Thứ 7, 09/06/2012, 23:14
Ngày 8/6, IMF đã kêu gọi các nước Eurozone phát triển chiến lược mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tiến trình phục hồi của các nước này gần như ngưng trệ.
Tại Diễn đàn kinh tế Brussels (Bỉ) của Ủy ban châu Âu, Phó Tổng Giám đốc IMF Nemat Shafik nhấn mạnh chiến lược mới hiệu quả cần dựa trên các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ nhu cầu trung hạn, thúc đẩy tiến bộ trong cải tổ cơ cấu nhằm giúp tăng trưởng dài hạn và hoàn tất quá trình hòa nhập châu Âu.
Mặc dù các điều chỉnh tài chính của châu Âu cho năm 2012 về cơ bản tương đối thích hợp, song các mục tiêu tài chính cho năm 2013 được thỏa thuận trước khi châu Âu rơi vào suy thoái hiện nay cần điều chỉnh theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bà Shafik nhấn mạnh việc các thị trường tài chính châu Âu rơi vào suy thoái đã gây sức ép buộc các nhà hoạch định chính sách Eurozone phải sớm thỏa thuận các biện pháp mới để ngăn ngừa khủng hoảng lan rộng, trong đó các bước đi quyết định tiến tới hội nhập sâu hơn nữa tài chính khu vực đang là vấn đề cấp bách. Phó Tổng Giám đốc IMF cũng đề xuất Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần xem xét thúc đẩy các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Cũng theo bà Shafik, các chính phủ châu Âu cần giải thích cho người dân hiểu rõ tính cấp thiết và sự hợp lý của các biện pháp cải tổ hiện nay để giành được sự ủng hộ quan trọng. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo tác động xấu trong các thị trường tài chính có nguy cơ phá hoại sự ủng hộ này, đồng thời khuyến cáo các nền kinh tế thuộc Eurozone cần cải tổ các thị trường lao động và sản phẩm cũng như tìm kiếm các giải pháp mới để khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng tăng trưởng và cải thiện năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế.
Các nhà lãnh đạo các nước thuộc Eurozone cũng cần hành động nhanh chóng để hoàn tất cơ cấu liên minh tiền tệ, đặc biệt là liên minh ngân hàng, trong đó các khuôn khổ đảm bảo tiền gửi và thanh khoản của ngân hàng cần dựa trên nền tảng chung phù hợp với sự giám sát và quy chế chung.
Bên cạnh đó, Phó Tổng Giám đốc IMF cũng hối thúc các nước này phải hành động khẩn cấp và cần nhất trí rằng giải pháp để khu vực thoát khỏi suy thoái hiện nay phải bao gồm cả củng cố tài chính và cải tổ cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở cấp độ mỗi nước, đồng thời thúc đẩy các biện pháp tăng cường hòa nhập kinh tế và tài chính ở cấp độ toàn khu vực.
Cùng quan điểm với bà Shafik, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Olli Rehn cũng cho rằng các nhà hoạch định chính sách khu vực Eurozone cần hành động mạnh mẽ hơn nữa nếu không muốn chứng kiến sự tan rã của khu vực đồng tiền chung này. Theo đó, một văn hóa ổn định chân thực cần được thiết lập trong khu vực nói chung và trong các nước thành viên nói riêng.
Ngoài ra, ông Rehn cũng kêu gọi các nước cần nâng cấp hơn nữa tiềm năng chung của cả khu vực để ngăn chặn tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời giảm chi phí nợ của các nước thành viên.
Mặc dù các điều chỉnh tài chính của châu Âu cho năm 2012 về cơ bản tương đối thích hợp, song các mục tiêu tài chính cho năm 2013 được thỏa thuận trước khi châu Âu rơi vào suy thoái hiện nay cần điều chỉnh theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bà Shafik nhấn mạnh việc các thị trường tài chính châu Âu rơi vào suy thoái đã gây sức ép buộc các nhà hoạch định chính sách Eurozone phải sớm thỏa thuận các biện pháp mới để ngăn ngừa khủng hoảng lan rộng, trong đó các bước đi quyết định tiến tới hội nhập sâu hơn nữa tài chính khu vực đang là vấn đề cấp bách. Phó Tổng Giám đốc IMF cũng đề xuất Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần xem xét thúc đẩy các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Cũng theo bà Shafik, các chính phủ châu Âu cần giải thích cho người dân hiểu rõ tính cấp thiết và sự hợp lý của các biện pháp cải tổ hiện nay để giành được sự ủng hộ quan trọng. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo tác động xấu trong các thị trường tài chính có nguy cơ phá hoại sự ủng hộ này, đồng thời khuyến cáo các nền kinh tế thuộc Eurozone cần cải tổ các thị trường lao động và sản phẩm cũng như tìm kiếm các giải pháp mới để khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng tăng trưởng và cải thiện năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế.
Các nhà lãnh đạo các nước thuộc Eurozone cũng cần hành động nhanh chóng để hoàn tất cơ cấu liên minh tiền tệ, đặc biệt là liên minh ngân hàng, trong đó các khuôn khổ đảm bảo tiền gửi và thanh khoản của ngân hàng cần dựa trên nền tảng chung phù hợp với sự giám sát và quy chế chung.
Bên cạnh đó, Phó Tổng Giám đốc IMF cũng hối thúc các nước này phải hành động khẩn cấp và cần nhất trí rằng giải pháp để khu vực thoát khỏi suy thoái hiện nay phải bao gồm cả củng cố tài chính và cải tổ cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng ở cấp độ mỗi nước, đồng thời thúc đẩy các biện pháp tăng cường hòa nhập kinh tế và tài chính ở cấp độ toàn khu vực.
Cùng quan điểm với bà Shafik, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Olli Rehn cũng cho rằng các nhà hoạch định chính sách khu vực Eurozone cần hành động mạnh mẽ hơn nữa nếu không muốn chứng kiến sự tan rã của khu vực đồng tiền chung này. Theo đó, một văn hóa ổn định chân thực cần được thiết lập trong khu vực nói chung và trong các nước thành viên nói riêng.
Ngoài ra, ông Rehn cũng kêu gọi các nước cần nâng cấp hơn nữa tiềm năng chung của cả khu vực để ngăn chặn tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời giảm chi phí nợ của các nước thành viên.
Theo TTXVN
No comments:
Post a Comment