05/07 Mỹ và châu Âu sẽ cùng “chìm nghỉm”


A+ A- A-Kiểu đọc sáchThứ 3, 05/07/2011, 16:38

Cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều đương đầu với vấn đề mất kiểm soát tài chính công, hệ thống chính trị hoạt động quá yếu kém.
Tại Washington, Mỹ, người ta tranh luận với nhau về mức trần nợ. Tại Brussels, Bỉ, người ta đang điên đầu với khối nợ. Vấn đề căn bản tại cả 2 khu vực đều giống nhau. Cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều đương đầu với vấn đề mất kiểm soát tài chính công, hệ thống chính trị hoạt động quá yếu kém và không giải quyết được vấn đề. Cả Mỹ và châu Âu đều là “con thuyền đang chìm”.
Các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề nợ tại Mỹ và Liên minh châu Âu mang tính nội bộ đến nỗi không mấy người nhận ra mối liên hệ.
Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, rõ ràng tăng trưởng kinh tế thời kỳ tiền khủng hoảng có được nhờ việc tín dụng tăng trưởng nóng và nguy hiểm. Tại Mỹ, chủ sở hữu nhà đất ở trung tâm của khủng hoảng. Tại châu Âu, chính phủ nhóm nước như Hy Lạp hay Italia tận dụng lãi suất thấp để vay tiền vô độ.
Khủng hoảng tài chính năm 2008 và hậu quả của nó đã đánh một cú mạnh vào tài chính công, nợ công tăng vọt. Tại cả châu Âu và Mỹ, cú sốc này cùng với áp lực nhân khẩu học đang tạo áp lực lớn hơn lên ngân sách công. Nhóm người thuộc thời kỳ “bùng nổ trẻ em” sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai bắt đầu đến tuổi về hưu.
Cuối cùng, tại cả hai khu vực bên bờ Đại Tây Dương, khủng hoảng kinh tế đang gây chia rẽ chính trường, vì vậy chính phủ các nước sẽ càng gặp khó hơn nếu muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề nợ.
Bao nhiêu năm qua, người ta đã không coi trọng ý tưởng rằng cả châu Âu và Mỹ là hai mặt của cùng một cuộc khủng hoảng bởi giới quan chức cao cấp của cả 2 bên đều nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa mô hình Mỹ và châu Âu.
Trong không ít hội nghị tại châu Âu, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia tranh luận nhau về việc đưa thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt như Mỹ hay bảo vệ mô hình thị trường lao động của châu Âu.
Có nhóm muốn Brussels vượt Washington để trở thành kinh độ của liên bang thực sự và có nhiều người khẳng định mô hình một nước Mỹ ở châu Âu hoàn toàn không khả thi.
Các cuộc tranh luận chính trị tại Mỹ vẫn sử dụng châu Âu như điểm tham chiếu. Nhiều chính trị gia đang cho rằng Tổng thống Obama đang nhập khẩu tư tưởng kiểu châu Âu để coi Tổng thống Mỹ như một chính trị gia không thuần Mỹ. Một số người khác lại nhìn vào châu Âu như một khu vực làm mọi thứ một cách khác biệt và tốt hơn trên một số phương diện, ví dụ như cung cấp dịch vụ y tế.
Thế “tiến thoái lưỡng nan” của cả hai khu vực có nhiều điểm chung: nợ cao, kinh tế yếu kém, hệ thống phúc lợi xã hội ngày một tốn kém, nỗi sợ về tương lai và bế tắc chính trị.
Chính phủ Mỹ khốn khổ kiểm soát chi phí y tế, lãnh đạo châu Âu cũng không khác mấy, họ cố gắng giảm chi tiêu vào tiền lương hưu và y tế. Nhiều người châu Âu tin rằng chính trị gia Mỹ có lợi thế lớn bởi họ hoạt động trong hệ thống liên bang thực sự.
Nhiều chính trị gia cho rằng cách duy nhất để bình ổn đồng euro trong dài hạn là định hướng tài khóa theo Mỹ. Tuy nhiên hiện ại, hệ thống chính trị Mỹ còn hoạt động kém hơn Brussels. Khi các chính trị gia Mỹ không thể tranh luận nghiêm túc nghiêm túc về vấn đề nợ và chi tiêu, mô hình chính trị của Mỹ thực chất chỉ đáng để châu Âu cười chê.
Tất nhiên cũng có điểm khác biệt không nhỏ giữa các cuộc tranh luận ở hai bên bờ Đại Tây Dương. Đồng USD có một lịch sử được tín nhiệm dài. Đồng euro mới tồn tại hơn 1 thập kỷ. Hệ thống châu Âu tê liệt do bất đồng chính trị giữa các nước. Tại Mỹ, chẳng có sự khác biệt nào như kiểu giữa Hy Lạp và Đức. Tại châu Âu, người ta coi tăng thuế như việc tất yếu để giải quyết nợ. Ở Mỹ, Đảng Cộng hòa phản đối kịch liệt ý định tăng thuế.
Xét đến vấn đề và khác biệt riêng, người Mỹ và châu Âu đã khó nhìn ra mối liên hệ giữa hai cuộc khủng hoảng của họ. Thế nhưng chuyên gia phân tích dễ nhìn thấy xu thế này hơn. Trong nhóm lãnh đạo và giới tri thức Trung Quốc đã khẳng định phương Tây nên ngừng ra vẻ dậy dỗ Trung Quốc bởi chính các nước phương Tây cũng đã đương đầu với quá nhiều vấn đề.
Đình Hảo - Ngọc DiệpTheo FT

No comments:

Post a Comment