Vàng ngày càng có giá, trong khi đồng USD suy giảm mạnh.
Hôm qua (15/8) đánh dấu tròn 40 năm ngày Tổng thống Mỹ Richard Nixon xóa bỏ chế độ bản vị vàng. Đây là một mốc thời gian quan trọng khi các nước trên thế giới hiện đang lo lắng về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế mới, hãng tin CNBC bình luận.
Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng. Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thỏi và bản vị hối đoái vàng.
Chế độ này đã duy trì từ khi thỏa thuận Bretton Woods ra đời năm 1944 quy định mức tỷ giá cố định giữa vàng và USD là 35 USD/oz vàng. Vào năm 1971, đồng USD được giao dịch ở mức 35 USD/oz vàng, nhưng hiện tại đã lên tới 1.750 USD/oz.
Hệ thống Bretton Woods quy định tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh giữa các đồng tiền và sự ràng buộc giữa tỷ giá với giá trị của vàng. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế sự dịch chuyển bất lợi của dòng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác đã khiến hệ thống này sụp đổ.
Theo các chuyên gia phân tích của hãng GoldCore, tiền giấy ngày càng trở nên kém giá trị, và khi "mọi người mất niềm tin vào tiền giấy của một quốc gia, thì đồng tiền đó trở nên vô giá trị". Trong khi "vai trò của vàng như công cụ lưu giữ giá trị và là tài sản tài chính quan trọng đang được đáng giá cao".
Các chuyên gia GoldCore cho rằng, "những lời kêu gọi đưa vàng trở lại nắm vai trò trong hệ thống tài chính toàn cầu" đang ngày một tăng", đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ một cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế mới đang có nhiều khả năng xảy ra.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua trên thị trường New York, giá vàng lao lên vùng 1.758 USD/oz, nhờ đồng USD mất giá khoảng 1% so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác và việc dầu thô tăng giá khá mạnh trước thềm diễn ra cuộc họp cấp cao giữa Pháp và Đức để thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Cụ thể, giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 15,4 USD lên 1.758 USD/oz. Đến 6h05 theo giờ Việt Nam, giá vàng tương lai đã lên 1.767 USD/oz. Giá vàng giao ngay tăng 1% lên 1.763,3 USD/oz. Giá kim loại bạc phiên đầu tuần cũng tăng khá mạnh, với 1,8% lên 39,71 USD/oz.
Trên thực tế, từ cuối năm ngoái, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick cũng cho rằng, các nền kinh tế hàng đầu thế giới nên cân nhắc áp dụng lại chế độ bản vị vàng trên cơ sở có điều chỉnh, để định hướng cho tỷ giá giữa các đồng tiền.
Ông Robert Zoellick khi đó cho rằng, đã đến lúc thế giới cần một hệ thống tỷ giá mới, thay thế cho hệ thống tỷ giá thả nổi mà ông gọi là “Bretton Woods II” hiện nay. “Bretton Woods II” đã được duy trì kể từ khi hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ vào năm 1971.
Theo ông, hệ thống mới “có sự tham gia của đồng USD, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và Nhân dân tệ. Hệ thống này cần được quốc tế hóa và sau đó hướng tới tài khoản vốn mở”. Ngoài ra, “hệ thống mới nên cân nhắc dùng vàng để tham chiếu kỳ vọng của thị trường về lạm phát, giảm phát và giá trị đồng tiền trong tương lai”.
“Những thay đổi từ năm 1971 tới nay cũng không kém gì giai đoạn từ 1945 đến 1971 - sự thay đổi thúc đẩy thế giới từ Bretton Woods I sang Bretton Woods II… Mặc dù sách vở coi vàng như một dạng tiền cổ, nhưng các thị trường đang coi vàng như một loại tài sản tiền tệ thay thế cho tiền giấy”, ông nói.
Hồi tháng 6 năm nay, Utah là tiểu bang đầu tiên của Mỹ cho phép lưu hành tiền USD bằng vàng và bạc, do thất vọng trước chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang (FED) và việc đồng USD mất giá. Các nhà làm luật bang Utah đồng ý hợp thức hóa việc sử dụng các kim loại quý này như một loại tiền.
Tuy nhiên, việc sử dụng chúng khá khó khăn, do hầu hết doanh nghiệp Mỹ không sẵn sàng nhận USD bằng vàng và kim loại. Giải quyết vấn đề này, nhà thầu Craig Franco đã thành lập kho quản lý vàng, bạc, giúp người dân đem tiền USD kim loại đến gửi và nhận lại thẻ ghi nợ để mua sắm, thanh toán các khoản chi tiêu.
Theo một bài báo mới đây trên tờ Financial Times, nhiều công ty công nghiệp Mỹ đang đối mặt với tình trạng buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm việc làm, cho dù một số nhà sản xuất được dự báo vẫn tăng trưởng mạnh, với số đơn hàng và doanh số ổn định.
Theo Financial Times, việc làm trong lĩnh vực sản xuất tại Mỹ chỉ tăng rất khiêm tốn trong vài tháng gần đây sau khi giảm mạnh trong năm 2009. Trong khi đó, các số liệu từ Viện quản lý nguồn cung Mỹ cho biết ngành công nghiệp nước này vẫn đang phát triển nhưng đã giảm tốc từ hồi tháng 3.
Hôm 13/8, phát biểu tại Michigan, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, sự bế tắc trong giải quyết trần nợ ở Washington ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế bởi nó tạo ra sự không chắc chắn về định hướng quốc gia, trì hoãn các biện pháp để thúc đẩy việc làm và tăng trưởng.
"Điều duy nhất khiến nước Mỹ tụt hậu là các hoạt động chính trị, ngăn cản các dự luật được thông qua. Do có một số người trong Quốc hội không đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của đảng mình", Tổng thống Mỹ tuyên bố.
Ông cũng đề xuất đổi mới cắt giảm 2 điểm % trong thuế cho người lao động và mở rộng trợ cấp thất nghiệp, chương trình hết hạn vào 31/12, thành lập một ngân hàng cơ sở để tài trợ cho các hoạt động chi tiêu công cộng.
Cũng liên quan tới Mỹ, theo hãng tin Bloomberg dẫn nguồn Bộ Tài chính Mỹ, lượng trái phiếu nước này do Trung Quốc nắm giữ đã tăng 0,5% trong tháng 6 lên hơn 1.170 tỷ USD. Trong đó, giấy tờ có giá và trái phiếu tăng 1,655 tỷ USD, lên mức kỉ lục 1.160 tỷ USD, các khoản hối phiếu tăng 1,57 tỷ USD, lên 4,55 tỷ USD.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài khác lại tiến hành bán ròng trái phiếu Mỹ lần đầu tiên kể từ 2009. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán 4,487 tỷ USD giấy tờ có giá và trái phiếu Mỹ trong tháng 6, sau khi mua 37,954 tỷ USD trong tháng 5.
Nhật Bản là chủ nợ nước ngoài lớn thứ 2, giảm lượng nắm giữ tài sản Mỹ trong tháng 6 thêm 1,4 tỷ USD xuống 911 tỷ USD. Hồng Kông, tính riêng với Trung Quốc, cũng giảm 3,5 tỷ USD xuống chỉ còn nắm giữ 118,4 tỷ USD tài sản Mỹ trong tháng 6.
Liên quan tới kinh tế khu vực châu Âu, theo hãng tin Bloomberg, Ngân hàng Trung ương châu Âu tuần qua đã mua gần 32 tỷ USD trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha, nhằm tháo gỡ ngòi nổ của quả bom nợ công.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã buộc phải mua trái phiếu Italia và Tây Ban Nha từ ngày 8/8 sau khi các chính trị gia thất bại trong việc thuyết phục người dân rằng họ có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ. Lãi suất trái phiếu 10 năm ở cả 2 quốc gia này đã giảm xuống còn khoảng 5% trong tuần vừa qua.
Trong khi đó, hôm 14/8, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Italy Giulio Tremonti kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) xem xét kế hoạch phát hành trái phiếu chung bằng đồng Euro để phối hợp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được sự ủng hộ của Đức.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức cho rằng, loại trái phiếu như vậy sẽ làm xói mòn nền tảng về đồng tiền chung, làm suy yếu các kỷ luật tài chính trong các quốc gia thành viên. “Tôi bác bỏ việc phát hành trái phiếu Euro chung... Chúng ta cần có lãi suất khác nhau, từ đó có các phương án để đạt được sự vững chắc tài chính”.
Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng. Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thỏi và bản vị hối đoái vàng.
Chế độ này đã duy trì từ khi thỏa thuận Bretton Woods ra đời năm 1944 quy định mức tỷ giá cố định giữa vàng và USD là 35 USD/oz vàng. Vào năm 1971, đồng USD được giao dịch ở mức 35 USD/oz vàng, nhưng hiện tại đã lên tới 1.750 USD/oz.
Hệ thống Bretton Woods quy định tỷ giá cố định nhưng có thể điều chỉnh giữa các đồng tiền và sự ràng buộc giữa tỷ giá với giá trị của vàng. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế sự dịch chuyển bất lợi của dòng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác đã khiến hệ thống này sụp đổ.
Theo các chuyên gia phân tích của hãng GoldCore, tiền giấy ngày càng trở nên kém giá trị, và khi "mọi người mất niềm tin vào tiền giấy của một quốc gia, thì đồng tiền đó trở nên vô giá trị". Trong khi "vai trò của vàng như công cụ lưu giữ giá trị và là tài sản tài chính quan trọng đang được đáng giá cao".
Các chuyên gia GoldCore cho rằng, "những lời kêu gọi đưa vàng trở lại nắm vai trò trong hệ thống tài chính toàn cầu" đang ngày một tăng", đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ một cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế mới đang có nhiều khả năng xảy ra.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua trên thị trường New York, giá vàng lao lên vùng 1.758 USD/oz, nhờ đồng USD mất giá khoảng 1% so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác và việc dầu thô tăng giá khá mạnh trước thềm diễn ra cuộc họp cấp cao giữa Pháp và Đức để thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Cụ thể, giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 15,4 USD lên 1.758 USD/oz. Đến 6h05 theo giờ Việt Nam, giá vàng tương lai đã lên 1.767 USD/oz. Giá vàng giao ngay tăng 1% lên 1.763,3 USD/oz. Giá kim loại bạc phiên đầu tuần cũng tăng khá mạnh, với 1,8% lên 39,71 USD/oz.
Trên thực tế, từ cuối năm ngoái, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick cũng cho rằng, các nền kinh tế hàng đầu thế giới nên cân nhắc áp dụng lại chế độ bản vị vàng trên cơ sở có điều chỉnh, để định hướng cho tỷ giá giữa các đồng tiền.
Ông Robert Zoellick khi đó cho rằng, đã đến lúc thế giới cần một hệ thống tỷ giá mới, thay thế cho hệ thống tỷ giá thả nổi mà ông gọi là “Bretton Woods II” hiện nay. “Bretton Woods II” đã được duy trì kể từ khi hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods sụp đổ vào năm 1971.
Theo ông, hệ thống mới “có sự tham gia của đồng USD, Euro, Yên Nhật, Bảng Anh và Nhân dân tệ. Hệ thống này cần được quốc tế hóa và sau đó hướng tới tài khoản vốn mở”. Ngoài ra, “hệ thống mới nên cân nhắc dùng vàng để tham chiếu kỳ vọng của thị trường về lạm phát, giảm phát và giá trị đồng tiền trong tương lai”.
“Những thay đổi từ năm 1971 tới nay cũng không kém gì giai đoạn từ 1945 đến 1971 - sự thay đổi thúc đẩy thế giới từ Bretton Woods I sang Bretton Woods II… Mặc dù sách vở coi vàng như một dạng tiền cổ, nhưng các thị trường đang coi vàng như một loại tài sản tiền tệ thay thế cho tiền giấy”, ông nói.
Hồi tháng 6 năm nay, Utah là tiểu bang đầu tiên của Mỹ cho phép lưu hành tiền USD bằng vàng và bạc, do thất vọng trước chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang (FED) và việc đồng USD mất giá. Các nhà làm luật bang Utah đồng ý hợp thức hóa việc sử dụng các kim loại quý này như một loại tiền.
Tuy nhiên, việc sử dụng chúng khá khó khăn, do hầu hết doanh nghiệp Mỹ không sẵn sàng nhận USD bằng vàng và kim loại. Giải quyết vấn đề này, nhà thầu Craig Franco đã thành lập kho quản lý vàng, bạc, giúp người dân đem tiền USD kim loại đến gửi và nhận lại thẻ ghi nợ để mua sắm, thanh toán các khoản chi tiêu.
Theo một bài báo mới đây trên tờ Financial Times, nhiều công ty công nghiệp Mỹ đang đối mặt với tình trạng buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm việc làm, cho dù một số nhà sản xuất được dự báo vẫn tăng trưởng mạnh, với số đơn hàng và doanh số ổn định.
Theo Financial Times, việc làm trong lĩnh vực sản xuất tại Mỹ chỉ tăng rất khiêm tốn trong vài tháng gần đây sau khi giảm mạnh trong năm 2009. Trong khi đó, các số liệu từ Viện quản lý nguồn cung Mỹ cho biết ngành công nghiệp nước này vẫn đang phát triển nhưng đã giảm tốc từ hồi tháng 3.
Hôm 13/8, phát biểu tại Michigan, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, sự bế tắc trong giải quyết trần nợ ở Washington ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế bởi nó tạo ra sự không chắc chắn về định hướng quốc gia, trì hoãn các biện pháp để thúc đẩy việc làm và tăng trưởng.
"Điều duy nhất khiến nước Mỹ tụt hậu là các hoạt động chính trị, ngăn cản các dự luật được thông qua. Do có một số người trong Quốc hội không đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của đảng mình", Tổng thống Mỹ tuyên bố.
Ông cũng đề xuất đổi mới cắt giảm 2 điểm % trong thuế cho người lao động và mở rộng trợ cấp thất nghiệp, chương trình hết hạn vào 31/12, thành lập một ngân hàng cơ sở để tài trợ cho các hoạt động chi tiêu công cộng.
Cũng liên quan tới Mỹ, theo hãng tin Bloomberg dẫn nguồn Bộ Tài chính Mỹ, lượng trái phiếu nước này do Trung Quốc nắm giữ đã tăng 0,5% trong tháng 6 lên hơn 1.170 tỷ USD. Trong đó, giấy tờ có giá và trái phiếu tăng 1,655 tỷ USD, lên mức kỉ lục 1.160 tỷ USD, các khoản hối phiếu tăng 1,57 tỷ USD, lên 4,55 tỷ USD.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài khác lại tiến hành bán ròng trái phiếu Mỹ lần đầu tiên kể từ 2009. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán 4,487 tỷ USD giấy tờ có giá và trái phiếu Mỹ trong tháng 6, sau khi mua 37,954 tỷ USD trong tháng 5.
Nhật Bản là chủ nợ nước ngoài lớn thứ 2, giảm lượng nắm giữ tài sản Mỹ trong tháng 6 thêm 1,4 tỷ USD xuống 911 tỷ USD. Hồng Kông, tính riêng với Trung Quốc, cũng giảm 3,5 tỷ USD xuống chỉ còn nắm giữ 118,4 tỷ USD tài sản Mỹ trong tháng 6.
Liên quan tới kinh tế khu vực châu Âu, theo hãng tin Bloomberg, Ngân hàng Trung ương châu Âu tuần qua đã mua gần 32 tỷ USD trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha, nhằm tháo gỡ ngòi nổ của quả bom nợ công.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã buộc phải mua trái phiếu Italia và Tây Ban Nha từ ngày 8/8 sau khi các chính trị gia thất bại trong việc thuyết phục người dân rằng họ có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ. Lãi suất trái phiếu 10 năm ở cả 2 quốc gia này đã giảm xuống còn khoảng 5% trong tuần vừa qua.
Trong khi đó, hôm 14/8, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Italy Giulio Tremonti kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) xem xét kế hoạch phát hành trái phiếu chung bằng đồng Euro để phối hợp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được sự ủng hộ của Đức.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức cho rằng, loại trái phiếu như vậy sẽ làm xói mòn nền tảng về đồng tiền chung, làm suy yếu các kỷ luật tài chính trong các quốc gia thành viên. “Tôi bác bỏ việc phát hành trái phiếu Euro chung... Chúng ta cần có lãi suất khác nhau, từ đó có các phương án để đạt được sự vững chắc tài chính”.
Thảo luận (3 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
Hoang Gia Anh 17:06 (GMT+7) - Thứ Ba, 16/8/2011
1. Chúng ta đều biết lịch sử của tiền giấy là những giấy biên nhận do các công ty vận chuyển vàng phát hành để đưa cho người gửi. Sau đó các giấy biên nhận này được thừa nhận rộng rãi và trở thành phương tiện thanh toán. Như vậy, đặc điểm của tiền giấy ban đầu là khả năng chuyển đổi trở lại thành vàng, hay nói cách khác tiền giấy là giấy nhận nợ của người phát hành ra nó.
2. Các công ty vận chuyển này sau đó mới trở thành các ngân hàng vì họ nhận ra là một khi giấy biên nhận của họ đã được chấp nhận trong lưu thông, sẽ có rất ít người đến lấy lại số vàng đã gửi.
Họ sử dụng số vàng nhận gửi này để kinh doanh ( cho những người có nhu cầu vay) sinh lợi. Ngân Hàng càng có uy tín, càng được nhiều người chấp nhận (sử dụng trong thanh toán và cả cất giữ giá trị), thì số vàng thực tế bị rút ra càng ít. Ban đầu có nhiều loại tiền, sau này nhà nước mới thống nhất quản lý việc phát hành tiền.
3. Như vậy, thực ra cái gọi là chế độ bản vị vàng không có nghĩa là khi in ra bao nhiêu tiền, ngân hàng, kể cả các ngân hàng trung ương sau này sẽ phải có một lượng vàng tương ứng trong kho để đảm bảo giá trị và khả năng chuyển đổi ra vàng cho nó. Người ta chỉ cam kết thế thôi.
5. Và chính vì vậy, in tiền trở thành đặc quyền của mỗi Quốc gia, đại diện là Nhà nước. Đặc quyền này càng lớn khi chế độ bản vị vàng được bãi bỏ, nghĩa là không có cam kết nào được đưa ra từ phía người phát hành.
6. Ban đầu, do chế độ bản vị vàng được áp dụng, vẫn đề tỷ giá hối đoái hầu như không được đặt ra, giá trị của đồng tiền chỉ phụ thuộc vào lạm phát và sự thuận tiện trong sử dụng. Nước Mỹ đã lợi dụng giai đoạn này để đưa đồng đôla thành đồng tiền quốc tế. Khi thế giới thừa nhận đồng đôla Mỹ trong thanh toán và dự trữ, tự nhiên nước Mỹ có được cái đặc quyền in tiền.
7. Nhìn vào lịch sử, thế giới đã bị người Mỹ lừa khi tuyên bố bãi bỏ bản vị vàng. Bây giờ thì nước Mỹ (không hiểu sao) vẫn duy trì được lạm phát thấp nhưng giá trị đồng tiền thì quá bấp bênh.
8. Về câu hỏi có nên quay lại chế độ bản vị vàng hay không? Câu trả lời chắc chắn là không thể (mà đã không thể thì nói gì đến nên hay không nên), ít nhất thì nước Mỹ sẽ chẳng tội gì đưa ra các đảm bảo mới cho khoản nợ (đồng tiền) của mình.
9. Vậy giải pháp nào? Có một nhà kinh tế học khá nổi tiếng đã đưa ra đề xuất về việc quốc tế hóa "quyền" in tiền để thay cho đồng đôla Mỹ, ít nhất có thể sử dụng trong dự trữ của các quốc gia. Đề xuất này theo tôi đáng được cân nhắc hơn việc quay lại chế độ bản vị vàng
1. Chúng ta đều biết lịch sử của tiền giấy là những giấy biên nhận do các công ty vận chuyển vàng phát hành để đưa cho người gửi. Sau đó các giấy biên nhận này được thừa nhận rộng rãi và trở thành phương tiện thanh toán. Như vậy, đặc điểm của tiền giấy ban đầu là khả năng chuyển đổi trở lại thành vàng, hay nói cách khác tiền giấy là giấy nhận nợ của người phát hành ra nó.
2. Các công ty vận chuyển này sau đó mới trở thành các ngân hàng vì họ nhận ra là một khi giấy biên nhận của họ đã được chấp nhận trong lưu thông, sẽ có rất ít người đến lấy lại số vàng đã gửi.
Họ sử dụng số vàng nhận gửi này để kinh doanh ( cho những người có nhu cầu vay) sinh lợi. Ngân Hàng càng có uy tín, càng được nhiều người chấp nhận (sử dụng trong thanh toán và cả cất giữ giá trị), thì số vàng thực tế bị rút ra càng ít. Ban đầu có nhiều loại tiền, sau này nhà nước mới thống nhất quản lý việc phát hành tiền.
3. Như vậy, thực ra cái gọi là chế độ bản vị vàng không có nghĩa là khi in ra bao nhiêu tiền, ngân hàng, kể cả các ngân hàng trung ương sau này sẽ phải có một lượng vàng tương ứng trong kho để đảm bảo giá trị và khả năng chuyển đổi ra vàng cho nó. Người ta chỉ cam kết thế thôi.
5. Và chính vì vậy, in tiền trở thành đặc quyền của mỗi Quốc gia, đại diện là Nhà nước. Đặc quyền này càng lớn khi chế độ bản vị vàng được bãi bỏ, nghĩa là không có cam kết nào được đưa ra từ phía người phát hành.
6. Ban đầu, do chế độ bản vị vàng được áp dụng, vẫn đề tỷ giá hối đoái hầu như không được đặt ra, giá trị của đồng tiền chỉ phụ thuộc vào lạm phát và sự thuận tiện trong sử dụng. Nước Mỹ đã lợi dụng giai đoạn này để đưa đồng đôla thành đồng tiền quốc tế. Khi thế giới thừa nhận đồng đôla Mỹ trong thanh toán và dự trữ, tự nhiên nước Mỹ có được cái đặc quyền in tiền.
7. Nhìn vào lịch sử, thế giới đã bị người Mỹ lừa khi tuyên bố bãi bỏ bản vị vàng. Bây giờ thì nước Mỹ (không hiểu sao) vẫn duy trì được lạm phát thấp nhưng giá trị đồng tiền thì quá bấp bênh.
8. Về câu hỏi có nên quay lại chế độ bản vị vàng hay không? Câu trả lời chắc chắn là không thể (mà đã không thể thì nói gì đến nên hay không nên), ít nhất thì nước Mỹ sẽ chẳng tội gì đưa ra các đảm bảo mới cho khoản nợ (đồng tiền) của mình.
9. Vậy giải pháp nào? Có một nhà kinh tế học khá nổi tiếng đã đưa ra đề xuất về việc quốc tế hóa "quyền" in tiền để thay cho đồng đôla Mỹ, ít nhất có thể sử dụng trong dự trữ của các quốc gia. Đề xuất này theo tôi đáng được cân nhắc hơn việc quay lại chế độ bản vị vàng
Pvd 10:24 (GMT+7) - Thứ Ba, 16/8/2011
Đồng tiền nhất thiết phải có bản vị giá trị. Tuy nhiên khi bỏ bản vị duy nhất vàng thì người ta lại quên không khẳng định cái gì thay thế vàng làm bản vị đồng tiền. Chính vì vậy sự lạm phát của các quốc gia đã không được giám sát chặt chẽ dẫn đến lạm phát tùy tiện, đồng tiền ngày càng mất giá và thiếu ổn định giá, thiều bền vững giá.
Mỗi lần chính phủ Mỹ phát hành trái phiếu là một lần đồng USD mất giá. Việc này giống như một thứ thuế cưỡng bức mà tất cả những ai đang sở hữu USD đều phải hứng chịu. Gần như tất cả các nước trên thế giới đều giữ USD nên lạm phát của riêng nước Mỹ thực chất luôn được san sẻ cho nhiều nước cùng gánh chịu. Sự bất công này tồn tại chính là do còn thiếu một công ước quốc tế (QT) có vai trò giám sát và giám sát hữu hiệu lạm phát quốc gia (QG) của mọi QG tham gia thị trường thương mại quốc tế.
Thực chất các đồng tiền QG hiện hữu đều đang có giá trị, nghĩa là tất cả mỗi đồng tiền đều đang có một bản vị, bản vị của nó đang tồn tại.
Bản vị của các đồng tiền QG ấy là cái gì? Bản vị lượng tiền mà một QG đã phát hành chính là tổng mọi giá trị vô hình và hữu hình của nền kinh tế QG phát hành ra nó.
Như vậy giá trị mỗi đồng tiền QG không chỉ phụ thuộc vào tổng khối lượng tài sản vật chất (giá trị hữu hình) của QG đang có; Giá trị ấy còn phụ thuộc vào tập hợp toàn bộ các yếu tố phi vật chất (giá trị vô hình – trình độ phát triển của nền sản xuất, thời sự và sự ổn định chính trị xã hội QG v.v..) ngắn liền với nền kinh tế của QG ấy.
Bản vị đồng tiền do đó không chỉ duy nhất là một loại vật chất (vàng) và cũng không còn chỉ là vật chất mà nó còn bao hàm cả các giá trị phi vật chất hình thành phát sinh trong tiến trình phát triển của xã hội nhân loại.
Rõ ràng sự thay đổi bản vị của đồng tiền là sự vận động phát triển tất yếu. Nhưng sự thống nhất nhận thức về nó, quản lý và khai thác nó của con người, xã hội đang còn thiếu...
Đồng tiền nhất thiết phải có bản vị giá trị. Tuy nhiên khi bỏ bản vị duy nhất vàng thì người ta lại quên không khẳng định cái gì thay thế vàng làm bản vị đồng tiền. Chính vì vậy sự lạm phát của các quốc gia đã không được giám sát chặt chẽ dẫn đến lạm phát tùy tiện, đồng tiền ngày càng mất giá và thiếu ổn định giá, thiều bền vững giá.
Mỗi lần chính phủ Mỹ phát hành trái phiếu là một lần đồng USD mất giá. Việc này giống như một thứ thuế cưỡng bức mà tất cả những ai đang sở hữu USD đều phải hứng chịu. Gần như tất cả các nước trên thế giới đều giữ USD nên lạm phát của riêng nước Mỹ thực chất luôn được san sẻ cho nhiều nước cùng gánh chịu. Sự bất công này tồn tại chính là do còn thiếu một công ước quốc tế (QT) có vai trò giám sát và giám sát hữu hiệu lạm phát quốc gia (QG) của mọi QG tham gia thị trường thương mại quốc tế.
Thực chất các đồng tiền QG hiện hữu đều đang có giá trị, nghĩa là tất cả mỗi đồng tiền đều đang có một bản vị, bản vị của nó đang tồn tại.
Bản vị của các đồng tiền QG ấy là cái gì? Bản vị lượng tiền mà một QG đã phát hành chính là tổng mọi giá trị vô hình và hữu hình của nền kinh tế QG phát hành ra nó.
Như vậy giá trị mỗi đồng tiền QG không chỉ phụ thuộc vào tổng khối lượng tài sản vật chất (giá trị hữu hình) của QG đang có; Giá trị ấy còn phụ thuộc vào tập hợp toàn bộ các yếu tố phi vật chất (giá trị vô hình – trình độ phát triển của nền sản xuất, thời sự và sự ổn định chính trị xã hội QG v.v..) ngắn liền với nền kinh tế của QG ấy.
Bản vị đồng tiền do đó không chỉ duy nhất là một loại vật chất (vàng) và cũng không còn chỉ là vật chất mà nó còn bao hàm cả các giá trị phi vật chất hình thành phát sinh trong tiến trình phát triển của xã hội nhân loại.
Rõ ràng sự thay đổi bản vị của đồng tiền là sự vận động phát triển tất yếu. Nhưng sự thống nhất nhận thức về nó, quản lý và khai thác nó của con người, xã hội đang còn thiếu...
Trần Chiến 09:07 (GMT+7) - Thứ Ba, 16/8/2011
Tôi rất thích nhưng thông tin được cập nhật trên VnEconomy ,nó đáp ứng nhanh nhu cầu thông tin thị trường & thế giới cho độc giả.
Với tiêu mục của bài báo này tôi mong rằng Xhính phủ Việt Nam sớm có giải pháp để đối phó với tình trạng nền kinh tế trong nước hiện nay cũng như nguy cơ nợ công của Việt Nam.
Theo ý kiến của tôi thì Chính phủ nên phát hành một đợt trái phiếu mới để huy đông vốn nhàn rỗi trong nhân dân nhằm giảm bớt các khoản nợ sắp đến hạn đồng nghĩa với việc giải quyết nguy cơ vỡ nợ công...
Bộ máy lãnh đạo của Chính phủ ta cũng vừa được đổi mới, tôi mong rằng các vị lãnh đạo trong bộ máy Chính phủ sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình để đưa Đất Nước Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.
Tôi rất thích nhưng thông tin được cập nhật trên VnEconomy ,nó đáp ứng nhanh nhu cầu thông tin thị trường & thế giới cho độc giả.
Với tiêu mục của bài báo này tôi mong rằng Xhính phủ Việt Nam sớm có giải pháp để đối phó với tình trạng nền kinh tế trong nước hiện nay cũng như nguy cơ nợ công của Việt Nam.
Theo ý kiến của tôi thì Chính phủ nên phát hành một đợt trái phiếu mới để huy đông vốn nhàn rỗi trong nhân dân nhằm giảm bớt các khoản nợ sắp đến hạn đồng nghĩa với việc giải quyết nguy cơ vỡ nợ công...
Bộ máy lãnh đạo của Chính phủ ta cũng vừa được đổi mới, tôi mong rằng các vị lãnh đạo trong bộ máy Chính phủ sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình để đưa Đất Nước Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.
No comments:
Post a Comment