13/07 IMF khuyến cáo Italy thắt lưng buộc bụng



Italy đang đối diện khả năng phải nhận gói giải cứu tài chính.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa yêu cầu Italy đảm bảo rằng họ "cương quyết thực hiện" việc cắt giảm chi tiêu để giảm nợ của quốc gia này.
Bình luận được đưa ra trong bối cảnh tiếp tục có quan ngại Italy có thể là nước tiếp theo bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực dùng đồng Euro.

Chính phủ Italy đang triển khai kế hoạch ngân sách thắt lưng buộc bụng.

IMF cho biết Rome có thể quá lạc quan về tăng trưởng kinh tế.

"Ban giám đốc [IMF] nhấn mạnh rằng việc cương quyết thực hiện giải pháp cắt giảm chi tiêu là hết sức quan trọng và cảm thấy rằng các biện pháp cắt giảm chi tiêu sẽ có tác động tích cực cho thị trường về tâm lý," phúc trình của IMF nói.

Phúc trình này nói kế hoạch cải cách thuế thiếu chi tiết, và chính phủ Ý phải làm nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế.

"Chỉ có duy trì tăng trưởng bền vững mới giảm bớt gánh nặng nợ công," phúc trình nói thêm.

IMF dự đoán rằng nền kinh tế Ý sẽ tăng trưởng 1% trong năm nay, giảm từ mức 1,3% trong năm 2010.

Chỉ tiêu giảm thâm hụt
Mối quan ngại về tài chính của Italy khiến ​​chỉ số chứng khoán chính là FTSE MIB, giảm 4% vào một thời điểm hôm thứ Ba, trước khi hồi phục và tăng lại 1,2%.
Chỉ số chứng khoán tăng 1,2% trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Tư đầu.

Bộ trưởng Tài chính Italy, Giulio Tremonti, đề xuất cắt giảm ngân sách 48 tỷ euro trong vòng ba năm, và nhằm mục đích cắt giảm thâm hụt từ 3,9% GDP trong năm nay xuống 0% vào năm 2014.
Ông đã đưa cuộc họp của Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu tại Brussels lên sớm hơn vào hôm thứ Ba để có thể tiếp tục làm việc về kế hoạch thắt lưng buộc bụng.

Trong khi đó cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực dùng euro tiếp tục gây quan ngại và nợ của Cộng hòa Ai Len bị Moody’s hạ xuống mức kém an toàn vào hôm thứ Ba.

Moody cho hay có "khả năng đang gia tăng" là Cộng hòa Ai Len sẽ cần gói giải cứu tài chính thứ hai từ Liên minh châu Âu và IMF.

Cộng hòa Ai Len là một trong ba quốc gia tại khu vực đồng euro cho đến nay cần hỗ trợ tài chính như vậy, hai nước còn lại là Hy Lạp và Bồ Đào Nha.

No comments:

Post a Comment