08/07 Ngân hàng Trung Quốc được coi như thẻ tín dụng?

Thứ 6, 08/07/2011, 22:52

Không còn nghi ngờ gì nữa, cho đến nay Trung Quốc luôn sử dụng các ngân hàng nước này như thẻ tín dụng để lấy tiền phung phí cho các dự án hạ tầng những năm gần đây.
Những nhà đầu tư rót tiền vào ngân hàng Trung Quốc từng mong mỏi: cũng giống như các công ty xếp hạng tín dụng trên khắp thế giới, họ hy vọng sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn thiệt hại từ khả năng vỡ nợ nếu có.
Tuy nhiên báo cáo trong 2 tuần qua cho thấy khối nợ thực tế của chính quyền các tỉnh tại Trung Quốc có thể lớn hơn rất nhiều lần so với con số công bố vả rủi ro từ những cá cược của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng Trung Quốc có thể lớn hơn. Điều gì xảy ra nếu bên dùng thẻ không trả nợ và các ngân hàng Trung Quốc ngập trong nợ xấu, lợi nhuận những năm tới không tăng nổi.
Nỗi sợ đã đẩy lên cao hơn khi hàng loạt nhà đầu tư đã giảm nắm giữ cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc trong những ngày gần đây.
Tập đoàn đầu tư nhà nước Temasek của Singapore đã bán cổ phiếu tại các ngân hàng lớn của Trung Quốc để lấy 3,6 tỷ USD. Tổ chức an sinh Trung Quốc cũng đồng thời bán cổ phần tại các ngân hàng.
Dù hai quyết định trên có trùng hợp ngẫu nhiên hay không, không thể bỏ qua tín hiệu quan trọng. Một trong số những nhà đầu tư khôn ngoan nhất tại Trung Quốc đã quyết định đến lúc giảm bớt đầu tư vào các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc.
Thế nhưng cần nhớ sự thật rằng chính quyền các tỉnh Trung Quốc nợ nần chồng chất và các ngân hàng có thể khốn khổ với nợ không mới. Khi Cơ quan kiểm toán Trung Quốc công bố chính quyền các tỉnh tại Trung Quốc nợ khoảng 10.700 tỷ nhân dân tệ tương đương 1.654 tỷ USD, nó thực chất chỉ mang tính xác nhận cho tin đồn bao lâu nay trên thị trường.
Và trong tuần này, khi Moody khẳng định nợ thực tế có thể tăng thêm khoảng 3.500 tỷ nhân dân tệ nữa, thị trường càng có cơ sở khẳng định cho hoài nghi của mình.
Lo lắng về khả năng nợ chính phủ có thể gây tác động xấu lên ngân hàng Trung Quốc bắt đầu lớn dần vào cuối năm 2009 khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu thu hẹp quy mô chương trình kích cầu đưa ra thời khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các ngân hàng cung cấp nhiều tiền trong các khoản kích cầu đó, tổng giá trị các khoản vay mới năm 2009 lên tới 9.600 nhân dân tệ, gần gấp đôi con số của năm trước đó.
Một khi nhà đầu tư vượt qua được sự choáng váng khi kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng 2 con số trong khi phần còn lại của thế giới vẫn tăng trưởng trì trệ hoặc suy thoái, người ta nhận ra rằng một ngày nào đó, hóa đơn để mua được thành công cũng sẽ đến hạn thanh toán.
Tâm lý của nhà đầu tư được phản ánh trực tiếp trong giá cổ phiếu của ngân hàng Trung Quốc. Từ đầu năm 2010, cổ phiếu Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng cho vay lớn nhất thế giới, đã hạ 19% trên thị trường Thượng Hải và 8% trên thị trường Hồng Kông, kém hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung của thị trường. Câu chuyện này cũng xảy ra với các ngân hàng khác. Cổ phiếu Bank of China hạ 26% còn cổ phiếu China Merchants Bank hạ 23% trên thị trường Thượng Hải trong 1 năm rưỡi qua.
Mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn?
Cổ phiếu các ngân hàng liệu có thể giảm điểm sâu hơn. Các chuyên gia phân tích không tin như vậy. Họ khẳng định thị trường đã hấp thụ đủ tin xấu, từ tin nợ nần cho đến tin phá sản và tái cấp vốn.
Ông Victor Wang, người phụ trách về các ngân hàng Trung Quốc tại tổ chức tài chsnh Macquaire ở Hồng Kông, nói: “Giá cổ phiếu đã phản ánh hết tâm lý bi quan cao độ.”
Chính phủ Trung Quốc cho đến nay đã đưa ra các biện pháp để đảm bảo các ngân hàng có đủ khả năng giải quyết được khó khăn trước mắt. Năm 2010, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã huy động thêm 80 tỷ USD vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Ngoài ra, Ủy ban điều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc đã liên tục siết các tiêu chuẩn vốn. Và khi khả năng vỡ nợ lớn hơn, giống như trường hợp công ty chuyên làm đường cao tốc tại tỉnh Vân Nam, chính phủ lập tức can thiệp, tiếp nhận nợ nần và cứu lỗ cho ngân hàng.
Ngọc Diệp
Theo FT

No comments:

Post a Comment