29/04/2011 | 16:37:00
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ngân hàng trung ương các nước Brazil, Chile, Hàn Quốc và Thái Lan ngày 28/4 bày tỏ nỗi lo ngại giá tiêu dùng cao có thể "gặm nhấm" các thành tựu kinh tế.
Cho đến nay, các biện pháp chính sách khác nhau mà những ngân hàng áp dụng đều dẫn đến kết quả giống nhau là lạm phát - vốn đã ở mức cao dai dẳng - đe dọa sẽ tăng vọt lên trên biên độ mục tiêu đã được đề ra.
Các nhà hoạch định chính sách Brazil cảnh báo giai đoạn thắt chặt lãi suất sẽ kéo dài trong bối cảnh lạm phát hàng năm tính đến giữa tháng 4/2011 tăng lên 6,44%, và có thể xấp xỉ hoặc thậm chí ở trên mức mục tiêu 6,5% cho tới quý 4/2011.
Ngân hàng trung ương nước này đã tăng lãi suất tổng cộng khoảng 1 điểm phần trăm hồi đầu năm nay, đồng thời áp dụng các biện pháp khác để kiềm chế tín dụng. Theo giới phân tích, đây là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách Brazil đang xem xét lại chiến lược chính sách.
Trong khi đó, tại Chile, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên trên mức mục tiêu 3% (+/- 1 điểm %) của năm nay.
Các nhà hoạch định chính sách nước này đang tìm cách tiếp tục nâng lãi suất. Tuy vậy, lạm phát nhìn chung đã trở về mức bình thường sau nhiều nỗ lực tăng lãi suất.
Ngân hàng trung ương Chile gần đây đã tăng lãi suất chuẩn thêm 400 điểm cơ bản từ tháng 6/2010, lên 4,5%, để kiềm chế sức ép giá cả do giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh và kinh tế tăng trưởng khả quan.
Ngân hàng trung ương Thái Lan nằm trong số những ngân hàng tăng lãi suất mạnh nhất ở châu Á, với chuỗi tăng sáu lần liên tiếp kể từ tháng 7/2010.
Lạm phát cơ bản của nước này - không tính giá lương thực và năng lượng - cũng có thể vượt mức mục tiêu trong sáu tháng cuối năm nay. Tuy nhiên, phần lớn sức ép lạm phát đến từ các nhân tố bên ngoài, như giá dầu mỏ và lương thực tăng.
Việc Thái Lan tăng lãi suất cũng chẳng thể xoa dịu tình hình ở Libya, một trong những nhân tố lớn nhất đằng sau sự tăng giá của dầu mỏ gần đây.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc lại chọn một cách tiếp cận khác, với việc Ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng Tư vừa qua, đồng thời để đồng won tăng mạnh, nhằm giảm sức ép lạm phát.
Tuy nhiên, đồng won tăng giá lại tạo ra nỗi lo khác, đó là lãi suất đi vay nước ngoài ngắn hạn sẽ tăng mạnh. Điều này đã dẫn đến việc tăng ròng 6,72 tỷ USD các khoản vay nước ngoài trong tháng 3/2011 và là tháng tăng thứ ba liên tiếp.
Hàn Quốc ngày 28/4 cảnh báo có thể sẽ áp đặt kiểm soát mới để tránh làm bất bình ổn luồng vốn nước ngoài.
Ngày 28/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế lưu ý một số ngân hàng châu Á quá chậm chạp trong việc tăng lãi suất, do vậy những ngân hàng này cần hành động nhanh hơn để tránh lạm phát tăng quá nóng./.
Cho đến nay, các biện pháp chính sách khác nhau mà những ngân hàng áp dụng đều dẫn đến kết quả giống nhau là lạm phát - vốn đã ở mức cao dai dẳng - đe dọa sẽ tăng vọt lên trên biên độ mục tiêu đã được đề ra.
Các nhà hoạch định chính sách Brazil cảnh báo giai đoạn thắt chặt lãi suất sẽ kéo dài trong bối cảnh lạm phát hàng năm tính đến giữa tháng 4/2011 tăng lên 6,44%, và có thể xấp xỉ hoặc thậm chí ở trên mức mục tiêu 6,5% cho tới quý 4/2011.
Ngân hàng trung ương nước này đã tăng lãi suất tổng cộng khoảng 1 điểm phần trăm hồi đầu năm nay, đồng thời áp dụng các biện pháp khác để kiềm chế tín dụng. Theo giới phân tích, đây là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách Brazil đang xem xét lại chiến lược chính sách.
Trong khi đó, tại Chile, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên trên mức mục tiêu 3% (+/- 1 điểm %) của năm nay.
Các nhà hoạch định chính sách nước này đang tìm cách tiếp tục nâng lãi suất. Tuy vậy, lạm phát nhìn chung đã trở về mức bình thường sau nhiều nỗ lực tăng lãi suất.
Ngân hàng trung ương Chile gần đây đã tăng lãi suất chuẩn thêm 400 điểm cơ bản từ tháng 6/2010, lên 4,5%, để kiềm chế sức ép giá cả do giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh và kinh tế tăng trưởng khả quan.
Ngân hàng trung ương Thái Lan nằm trong số những ngân hàng tăng lãi suất mạnh nhất ở châu Á, với chuỗi tăng sáu lần liên tiếp kể từ tháng 7/2010.
Lạm phát cơ bản của nước này - không tính giá lương thực và năng lượng - cũng có thể vượt mức mục tiêu trong sáu tháng cuối năm nay. Tuy nhiên, phần lớn sức ép lạm phát đến từ các nhân tố bên ngoài, như giá dầu mỏ và lương thực tăng.
Việc Thái Lan tăng lãi suất cũng chẳng thể xoa dịu tình hình ở Libya, một trong những nhân tố lớn nhất đằng sau sự tăng giá của dầu mỏ gần đây.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc lại chọn một cách tiếp cận khác, với việc Ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng Tư vừa qua, đồng thời để đồng won tăng mạnh, nhằm giảm sức ép lạm phát.
Tuy nhiên, đồng won tăng giá lại tạo ra nỗi lo khác, đó là lãi suất đi vay nước ngoài ngắn hạn sẽ tăng mạnh. Điều này đã dẫn đến việc tăng ròng 6,72 tỷ USD các khoản vay nước ngoài trong tháng 3/2011 và là tháng tăng thứ ba liên tiếp.
Hàn Quốc ngày 28/4 cảnh báo có thể sẽ áp đặt kiểm soát mới để tránh làm bất bình ổn luồng vốn nước ngoài.
Ngày 28/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế lưu ý một số ngân hàng châu Á quá chậm chạp trong việc tăng lãi suất, do vậy những ngân hàng này cần hành động nhanh hơn để tránh lạm phát tăng quá nóng./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment