AN HUY
17/05/2012 07:34 (GMT+7)
Một người dân Hy Lạp bị cảnh sát bắt giữ vì biểu tình phản đối các chính sách thắt lưng buộc bụng - Ảnh: Reuters.
Nguy cơ Hy Lạp phải rút khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone đang tăng cao sau khi nỗ lực cuối cùng nhằm thành lập một chính phủ liên minh thất bại. Lo ngại tình huống xấu, người dân Hy Lạp đổ xô tới các nhà băng của nước này để rút tiền.
Báo Wall Street Journal cho biết, sau một tuần đàm phán, các đảng phái chính trị ở Hy Lạp đã không thể nhất trí về việc thành lập chính phủ liên minh. Vì vậy, thế bế tắc chính trị ở quốc gia này sẽ không thể được giải quyết cho tới cuộc bầu cử vào tháng tới.
Sự trì hoãn này có thể đẩy Hy Lạp vào chỗ không còn được hỗ trợ tài chính từ bên ngoài và làm trầm trọng thêm cuộc suy thoái kinh tế ở nước này. Tệ hơn, khả năng thắng lợi trong bầu cử của cánh tả có thể kéo Hy Lạp khỏi các chương trình thắt lưng buộc bụng, đẩy Athens ra khỏi khối Eurozone.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hy Lạp, riêng trong ngày 14/5, người dân đã rút 700 triệu Euro, tương đương 898 triệu USD, khỏi các nhà băng của nước này. Đợt rút tiền này đánh dấu bước leo thang mới trong xu hướng tháo chạy của các dòng vốn ra khỏi Hy Lạp.
Tổng thống Hy Lạp Karolos Paloulias nói với các lãnh đạo đảng phái chính trị ở nước này rằng, các ngân hàng nước này đang đối diện với một tình huống vô cùng khó khăn, và rằng “sức khỏe của các ngân hàng giờ đã rất yếu”.
Các dòng tiền chảy ra khỏi các nhà băng Hy Lạp chưa chuyển thành một cuộc rút vốn toàn diện và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng gần như vô hạn trong việc cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng, việc người dân ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng có thể được đẩy nhanh nếu dân chúng Hy Lạp lo ngại nước này sẽ sớm bị loại khỏi Eurozone và các khoản tiết kiệm của họ tan thành mây khói. Ngược lại, việc rút tiền cũng có thể khiến Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone nếu đạt tới mức buộc các nhà chức trách nước này phải đóng băng các tài khoản ngân hàng và in tiền riêng để duy trì hệ thống tài chính.
Mặt khác, nếu Hy Lạp không tuân thủ các điều kiện thắt chặt chi tiêu công như là điều kiện để được các chủ nợ quốc tế gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) viện trợ, thì ECB sẽ cắt hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng Hy Lạp. Một động thái như vậy có thể khiến hệ thống ngân hàng của Hy Lạp sụp đổ.
Ngoài ra, giới quan sát lo ngại, các đảng nhỏ thuộc cánh tả ở Hy Lạp sẽ thắng thế trong cuộc bầu cử vòng mới vào tháng sau, đảo ngược các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ quốc tế đòi hỏi Athens phải tuân thủ.
Bất ổn leo thang ở Hy Lạp đang đặt các nhà lãnh đạo châu Âu vào thế bí. Nhiều nhà lãnh đạo hy vọng, bầu cử ở Hy Lạp sẽ giúp tạo ra sự đồng thuận giữa các đảng phái ở nước này nhằm thúc đẩy các biện pháp nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Tuy nhiên, điều mà các cử tri nước này muốn lại là dùng hòm phiếu để bày tỏ sự bất mãn sâu sắc với các biện pháp thắt chặt chi tiêu này.
Hôm 15/5, ngay sau lễ nhậm chức, tân Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bay tới Đức để gặp Thủ tướng Angela Merkel về vấn đề Hy Lạp. Hai nhà lãnh đạo đã thể hiện lo ngại về khả năng Hy Lạp phải rời Eurozone. Nếu điều này xảy ra, các nhà đầu tư sẽ đặt ra câu hỏi về nguy cơ tương tự đối với các “mắt xích” yếu khác như Tây Ban Nha và Italy.
“Ảnh hưởng lan tỏa có thể đến từ việc Hy Lạp mất địa vị thành viên Eurozone là rất khó đoán biết. Chúng tôi chỉ có thể cho rằng, ảnh hưởng đó sẽ là khá lớn”, bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành IMF, nhận định.
Thị trường tài chính toàn cầu đang dồn mọi sự chú ý vào Hy Lạp với nỗi lo ngại cao độ. Tỷ giá đồng Euro/USD chiều 15/5 tại London đã rớt xuống mức đáy của hơn 4 tháng, với chưa đẩy 1,27 USD đổi 1 Euro. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Đức giảm xuống mức thấp kỷ lục do các nhà đầu tư ồ ạt gom mua tài sản an toàn này.
Hiện Đức và nhiều nước Eurozone ở phía Bắc đang kiên quyết đòi hỏi Hy Lạp phải ra quyết định sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp thắt chặt chi tiêu hoặc chịu để chủ nợ quốc tế cắt giảm viện trợ và đối mặt nguy cơ phải rút khỏi Eurozone. Ông Anders Borg, Bộ trưởng Bộ Tài chính Thụy Điển, một thành viên EU nhưng không trong khối Eurozone, cảnh báo, Hy Lạp có thể đang trải qua những ngày cuối cùng trong Eurozone. “Tình hình rất nghiêm trọng”, ông Borg nói.
Hiện tại, Hy Lạp không còn nhiều thời gian cho các cuộc tranh cãi giữa các đảng phái. Đến cuối tháng 6, nước này phải đưa ra và thông qua một kế hoạch chi tiết các biện pháp cắt giảm chi tiêu để hạ thâm hụt ngân sách một khoản 11,5 tỷEuro, cho dù nền kinh tế có chịu tổn thất ra sao.
Cách đây 2 ngày, Tổng thống Papoulias đã kêu gọi lãnh đạo các đảng chính trị lớn nhất nước này, bao gồm đảng bảo thủ Dân chủ mới, đảng trung tả Xã hội (Pasok), đảng liên minh cánh tả cấp tiên Syriza, và đảng dân tộc Độc lập, cùng một đảng nhỏ hơn có tên Dân chủ cánh tả, thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm thành lập chính phủ liên minh. Từ cuộc bầu cử ngày 6/5 tới nay,Hy Lạp không thể đạt được đa số phiếu trong Quốc hội nhằm đưa ra một chiến lược kinh tế cho đất nước.
Lãnh đạo đảng Syriza, ông Alexis Tsipras đã nhận được tỷ lệ ủng hộ cao trong cuộc bầu cử ngày 6/5 nhờ việc ông phản bác các đòi hỏi của EU và IMF muốn Hy Lạp phải cắt giảm chi tiêu công. Trừ phi các cử tri thôi ủng hộ ông Tsipras và quay sang ủng hộ các đảng Dân chủ mới và Pasok - một điều khó xảy ra - thì may ra Hy Lạp mới có thể đạt được sự đồng thuận chính trị để theo đuổi các đòi hỏi của chủ nợ quốc tế.
Báo Wall Street Journal cho biết, sau một tuần đàm phán, các đảng phái chính trị ở Hy Lạp đã không thể nhất trí về việc thành lập chính phủ liên minh. Vì vậy, thế bế tắc chính trị ở quốc gia này sẽ không thể được giải quyết cho tới cuộc bầu cử vào tháng tới.
Sự trì hoãn này có thể đẩy Hy Lạp vào chỗ không còn được hỗ trợ tài chính từ bên ngoài và làm trầm trọng thêm cuộc suy thoái kinh tế ở nước này. Tệ hơn, khả năng thắng lợi trong bầu cử của cánh tả có thể kéo Hy Lạp khỏi các chương trình thắt lưng buộc bụng, đẩy Athens ra khỏi khối Eurozone.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hy Lạp, riêng trong ngày 14/5, người dân đã rút 700 triệu Euro, tương đương 898 triệu USD, khỏi các nhà băng của nước này. Đợt rút tiền này đánh dấu bước leo thang mới trong xu hướng tháo chạy của các dòng vốn ra khỏi Hy Lạp.
Tổng thống Hy Lạp Karolos Paloulias nói với các lãnh đạo đảng phái chính trị ở nước này rằng, các ngân hàng nước này đang đối diện với một tình huống vô cùng khó khăn, và rằng “sức khỏe của các ngân hàng giờ đã rất yếu”.
Các dòng tiền chảy ra khỏi các nhà băng Hy Lạp chưa chuyển thành một cuộc rút vốn toàn diện và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng gần như vô hạn trong việc cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng, việc người dân ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng có thể được đẩy nhanh nếu dân chúng Hy Lạp lo ngại nước này sẽ sớm bị loại khỏi Eurozone và các khoản tiết kiệm của họ tan thành mây khói. Ngược lại, việc rút tiền cũng có thể khiến Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone nếu đạt tới mức buộc các nhà chức trách nước này phải đóng băng các tài khoản ngân hàng và in tiền riêng để duy trì hệ thống tài chính.
Mặt khác, nếu Hy Lạp không tuân thủ các điều kiện thắt chặt chi tiêu công như là điều kiện để được các chủ nợ quốc tế gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) viện trợ, thì ECB sẽ cắt hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng Hy Lạp. Một động thái như vậy có thể khiến hệ thống ngân hàng của Hy Lạp sụp đổ.
Ngoài ra, giới quan sát lo ngại, các đảng nhỏ thuộc cánh tả ở Hy Lạp sẽ thắng thế trong cuộc bầu cử vòng mới vào tháng sau, đảo ngược các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ quốc tế đòi hỏi Athens phải tuân thủ.
Bất ổn leo thang ở Hy Lạp đang đặt các nhà lãnh đạo châu Âu vào thế bí. Nhiều nhà lãnh đạo hy vọng, bầu cử ở Hy Lạp sẽ giúp tạo ra sự đồng thuận giữa các đảng phái ở nước này nhằm thúc đẩy các biện pháp nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Tuy nhiên, điều mà các cử tri nước này muốn lại là dùng hòm phiếu để bày tỏ sự bất mãn sâu sắc với các biện pháp thắt chặt chi tiêu này.
Hôm 15/5, ngay sau lễ nhậm chức, tân Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bay tới Đức để gặp Thủ tướng Angela Merkel về vấn đề Hy Lạp. Hai nhà lãnh đạo đã thể hiện lo ngại về khả năng Hy Lạp phải rời Eurozone. Nếu điều này xảy ra, các nhà đầu tư sẽ đặt ra câu hỏi về nguy cơ tương tự đối với các “mắt xích” yếu khác như Tây Ban Nha và Italy.
“Ảnh hưởng lan tỏa có thể đến từ việc Hy Lạp mất địa vị thành viên Eurozone là rất khó đoán biết. Chúng tôi chỉ có thể cho rằng, ảnh hưởng đó sẽ là khá lớn”, bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành IMF, nhận định.
Thị trường tài chính toàn cầu đang dồn mọi sự chú ý vào Hy Lạp với nỗi lo ngại cao độ. Tỷ giá đồng Euro/USD chiều 15/5 tại London đã rớt xuống mức đáy của hơn 4 tháng, với chưa đẩy 1,27 USD đổi 1 Euro. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Đức giảm xuống mức thấp kỷ lục do các nhà đầu tư ồ ạt gom mua tài sản an toàn này.
Hiện Đức và nhiều nước Eurozone ở phía Bắc đang kiên quyết đòi hỏi Hy Lạp phải ra quyết định sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp thắt chặt chi tiêu hoặc chịu để chủ nợ quốc tế cắt giảm viện trợ và đối mặt nguy cơ phải rút khỏi Eurozone. Ông Anders Borg, Bộ trưởng Bộ Tài chính Thụy Điển, một thành viên EU nhưng không trong khối Eurozone, cảnh báo, Hy Lạp có thể đang trải qua những ngày cuối cùng trong Eurozone. “Tình hình rất nghiêm trọng”, ông Borg nói.
Hiện tại, Hy Lạp không còn nhiều thời gian cho các cuộc tranh cãi giữa các đảng phái. Đến cuối tháng 6, nước này phải đưa ra và thông qua một kế hoạch chi tiết các biện pháp cắt giảm chi tiêu để hạ thâm hụt ngân sách một khoản 11,5 tỷEuro, cho dù nền kinh tế có chịu tổn thất ra sao.
Cách đây 2 ngày, Tổng thống Papoulias đã kêu gọi lãnh đạo các đảng chính trị lớn nhất nước này, bao gồm đảng bảo thủ Dân chủ mới, đảng trung tả Xã hội (Pasok), đảng liên minh cánh tả cấp tiên Syriza, và đảng dân tộc Độc lập, cùng một đảng nhỏ hơn có tên Dân chủ cánh tả, thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm thành lập chính phủ liên minh. Từ cuộc bầu cử ngày 6/5 tới nay,Hy Lạp không thể đạt được đa số phiếu trong Quốc hội nhằm đưa ra một chiến lược kinh tế cho đất nước.
Lãnh đạo đảng Syriza, ông Alexis Tsipras đã nhận được tỷ lệ ủng hộ cao trong cuộc bầu cử ngày 6/5 nhờ việc ông phản bác các đòi hỏi của EU và IMF muốn Hy Lạp phải cắt giảm chi tiêu công. Trừ phi các cử tri thôi ủng hộ ông Tsipras và quay sang ủng hộ các đảng Dân chủ mới và Pasok - một điều khó xảy ra - thì may ra Hy Lạp mới có thể đạt được sự đồng thuận chính trị để theo đuổi các đòi hỏi của chủ nợ quốc tế.
No comments:
Post a Comment