Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan tuyên bố, Liên minh châu Âu có thể bị hủy hoại vì cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hôm qua (14/9), ông Jacek Rostowski, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, tuyên bố tổ chức này có thể bị hủy hoại vì cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
"Châu Âu đang gặp nguy hiểm. Nếu Eurozone tan rã, Liên minh Châu Âu sẽ không thể tồn tại và những hậu quả thì bất cứ ai cũng có thể tưởng tượng được", ông Rostowski phát biểu tại Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg, Pháp.
Nhất trí với nhận định của ông Rostowski, lãnh đạo Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso cho rằng, châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ. "Đó là một trận chiến cho tương lai chính trị của châu Âu cũng như cho sự hòa nhập của châu Âu nói chung", ông nói.
Trước đó một ngày, hôm 13/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng yêu cầu lãnh đạo châu Âu phải có trách nhiệm với cuộc khủng hoảng nợ. “Các nhà lãnh đạo của khu vực châu Âu cần nhóm họp và quyết định phương án hợp tác điều tiết tiền tệ cùng chính sách tài chính hiệu quả và tập trung hơn”, ông Obama tuyên bố.
“Họ đã làm các bước để hãm đà khủng hoảng chứ chưa giải quyết được khủng hoảng. Chúng ta vẫn tiếp tục chứng kiến sự yếu kém của nền kinh tế thế giới cho tới khi vấn đề này kết thúc”, Tổng thống Mỹ nói thêm.
Theo báo cáo thường niên về tình hình tài chính công châu Âu của Ủy ban Châu Âu công bố hôm 13/9, nợ công của 17 nước Khu vực đồng tiền chung sẽ tiếp tục tăng và có thể lên tới 88,7% GDP vào năm 2012, bất chấp việc kinh tế tăng trưởng trở lại.
Ủy ban trên dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay của khu vực đồng Euro ở mức 1,8%, tương đương năm ngoái. Nhưng tỷ lệ nợ/GDP tại đây tiếp tục tăng sau các đợt tăng cao trong năm 2008-2009 và 2009-2010 vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Theo Ủy ban Châu Âu, nợ sẽ chiếm 87,9% GDP của nhóm trong năm nay. Riêng tỷ lệ nợ/GDP của Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha cũng như Italy sẽ lên tới hơn 100%, trong khi mức trần theo quy định của Liên minh châu Âu chỉ là 60%. Năm 2007, tỷ lệ nợ/GDP trong Khu vực đồng tiền chung mới chỉ ở mức 66,3%.
Còn đối với Liên minh Châu Âu gồm 27 thành viên, tỷ lệ nợ/GDP được điều chỉnh tăng từ mức 59% của năm 2007 lên mức dự báo 83,3% cho năm tới.
Cuối buổi chiều qua (14/9), tổ chức định mức tín nhiệm Moody's đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của hai nhà băng hàng đầu nước Pháp. Theo đó, xếp hạng của Credit Agricole bị hạ từ Aa1 xuống Aa2 trong khi mức đánh giá đối với Societe Generale bị đưa từ Aa2 xuống Aa3. Triển vọng xếp hạng đối với cả 2 ngân hàng là “tiêu cực”.
Một ngân hàng uy tín khác của Pháp là BNP Paribas cũng bị Moody’s đưa vào diện xem xét hạ bậc. Tuy nhiên, theo hãng tin BBC, quyết định cuối cùng chưa được hãng này đưa ra.
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng Pháp xấu đi trong mắt các cơ quan đánh giá tín nhiệm chủ yếu xuất phát từ việc đầu tư của các nhà băng này vào trái phiếu của Hy Lạp - quốc gia được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là đang cận kề nguy cơ vỡ nợ.
Dẫn giải cho quyết định hạ bậc tín nhiệm đối với Societe Generale và Credit Agricole, Moody’s cho rằng các ngân hàng này có thể thua lỗ lớn từ số trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp. Đó là chưa kể đến số nợ của Ireland và Bồ Đào Nha này đang nắm trong tay.
Ngoài ra, Moody’s cũng khẳng định việc hạ xếp hạng đối với các ngân hàng nêu trên phần nào cho thấy sự “mong manh” của thị trường tài chính hiện nay. Sự kiện này cũng làm xấu đi khá nhiều bức tranh kinh tế tại châu Âu.
Quyết định của Moody's đã ngay lập tức phản ánh lên giá trị của đồng Euro. Trong phiên giao dịch 14/9 tại châu Á, đồng Euro xuống giá mạnh so với USD và Yên Nhật. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, Euro được giao dịch ở mức 1,3631 USD, giảm so với mức 1,3682 USD vào cuối phiên 13/9 tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng giảm giá so với đồng Yên của Nhật Bản, từ mức 105,21 Yên/Euro xuống 104,82 Yên/Euro. Trong khi đó, tỷ giá giữa đồng USD và đồng Yên hầu như không thay đổi so với phiên trước đó, đứng ở mức 76,86 Yên/USD.
Tuy nhiên, đúng như sự chờ đợi của giới phân tích, cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou diễn ra vào tối qua (14/9) đã nhanh chóng xoa dịu những lo lắng của các thị trường về nguy cơ vỡ nợ công của châu Âu.
Hôm qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã thỏa thuận rằng, Hy Lạp sẽ tiếp tục ở lại Khu vực đồng Euro, bất chấp cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gay cấn ở quốc gia này.
Trong cuộc hội đàm trên điện thoại diễn ra tối qua, các quan chức trên cho biết, họ ủng hộ quyết định đạt được tại một hội nghị các lãnh đạo châu Âu hồi tháng 7, theo đó sẽ giải cứu Hy Lạp ra khỏi nguy cơ vỡ nợ công, hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên Chính phủ Hy Lạp cho biết.
Về phía Hy Lạp, Thủ tướng Papandreou cũng khẳng định nước này quyết tâm thực hiện đầy đủ các cam kết với Liên minh Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách để hạ nhiệt mức nợ công đang ngày một phình to.
Thị trường cũng phản ứng tích cực với thông tin Ủy ban Châu Âu đề xuất phát hành trái phiếu Eurozone để giải cứu Hy Lạp, mặc dù cho tới giờ phút này việc phát hành trái phiếu vẫn vấp phải sự phản đối của một số nước thành viên.
Ngoài ra, việc Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về kế hoạch thắt lưng buộc bụng mới ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu này, cũng góp phần xoa dịu tâm lý của giới đầu cơ trên các thị trường hàng hóa.
Bên cạnh những quyết tâm của giới chức châu Âu, tuyên bố mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo về việc nước này sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào Khu vực đồng tiền chung châu Âu và kêu gọi các nước phương Tây đang đối mặt khủng hoảng nợ cố gắng ổn định tình hình kinh tế trong nước, cũng được xem là một yếu tố tích cực.
Phát biểu trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố cảng Đại Liên (Trung Quốc), ông Ôn Gia Bảo cho rằng sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu sẽ là một quá trình "dài" và "khó khăn", song Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc mở rộng đầu tư vào các khoản nợ công tại châu Âu.
Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã có cuộc đàm phán với Italy nhằm đi tới thỏa thuận mua trái phiếu Chính phủ nước này và đầu tư vào một số công ty chiến lược. Triển vọng đầu tư của Bắc Kinh vào Italy diễn ra đúng vào thời điểm thị trường yêu cầu tăng lãi suất mua nợ công của Italy, dự kiến tăng tới mức 120% GDP trong năm nay.
Giới phân tích hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp không chính thức các bộ trưởng tài chính châu Âu diễn ra vào ngày mai (16/9) tại Wroclaw, Ba Lan, với sự tham dự khá bất ngờ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner.
Đây là chuyến công du châu Âu thứ hai của ông Geithner trong vòng một tuần sau khi ông có cuộc gặp với các đối tác chính của EU tại Hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cuối tuần trước nhằm thảo luận về tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với kinh tế thế giới.
Ông Geithner dự kiến kêu gọi các bộ trưởng tài chính Eurozone nhanh chóng phê chuẩn các khoản đóng góp của mỗi nước trong gói cứu trợ chung dành cho Hy Lạp. Tuy nhiên, quy mô quĩ cứu trợ không được đề cập.
Những thông tin tích cực này đã tác động tới diễn biến trên các thị trường vàng, chứng khoán, dầu trong phiên giao dịch đêm 14/9. Trong đó, chứng khoán hồi phục mạnh, giá dầu thô, vàng đồng loạt lao dốc.
Cụ thể, trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 140,88 điểm, tương ứng 1,27%, lên 11.246,73 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 15,81 điểm, tương ứng 1,35%, lên 1.188,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 40,40 điểm, tương ứng 1,60%, lên 2.572,55 điểm.
Các sàn chứng khoán khu vực châu Âu cũng tăng mạnh phiên thứ hai liên tiếp. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng 1,02% lên 5.227,02 điểm. Chỉ số CAC 40 của chứng khoán Pháp cộng 1,87% lên 2.949,14 điểm và chỉ số DAX của thị trường Đức nhảy tớt 3,36% lên 5.340,19 điểm.
Trên thị trường dầu, chốt phiên giao dịch hàng hóa New York (Mỹ) đêm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10/2011 bốc hơi 1,30 USD, tương ứng 1,4%, xuống còn 88,91 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu hợp đồng loại này đã rớt xuống mức thấp mới là 88,21 USD/thùng.
Cùng với dầu thô, giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.819,2 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 3,2 USD xuống 1.826,5 USD/oz. Trong ngày, giá vàng có thời điểm xuống 1.807,6 USD/ounce và lên mức cao nhất ở ngưỡng 1.838,7 USD/ounce.
"Châu Âu đang gặp nguy hiểm. Nếu Eurozone tan rã, Liên minh Châu Âu sẽ không thể tồn tại và những hậu quả thì bất cứ ai cũng có thể tưởng tượng được", ông Rostowski phát biểu tại Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg, Pháp.
Nhất trí với nhận định của ông Rostowski, lãnh đạo Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso cho rằng, châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ. "Đó là một trận chiến cho tương lai chính trị của châu Âu cũng như cho sự hòa nhập của châu Âu nói chung", ông nói.
Trước đó một ngày, hôm 13/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng yêu cầu lãnh đạo châu Âu phải có trách nhiệm với cuộc khủng hoảng nợ. “Các nhà lãnh đạo của khu vực châu Âu cần nhóm họp và quyết định phương án hợp tác điều tiết tiền tệ cùng chính sách tài chính hiệu quả và tập trung hơn”, ông Obama tuyên bố.
“Họ đã làm các bước để hãm đà khủng hoảng chứ chưa giải quyết được khủng hoảng. Chúng ta vẫn tiếp tục chứng kiến sự yếu kém của nền kinh tế thế giới cho tới khi vấn đề này kết thúc”, Tổng thống Mỹ nói thêm.
Theo báo cáo thường niên về tình hình tài chính công châu Âu của Ủy ban Châu Âu công bố hôm 13/9, nợ công của 17 nước Khu vực đồng tiền chung sẽ tiếp tục tăng và có thể lên tới 88,7% GDP vào năm 2012, bất chấp việc kinh tế tăng trưởng trở lại.
Ủy ban trên dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay của khu vực đồng Euro ở mức 1,8%, tương đương năm ngoái. Nhưng tỷ lệ nợ/GDP tại đây tiếp tục tăng sau các đợt tăng cao trong năm 2008-2009 và 2009-2010 vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Theo Ủy ban Châu Âu, nợ sẽ chiếm 87,9% GDP của nhóm trong năm nay. Riêng tỷ lệ nợ/GDP của Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha cũng như Italy sẽ lên tới hơn 100%, trong khi mức trần theo quy định của Liên minh châu Âu chỉ là 60%. Năm 2007, tỷ lệ nợ/GDP trong Khu vực đồng tiền chung mới chỉ ở mức 66,3%.
Còn đối với Liên minh Châu Âu gồm 27 thành viên, tỷ lệ nợ/GDP được điều chỉnh tăng từ mức 59% của năm 2007 lên mức dự báo 83,3% cho năm tới.
Cuối buổi chiều qua (14/9), tổ chức định mức tín nhiệm Moody's đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của hai nhà băng hàng đầu nước Pháp. Theo đó, xếp hạng của Credit Agricole bị hạ từ Aa1 xuống Aa2 trong khi mức đánh giá đối với Societe Generale bị đưa từ Aa2 xuống Aa3. Triển vọng xếp hạng đối với cả 2 ngân hàng là “tiêu cực”.
Một ngân hàng uy tín khác của Pháp là BNP Paribas cũng bị Moody’s đưa vào diện xem xét hạ bậc. Tuy nhiên, theo hãng tin BBC, quyết định cuối cùng chưa được hãng này đưa ra.
Sức khỏe tài chính của các ngân hàng Pháp xấu đi trong mắt các cơ quan đánh giá tín nhiệm chủ yếu xuất phát từ việc đầu tư của các nhà băng này vào trái phiếu của Hy Lạp - quốc gia được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là đang cận kề nguy cơ vỡ nợ.
Dẫn giải cho quyết định hạ bậc tín nhiệm đối với Societe Generale và Credit Agricole, Moody’s cho rằng các ngân hàng này có thể thua lỗ lớn từ số trái phiếu của Chính phủ Hy Lạp. Đó là chưa kể đến số nợ của Ireland và Bồ Đào Nha này đang nắm trong tay.
Ngoài ra, Moody’s cũng khẳng định việc hạ xếp hạng đối với các ngân hàng nêu trên phần nào cho thấy sự “mong manh” của thị trường tài chính hiện nay. Sự kiện này cũng làm xấu đi khá nhiều bức tranh kinh tế tại châu Âu.
Quyết định của Moody's đã ngay lập tức phản ánh lên giá trị của đồng Euro. Trong phiên giao dịch 14/9 tại châu Á, đồng Euro xuống giá mạnh so với USD và Yên Nhật. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, Euro được giao dịch ở mức 1,3631 USD, giảm so với mức 1,3682 USD vào cuối phiên 13/9 tại New York.
Đồng tiền chung châu Âu cũng giảm giá so với đồng Yên của Nhật Bản, từ mức 105,21 Yên/Euro xuống 104,82 Yên/Euro. Trong khi đó, tỷ giá giữa đồng USD và đồng Yên hầu như không thay đổi so với phiên trước đó, đứng ở mức 76,86 Yên/USD.
Tuy nhiên, đúng như sự chờ đợi của giới phân tích, cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou diễn ra vào tối qua (14/9) đã nhanh chóng xoa dịu những lo lắng của các thị trường về nguy cơ vỡ nợ công của châu Âu.
Hôm qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã thỏa thuận rằng, Hy Lạp sẽ tiếp tục ở lại Khu vực đồng Euro, bất chấp cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gay cấn ở quốc gia này.
Trong cuộc hội đàm trên điện thoại diễn ra tối qua, các quan chức trên cho biết, họ ủng hộ quyết định đạt được tại một hội nghị các lãnh đạo châu Âu hồi tháng 7, theo đó sẽ giải cứu Hy Lạp ra khỏi nguy cơ vỡ nợ công, hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên Chính phủ Hy Lạp cho biết.
Về phía Hy Lạp, Thủ tướng Papandreou cũng khẳng định nước này quyết tâm thực hiện đầy đủ các cam kết với Liên minh Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách để hạ nhiệt mức nợ công đang ngày một phình to.
Thị trường cũng phản ứng tích cực với thông tin Ủy ban Châu Âu đề xuất phát hành trái phiếu Eurozone để giải cứu Hy Lạp, mặc dù cho tới giờ phút này việc phát hành trái phiếu vẫn vấp phải sự phản đối của một số nước thành viên.
Ngoài ra, việc Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về kế hoạch thắt lưng buộc bụng mới ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu này, cũng góp phần xoa dịu tâm lý của giới đầu cơ trên các thị trường hàng hóa.
Bên cạnh những quyết tâm của giới chức châu Âu, tuyên bố mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo về việc nước này sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào Khu vực đồng tiền chung châu Âu và kêu gọi các nước phương Tây đang đối mặt khủng hoảng nợ cố gắng ổn định tình hình kinh tế trong nước, cũng được xem là một yếu tố tích cực.
Phát biểu trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thành phố cảng Đại Liên (Trung Quốc), ông Ôn Gia Bảo cho rằng sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu sẽ là một quá trình "dài" và "khó khăn", song Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc mở rộng đầu tư vào các khoản nợ công tại châu Âu.
Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã có cuộc đàm phán với Italy nhằm đi tới thỏa thuận mua trái phiếu Chính phủ nước này và đầu tư vào một số công ty chiến lược. Triển vọng đầu tư của Bắc Kinh vào Italy diễn ra đúng vào thời điểm thị trường yêu cầu tăng lãi suất mua nợ công của Italy, dự kiến tăng tới mức 120% GDP trong năm nay.
Giới phân tích hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp không chính thức các bộ trưởng tài chính châu Âu diễn ra vào ngày mai (16/9) tại Wroclaw, Ba Lan, với sự tham dự khá bất ngờ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner.
Đây là chuyến công du châu Âu thứ hai của ông Geithner trong vòng một tuần sau khi ông có cuộc gặp với các đối tác chính của EU tại Hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cuối tuần trước nhằm thảo luận về tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với kinh tế thế giới.
Ông Geithner dự kiến kêu gọi các bộ trưởng tài chính Eurozone nhanh chóng phê chuẩn các khoản đóng góp của mỗi nước trong gói cứu trợ chung dành cho Hy Lạp. Tuy nhiên, quy mô quĩ cứu trợ không được đề cập.
Những thông tin tích cực này đã tác động tới diễn biến trên các thị trường vàng, chứng khoán, dầu trong phiên giao dịch đêm 14/9. Trong đó, chứng khoán hồi phục mạnh, giá dầu thô, vàng đồng loạt lao dốc.
Cụ thể, trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 140,88 điểm, tương ứng 1,27%, lên 11.246,73 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 15,81 điểm, tương ứng 1,35%, lên 1.188,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 40,40 điểm, tương ứng 1,60%, lên 2.572,55 điểm.
Các sàn chứng khoán khu vực châu Âu cũng tăng mạnh phiên thứ hai liên tiếp. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng 1,02% lên 5.227,02 điểm. Chỉ số CAC 40 của chứng khoán Pháp cộng 1,87% lên 2.949,14 điểm và chỉ số DAX của thị trường Đức nhảy tớt 3,36% lên 5.340,19 điểm.
Trên thị trường dầu, chốt phiên giao dịch hàng hóa New York (Mỹ) đêm qua, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10/2011 bốc hơi 1,30 USD, tương ứng 1,4%, xuống còn 88,91 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu hợp đồng loại này đã rớt xuống mức thấp mới là 88,21 USD/thùng.
Cùng với dầu thô, giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.819,2 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 3,2 USD xuống 1.826,5 USD/oz. Trong ngày, giá vàng có thời điểm xuống 1.807,6 USD/ounce và lên mức cao nhất ở ngưỡng 1.838,7 USD/ounce.
No comments:
Post a Comment