10/05/2011 | 11:49:00
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ngày 9/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã khẳng định thành công của kế hoạch phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), thực hiện gói cứu trợ 78 tỷ euro (khoảng 116 tỷ USD) để cứu nền kinh tế Bồ Đào Nha thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Ông Poul Thomsen, Trưởng Phái đoàn IMF tại Bồ Đào Nha, lưu ý rằng gói cứu trợ tài chính mà thể chế này cam kết đóng góp 26 tỷ euro trong ba năm, nhằm tạo cho nền kinh tế Bồ Đào Nha một không gian cần thiết để xử lý các vấn đề kinh tế dài hạn.
Ông nhấn mạnh ba ưu tiên của gói cứu trợ là giải quyết vấn đề cơ cấu trì trệ khiến nền kinh tế Bồ Đào Nha tăng trưởng quá chậm và thất nghiệp cao suốt 10 năm qua; tăng cường chính sách tài khóa thông qua các biện pháp cân bằng thận trọng nhằm giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 3% tổng thu nhập nội địa GDP vào năm 2013 và ổn định nợ; đảm bảo ổn định khu vực tài chính thông qua áp dụng cơ chế thanh khoản mới, tăng vốn của các ngân hàng, tăng cường quy chế và giám sát.
Theo ông Thomsen, IMF dự báo nền kinh tế Bồ Đào Nha sẽ phục hồi vào nửa đầu năm 2013, nếu các cải cách được thực hiện đúng theo kế hoạch phối hợp chung giữa IMF và EU. Bồ Đào Nha cần trở thành nền kinh tế mở cửa lớn hơn cho cạnh tranh, và đây là phương thức duy nhất để tạo việc làm và tạo ra thu nhập cao.
IMF và EU khẳng định kế hoạch phối hợp cứu trợ Bồ Đào Nha sẽ thành công, vì đây là kế hoạch khá toàn diện và được thực hiện trong nhiều năm với tổ hợp các biện pháp chính sách tin cậy và khả thi, cân bằng cả về kinh tế, xã hội và nhận được sự đồng thuận ở Bồ Đào Nha cũng như sự hỗ trợ đặc biệt của cộng đồng quốc tế với gói tài chính cứu trợ lớn.
Bồ Đào Nha là thành viên thứ ba của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tìm kiếm sự hỗ trợ của IMF sau Hy Lạp và Ireland. Tăng trưởng kinh tế trung bình của Bồ Đào Nha chỉ đạt 1% trong suốt thập kỷ qua, chậm nhất trong 17 nước thành viên Eurozone.
Tăng trưởng quá chậm cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đẩy Bồ Đào Nha vào cảnh thiếu hụt tài chính, nợ nần cao và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt./.
Ông Poul Thomsen, Trưởng Phái đoàn IMF tại Bồ Đào Nha, lưu ý rằng gói cứu trợ tài chính mà thể chế này cam kết đóng góp 26 tỷ euro trong ba năm, nhằm tạo cho nền kinh tế Bồ Đào Nha một không gian cần thiết để xử lý các vấn đề kinh tế dài hạn.
Ông nhấn mạnh ba ưu tiên của gói cứu trợ là giải quyết vấn đề cơ cấu trì trệ khiến nền kinh tế Bồ Đào Nha tăng trưởng quá chậm và thất nghiệp cao suốt 10 năm qua; tăng cường chính sách tài khóa thông qua các biện pháp cân bằng thận trọng nhằm giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 3% tổng thu nhập nội địa GDP vào năm 2013 và ổn định nợ; đảm bảo ổn định khu vực tài chính thông qua áp dụng cơ chế thanh khoản mới, tăng vốn của các ngân hàng, tăng cường quy chế và giám sát.
Theo ông Thomsen, IMF dự báo nền kinh tế Bồ Đào Nha sẽ phục hồi vào nửa đầu năm 2013, nếu các cải cách được thực hiện đúng theo kế hoạch phối hợp chung giữa IMF và EU. Bồ Đào Nha cần trở thành nền kinh tế mở cửa lớn hơn cho cạnh tranh, và đây là phương thức duy nhất để tạo việc làm và tạo ra thu nhập cao.
IMF và EU khẳng định kế hoạch phối hợp cứu trợ Bồ Đào Nha sẽ thành công, vì đây là kế hoạch khá toàn diện và được thực hiện trong nhiều năm với tổ hợp các biện pháp chính sách tin cậy và khả thi, cân bằng cả về kinh tế, xã hội và nhận được sự đồng thuận ở Bồ Đào Nha cũng như sự hỗ trợ đặc biệt của cộng đồng quốc tế với gói tài chính cứu trợ lớn.
Bồ Đào Nha là thành viên thứ ba của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tìm kiếm sự hỗ trợ của IMF sau Hy Lạp và Ireland. Tăng trưởng kinh tế trung bình của Bồ Đào Nha chỉ đạt 1% trong suốt thập kỷ qua, chậm nhất trong 17 nước thành viên Eurozone.
Tăng trưởng quá chậm cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đẩy Bồ Đào Nha vào cảnh thiếu hụt tài chính, nợ nần cao và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt./.
(TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment