06/05/2011 | 18:35:00
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Mặc dù đã bàn về các điều khoản của gói cứu trợ trị giá 78 tỷ euro (116 tỷ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 5/5, song Bồ Đào Nha vẫn chưa nhất trí về mức lãi suất của các khoản vay.
Lãi suất của các khoản vay khổng lồ là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Bồ Đào Nha vì nước này đang nỗ lực trả số nợ lớn, trong khi muốn tránh những điều khoản cứu trợ có thể cản trở tăng trưởng kinh tế.
Ông Poul Thomsen, một quan chức cấp cao của IMF cho biết, Bồ Đào Nha có thể phải chịu mức lãi suất 3,25-4,25% cho số tiền nhận được từ thiết chế tài chính này. Mức lãi suất thấp sẽ được áp dụng cho ba năm đầu tiên và mức cao hơn sẽ được áp dụng sau đó.
Trưởng phái đoàn đàm phán của EU về gói cứu trợ, Juergen Kroeger cho biết, lãi suất của khoản vay từ khối này có thể được quyết định tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực ngày 16/5. IMF sẽ đóng góp 1/3 gói cứu trợ, phần còn lại là từ EU và các nước Eurozone.
Bồ Đào Nha cần sự cứu trợ khi đã gần như không thể vay mượn thêm để vận hành nền kinh tế và thanh toán các khoản nợ, do các nhà đầu tư đưa ra mức lãi suất quá cao cho các khoản cho vay. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nước này mặc dù giảm nhẹ trong ngày 5/5, song vẫn ở mức 9,6%.
Các nhà phân tích nhận định Bồ Đào Nha sẽ không thể thanh toán các khoản nợ đáo hạn trong tháng tới.
Gói cứu trợ từ EU và IMF sẽ giúp nước này tạm thời không phải huy động tiền thông qua phát hành trái phiếu ít nhất trong hai năm và có thời gian để tiến hành những điều chỉnh cần thiết trong cách thức điều hành nền kinh tế.
Kinh tế Bồ Đào Nha hoạt động không hiệu quả trong thập kỷ qua, khi chỉ tăng trưởng trung bình 0,7% mỗi năm.
Sau hơn hai tuần đàm phán với các phái đoàn từ EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF, Bồ Đào Nha đã nhận được những điều khoản có lợi để không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong khi có thể cải thiện khả năng cạnh tranh vốn yếu ớt của nền kinh tế. Mặc dù vậy, kinh tế nước này đang đứng trước những thách thức to lớn cần vượt qua để có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn.
Cả Hy Lạp và Ireland, hai nạn nhân khác của cuộc khủng hoảng nợ, đã thêm phần khó khăn vì các mức lại suất quá cao đối với các khoản vay nhận được vào năm ngoái.
Hy Lạp đang phải trả lãi suất trung bình 4,2% cho khoản vay 110 tỷ euro trong thời hạn bảy năm, trong khi mức lãi suất đối với khoản vay 85 tỷ euro trong cùng thời hạn dành cho Ireland là 5,8%.
Hai nước này cho rằng, các mức lãi suất cao cùng với việc cắt giảm chi tiêu quá mạnh đang ảnh hưởng tới những nỗ lực khôi phục hệ thống tài chính và lớn hơn là vực dậy nền kinh tế. Điều tồi tệ là hiện nhiều nhà đầu tư tin rằng Hy Lạp sẽ không thực hiện được các điều khoản cứu trợ.
Trong khi Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha đã được "cách ly" hiệu quả với các nước khác trong khu vực trong cuộc khủng hoảng nợ, ít có dấu hiệu cho thấy các chương trình cứu trợ dành cho các nước này đang mang lại những tác dụng như mong đợi.
Với số nợ trong năm nay có thể tăng lên 340 tỷ euro (505 tỷ USD), tương đương 150% GDP, Hy Lạp tỏ ý muốn thương lượng lại các điều khoản của gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro đã nhận được tháng Năm năm ngoái.
Nếu không có bất kỳ điều chỉnh nào đối với các chương trình cứu trợ, Hy Lạp và có thể là cả Ireland sẽ buộc phải tái cơ cấu nợ, điều sẽ có một tác động rất lớn đối với các chủ nợ của cả hai nước, đặc biệt là các ngân hàng Pháp, Đức, Anh cũng như ECB.
ECB đang nỗ lực không để điều này xảy ra, nhằm tránh làm thổi bùng lên lo ngại về của thị trường về Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn hơn nhiều và là nước nắm giữ một lượng lớn tài sản của Bồ Đào Nha./.
Lãi suất của các khoản vay khổng lồ là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Bồ Đào Nha vì nước này đang nỗ lực trả số nợ lớn, trong khi muốn tránh những điều khoản cứu trợ có thể cản trở tăng trưởng kinh tế.
Ông Poul Thomsen, một quan chức cấp cao của IMF cho biết, Bồ Đào Nha có thể phải chịu mức lãi suất 3,25-4,25% cho số tiền nhận được từ thiết chế tài chính này. Mức lãi suất thấp sẽ được áp dụng cho ba năm đầu tiên và mức cao hơn sẽ được áp dụng sau đó.
Trưởng phái đoàn đàm phán của EU về gói cứu trợ, Juergen Kroeger cho biết, lãi suất của khoản vay từ khối này có thể được quyết định tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực ngày 16/5. IMF sẽ đóng góp 1/3 gói cứu trợ, phần còn lại là từ EU và các nước Eurozone.
Bồ Đào Nha cần sự cứu trợ khi đã gần như không thể vay mượn thêm để vận hành nền kinh tế và thanh toán các khoản nợ, do các nhà đầu tư đưa ra mức lãi suất quá cao cho các khoản cho vay. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nước này mặc dù giảm nhẹ trong ngày 5/5, song vẫn ở mức 9,6%.
Các nhà phân tích nhận định Bồ Đào Nha sẽ không thể thanh toán các khoản nợ đáo hạn trong tháng tới.
Gói cứu trợ từ EU và IMF sẽ giúp nước này tạm thời không phải huy động tiền thông qua phát hành trái phiếu ít nhất trong hai năm và có thời gian để tiến hành những điều chỉnh cần thiết trong cách thức điều hành nền kinh tế.
Kinh tế Bồ Đào Nha hoạt động không hiệu quả trong thập kỷ qua, khi chỉ tăng trưởng trung bình 0,7% mỗi năm.
Sau hơn hai tuần đàm phán với các phái đoàn từ EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF, Bồ Đào Nha đã nhận được những điều khoản có lợi để không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong khi có thể cải thiện khả năng cạnh tranh vốn yếu ớt của nền kinh tế. Mặc dù vậy, kinh tế nước này đang đứng trước những thách thức to lớn cần vượt qua để có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn.
Cả Hy Lạp và Ireland, hai nạn nhân khác của cuộc khủng hoảng nợ, đã thêm phần khó khăn vì các mức lại suất quá cao đối với các khoản vay nhận được vào năm ngoái.
Hy Lạp đang phải trả lãi suất trung bình 4,2% cho khoản vay 110 tỷ euro trong thời hạn bảy năm, trong khi mức lãi suất đối với khoản vay 85 tỷ euro trong cùng thời hạn dành cho Ireland là 5,8%.
Hai nước này cho rằng, các mức lãi suất cao cùng với việc cắt giảm chi tiêu quá mạnh đang ảnh hưởng tới những nỗ lực khôi phục hệ thống tài chính và lớn hơn là vực dậy nền kinh tế. Điều tồi tệ là hiện nhiều nhà đầu tư tin rằng Hy Lạp sẽ không thực hiện được các điều khoản cứu trợ.
Trong khi Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha đã được "cách ly" hiệu quả với các nước khác trong khu vực trong cuộc khủng hoảng nợ, ít có dấu hiệu cho thấy các chương trình cứu trợ dành cho các nước này đang mang lại những tác dụng như mong đợi.
Với số nợ trong năm nay có thể tăng lên 340 tỷ euro (505 tỷ USD), tương đương 150% GDP, Hy Lạp tỏ ý muốn thương lượng lại các điều khoản của gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro đã nhận được tháng Năm năm ngoái.
Nếu không có bất kỳ điều chỉnh nào đối với các chương trình cứu trợ, Hy Lạp và có thể là cả Ireland sẽ buộc phải tái cơ cấu nợ, điều sẽ có một tác động rất lớn đối với các chủ nợ của cả hai nước, đặc biệt là các ngân hàng Pháp, Đức, Anh cũng như ECB.
ECB đang nỗ lực không để điều này xảy ra, nhằm tránh làm thổi bùng lên lo ngại về của thị trường về Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn hơn nhiều và là nước nắm giữ một lượng lớn tài sản của Bồ Đào Nha./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment