theo giáo sư kinh tế Patrick Chovanec của Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh), trong vai trò nước hỗ trợ tài chính cho châu Âu, Trung Quốc sẽ có lợi về mặt chính trị và ngoại giao. Châu Âu và Trung Quốc hiện vẫn tồn tại những mâu thuẫn, như buôn bán vũ khí hay tỷ giá Nhân dân tệ.
Có thể nói, việc Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ của các nước châu Âu là một cách để nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tạo nền móng vững chắc cho vị thế cường quốc, bảo đảm an toàn cho việc xuất khẩu, đồng thời tiếp tục theo đuổi và thực hiện thành công các chính sách về chính trị và ngoại giao.
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
- Phan Bảo Lâm16:37 (GMT+7) - Thứ Sáu, 23/9/2011
- Đặng Xuân Tấn15:28 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/9/2011- Một xu hướng không thể nào cưỡng nỗi của kinh tế thế giới là sức mạnh kinh tế sẽ chuyển dần từ Tây (các nước phát triển nói rộng) sang Đông (các nước mới phát triển), cũng chẳng khác gì qui luật tự nhiên là, nước, ở nơi quá đầy, quá bão hòa, tất yếu sẽ chuyển sang nơi còn quá trũng.
Nếu các nước phát triển không làm CÁI GÌ LỚN, thì dầu có cản trở này, cản trở nọ như bảo hộ mậu dịch, bảo hộ công nghệ thì, MỘT NGÀY NÀO ĐÓ, nó vẫn chảy đến, như dòng chảy của tự nhiên, mà không gì cưỡng nỗi.
- Các nước đã phát triển, không ngồi yên để chờ MỘT NGÀY NÀO ĐÓ, mà họ làm CÁI GÌ LỚN. May mắn cho các nước phát triển là trong nhóm "các nước mới phát triển", có một nước lớn nhất mà trong lịch sử phát triển của nó, để lại quá nhiều nghi kỵ cho hầu hết các nước còn lại.
Tận dụng điều này, các nước phát triển thực hiện CÁI GÌ LỚN thứ nhật - chiến lược "không chiến tự nhiên thành". Đây là chiến lược liên quan đến kinh tế mà các nước phát triển triển khai hàng chục năm nay... Nếu chiến lược này không thành công thì không tránh khỏi CÁI GÌ LỚN thứ 2 - "phải chiến mới có thành".
- Nước lớn nhất nhóm "mới phát triển" cũng biết điều này, và lại dùng chiến lược "chia rẽ nội bộ". "Chìa tay giải cứu" là một trong những chiêu thức.
- Điều gì sẽ đến hồi sau sẽ rõ... - Sang Huỳnh13:31 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/9/2011Tôi không đồng tình với ý kiến của bạn Nguyễn Lưu.
Trên thế giới, cách mạng công nghiệp đã trãi qua những lần đầu tiên của nó ngay chính tại Châu Âu, hay được gọi là lục địa già xứng đáng với sự phát triển lâu đời của nó.
Không thể phủ nhận sự vươn lên và duy trì vị trí hàng đầu của làng công nghiệp cơ khí hiện đại như Anh, Đức, Pháp... Trong khi tên tuổi của Trung Quốc chỉ có được nhờ thực hiện việc gia công cho những tên tuổi từ phương Tây và Nhật Bản. Ngoài ra, hầu hết là sản phẩm nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ và kém chất lượng!
Các viện dẫn minh họa để so sánh của bạn thiếu thuyết phục vì bạn sử dụng hai từ "có lẽ" nhiều quá, thay vì đưa ra bằng chứng thuyết phục. - Hoàng Văn Hùng08:04 (GMT+7) - Thứ Bảy, 17/9/2011Cảm ơn tác giả rất nhiều!
Bài viết đã khái quát được tình hình thế giới hiện nay và tham vọng của Trung Quốc. - Hoàn Lê21:02 (GMT+7) - Thứ Năm, 15/9/2011Bài viết hay quá. Cảm ơn tác giả rất nhiều.
- Nguyễn Lưu13:36 (GMT+7) - Thứ Năm, 15/9/2011Châu Âu hiện nay có công nghệ cao gì so với Trung Quốc:
- Điện tử: không
- Năng lượng mặt trời: không
- Năng lưọng mới (xe ô tô điện, ô tô lai): không
- Phát điện gió: không
- Cơ khí chế tạo: có lẽ chỉ còn Đức là có công nghệ cao hơn Trung Quốc trong lĩnh vực máy công cụ chính xác
- Đường sắt cao tốc: không
- Điện tử viễn thông: không
- Công nghệ quốc phòng: một số lĩnh vực Trung Quốc kém hơn nhưng một số phát triển hơn châu Âu
- Công nghệ sinh học: không có khác biệt rõ rệt
Như vậy, có lẽ chỉ còn lĩnh vực hàng không dân dụng (máy bay thương mại cỡ lớn) là châu Âu còn có ưu thế vượt trội so với Trung Quốc. Hầu hết các lĩnh vực khác, công nghệ của Trung Quốc đã ngang bằng, hoặc gần đuổi kịp hoặc thậm chí vượt xa công nghệ châu Âu. Báo cáo của WIPO hàng năm cho thấy, năm 2010, trong 5 công ty đứng đầu về bằng phát minh quốc tế, hai công ty là của Trung Quốc, 01 là của Nhật Bản.
Việc tiếp tục nói, châu Âu xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc hiện nay chủ yếu mang tính ngoại giao, hoặc nói theo thói quen, hoặc để thỏa mãn thị hiếu của độc giả phương Tây, vốn không chấp nhận một quốc gia đi sau không cùng chủng tộc và văn hóa lại vượt lên trên họ.
Không phải châu Âu nghiên cứu ra công nghệ gì cũng áp dụng nó ngay mà cần phải qua thử nghiệm, đặc biệt là đánh giá về hiệu quả kinh tế.
Ví như dường sắt cao tốc, công nghệ của Nhật được xem là hàng đầu TG nhưng vẫn kém của Đức nhưng người Đức không phát triển đường sắt cao tốc vì hiệu quả kinh tế của nó quá thấp mà họ ứng dụng công nghệ ấy vào việc khác. Nước tạo ra công nghệ thì họ biết dùng công nghệ vào việc gì có ích nhất, không việc này thì việc kia.
Còn nước học hỏi công nghệ như TQ ngoài việc xây đường sắt cao tốc ra chả biết dùng công nghệ ấy vào việc gì khác. Lẽ tất nhiên, mỗi 1 lĩnh vựa đòi hỏi sự kết hợp của nhiều loại công nghệ khác nhau 1 cách muôn hình vạn trạng chớ không cứng nhắc loại công nghệ này chỉ áp dụng cho mỗi 1 việc nhất định nào đó.
Về điều này thì TQ kém xa châu Âu. Nói cách khác là trình độ ứng dụng công nghệ của TQ còn rất kém, còn nặng về copy rập khuôn. Nếu TQ đạt đến trình độ ấy thì tin rằng TQ chỉ có thể so sánh với… Mỹ.
Các nước châu Âu hiện nay đang đổ rất nhiều tiền vào nghiên cứu công nghệ hạt cơ bản gồm năng lượng và vật liệu phi tự nhiên mà cụ thể là công trình đường hầm lượng tử dài 31 km đã được đưa vào vận hành mấy năm trước. Đó là công trình nghiên cứu của tương lai (kết quả được áp dụng trong 50 năm nữa).
Còn phát minh sáng chế thì, 1 triệu phát minh sáng chế không bán được lấy 1 xu không bằng 1 phát minh sáng chế bán được 1 triệu đơn vị tiền tệ bất kỳ. Vấn đề không phải là số lượng phát minh sáng chế mà là có bao nhiêu phát minh sáng chế đi vào cuộc sống con người.
Về điều này, TQ chỉ có thể tự hào nhờ phát minh sáng chế của… tổ tiên họ mấy nghìn năm trước. Còn việc TQ chìa tay ra “cứu” châu Âu chỉ là cách để họ chiếm lĩnh thị trường hàng hóa châu Âu mà thôi.
Theo tôi nghĩ, TQ nên cứu chính họ thì hơn. Đa phần người dân TQ còn nghèo, chỉ 1/3 dân số đạt đến mức thu nhập trung lưu, phần lớn thu nhập được tích trữ trong… quỹ dự trữ ngoại hối khổng lồ của họ cho thấy họ đang bế tắc về các vấn đề xã hội.
Châu Âu nợ công cao chính là do họ chi tiêu thái quá vào các hoạt động xã hội. 1 anh ki cóp tiền và 1 anh xài tiền vô độ, bảo anh ki cóp tiền cứu anh xài tiền vô độ thì bao nhiêu cho đủ. Nợ công của châu Âu phải do chính châu Âu tự giải quyết thông qua các chính sách tài chính đối nội và giữa các nước thành viên.
Khi chưa có biện pháp giải quyết căn cơ thì mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài chỉ như muối bỏ biển, chả khác nào cho thằng nghiện cờ bạc mượn tiền đi đánh bài.
Khi người châu Âu không tự hạn chế được chi tiêu của chính họ (1 tuần chỉ làm việc có 4 ngày rưỡi mà lãnh lương bằng cha người ta) thì không ai cứu được họ.