14/05/2011 | 10:46:00
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner. (Nguồn: Internet)
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 13/5 kêu gọi các nghị sỹ Mỹ nâng mức trần nợ để đảm bảo duy trì lòng tin đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, ông Geithner nhấn mạnh đến ngày 16/5, Mỹ sẽ chạm mức trần nợ do Quốc hội đặt ra. Do đó, một lần nữa ông kêu gọi Quốc hội hành động càng nhanh càng tốt để tất cả mọi người dân Mỹ có thể giữ lòng tin rằng nước Mỹ sẽ thực hiện mọi nghĩa vụ của mình gồm thanh toán tiền lãi và các cam kết chăm sóc sức khỏe cho người già.
Các nghị sỹ đảng Cộng hòa đã từ chối nâng mức trần nợ quốc gia, hiện ở mức 14,29 nghìn tỷ USD, trừ phi Nhà Trắng và các nghị sỹ đảng Dân chủ đồng ý với các khoản cắt giảm chi tiêu lâu dài trên phạm vi lớn.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama cho biết họ có thể đồng ý với các khoản cắt giảm, nhưng đồng thời phải tăng thuế để tăng thu ngân sách.
Nợ công của Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng lên từng ngày và dự kiến sẽ chạm mức trần vào ngày 16/5 tới. Bộ trưởng Geithner nêu rõ chính vì Quốc hội đã không hành động kịp thời để nâng mức trần nợ nên Bộ Tài chính Mỹ đã bắt đầu một loạt các biện pháp bất thường để cho phép cơ quan lập pháp có thêm thời gian và tránh việc chính phủ rơi vào tình trạng không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán của mình.
Đầu tháng này, ông Geithner tuyên bố có thể và sẽ áp dụng các biện pháp trên để tiếp tục vay nợ cho đến ngày 2/8 tới. Đây có thể là thời điểm lần đầu tiên chính phủ Mỹ vỡ nợ đối với trái phiếu Mỹ.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke ngày 12/5 cũng cảnh báo các chính trị gia cần sớm nâng mức trần nợ hoặc phải đối mặt với khả năng làm bất ổn hệ thống tài chính.
Trong khi đó, bất chấp các lời cảnh báo từ các quan chức về những hậu quả kinh tế, gần 50% số người Mỹ được hỏi ý kiến cho rằng họ không muốn tăng mức trần nợ công.
Theo một thăm dò mới nhất của hãng Gallup, có 47% người Mỹ muốn các nghị sỹ bỏ phiếu bác bỏ việc nâng mức trần nợ, trong khi chỉ có 19% đồng tình với đề nghị này.
Cũng theo số liệu thăm dò, tỷ lệ người ủng hộ đảng Dân chủ tán thành nâng mức trần nợ là 33%, trong khi ở đảng Cộng hòa, có tới 70% phản đối. Đáng chú ý là 1/3 người Mỹ nói rằng họ không hiểu vấn đề nên không có ý kiến./.
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, ông Geithner nhấn mạnh đến ngày 16/5, Mỹ sẽ chạm mức trần nợ do Quốc hội đặt ra. Do đó, một lần nữa ông kêu gọi Quốc hội hành động càng nhanh càng tốt để tất cả mọi người dân Mỹ có thể giữ lòng tin rằng nước Mỹ sẽ thực hiện mọi nghĩa vụ của mình gồm thanh toán tiền lãi và các cam kết chăm sóc sức khỏe cho người già.
Các nghị sỹ đảng Cộng hòa đã từ chối nâng mức trần nợ quốc gia, hiện ở mức 14,29 nghìn tỷ USD, trừ phi Nhà Trắng và các nghị sỹ đảng Dân chủ đồng ý với các khoản cắt giảm chi tiêu lâu dài trên phạm vi lớn.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama cho biết họ có thể đồng ý với các khoản cắt giảm, nhưng đồng thời phải tăng thuế để tăng thu ngân sách.
Nợ công của Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng lên từng ngày và dự kiến sẽ chạm mức trần vào ngày 16/5 tới. Bộ trưởng Geithner nêu rõ chính vì Quốc hội đã không hành động kịp thời để nâng mức trần nợ nên Bộ Tài chính Mỹ đã bắt đầu một loạt các biện pháp bất thường để cho phép cơ quan lập pháp có thêm thời gian và tránh việc chính phủ rơi vào tình trạng không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán của mình.
Đầu tháng này, ông Geithner tuyên bố có thể và sẽ áp dụng các biện pháp trên để tiếp tục vay nợ cho đến ngày 2/8 tới. Đây có thể là thời điểm lần đầu tiên chính phủ Mỹ vỡ nợ đối với trái phiếu Mỹ.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke ngày 12/5 cũng cảnh báo các chính trị gia cần sớm nâng mức trần nợ hoặc phải đối mặt với khả năng làm bất ổn hệ thống tài chính.
Trong khi đó, bất chấp các lời cảnh báo từ các quan chức về những hậu quả kinh tế, gần 50% số người Mỹ được hỏi ý kiến cho rằng họ không muốn tăng mức trần nợ công.
Theo một thăm dò mới nhất của hãng Gallup, có 47% người Mỹ muốn các nghị sỹ bỏ phiếu bác bỏ việc nâng mức trần nợ, trong khi chỉ có 19% đồng tình với đề nghị này.
Cũng theo số liệu thăm dò, tỷ lệ người ủng hộ đảng Dân chủ tán thành nâng mức trần nợ là 33%, trong khi ở đảng Cộng hòa, có tới 70% phản đối. Đáng chú ý là 1/3 người Mỹ nói rằng họ không hiểu vấn đề nên không có ý kiến./.
(TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment