29/03/2012
Ngày 28/3, Nhật Bản cùng với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cùng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại trong việc thu mua nguyên liệu đất hiếm do Trung Quốc - quốc gia hiện kiểm soát tới hơn 90% nguồn cung trên toàn cầu, đã hạn chế xuất khẩu mặt hàng này.
Theo hãng tin Kyodo, tại hội nghị ở Tokyo bàn về việc tái chế các nguyên liệu đất hiếm và phát triển các nguồn thay thế, Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano nhấn mạnh thông qua hợp tác công nghệ, Nhật Bản, Mỹ và EU có thể “xây dựng một dây chuyền cung cấp mà không phải dựa hoàn toàn vào tài nguyên của một quốc gia cụ thể nào.”
Một quan chức EU cũng cho biết nguyên liệu đất hiếm có thể được tìm thấy không chỉ ở Trung Quốc mà còn tại các khu vực khác như châu Phi.
Trước đó, ngày 13/3, "bộ ba" Nhật Bản, Mỹ và EU đã kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì hạn chế xuất khẩu đất hiếm. EU cho rằng những hạn chế của Trung Quốc đối với đất hiếm và một số sản phẩm khác vi phạm nguyên tắc thương mại quốc tế và phải được dỡ bỏ.
Thể chế này nhấn mạnh bất chấp phán quyết rõ ràng của WTO hồi đầu năm đối với vụ tranh cãi đầu tiên về nguyên liệu thô, Trung Quốc vẫn không tìm cách dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu liên quan.
Điều này khiến EU không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đưa chế độ xuất khẩu của Trung Quốc ra giải quyết tại WTO nhằm đảm bảo các doanh nghiệp của EU được tiếp cận bình đẳng với các loại nguyên liệu này.
Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU đã chính thức đề nghị thành lập cơ quan tham vấn giải quyết tranh cãi với Trung Quốc tại WTO, bước đầu tiên trong bất kỳ nỗ lực giải quyết tranh cãi thương mại nào.
Về phần mình, Trung Quốc khẳng định nước này tuân thủ các nguyên tắc thương mại quốc tế vì biện pháp hạn chế xuất khẩu đất hiếm là cần thiết nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, bảo vệ môi trường trước các hoạt động khai thác quá mức và đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.
Đất hiếm gồm 17 thành tố quan trọng dùng để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao từ iPod đến tên lửa. Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Các nhà chỉ trích cho rằng quyết định trên của Bắc Kinh nhằm đẩy giá kim loại toàn cầu lên cao và buộc các công ty nước ngoài phải đặt trụ sở tại Trung Quốc để tiếp cận các loại vật liệu này./.
Theo hãng tin Kyodo, tại hội nghị ở Tokyo bàn về việc tái chế các nguyên liệu đất hiếm và phát triển các nguồn thay thế, Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano nhấn mạnh thông qua hợp tác công nghệ, Nhật Bản, Mỹ và EU có thể “xây dựng một dây chuyền cung cấp mà không phải dựa hoàn toàn vào tài nguyên của một quốc gia cụ thể nào.”
Một quan chức EU cũng cho biết nguyên liệu đất hiếm có thể được tìm thấy không chỉ ở Trung Quốc mà còn tại các khu vực khác như châu Phi.
Trước đó, ngày 13/3, "bộ ba" Nhật Bản, Mỹ và EU đã kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì hạn chế xuất khẩu đất hiếm. EU cho rằng những hạn chế của Trung Quốc đối với đất hiếm và một số sản phẩm khác vi phạm nguyên tắc thương mại quốc tế và phải được dỡ bỏ.
Thể chế này nhấn mạnh bất chấp phán quyết rõ ràng của WTO hồi đầu năm đối với vụ tranh cãi đầu tiên về nguyên liệu thô, Trung Quốc vẫn không tìm cách dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu liên quan.
Điều này khiến EU không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đưa chế độ xuất khẩu của Trung Quốc ra giải quyết tại WTO nhằm đảm bảo các doanh nghiệp của EU được tiếp cận bình đẳng với các loại nguyên liệu này.
Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU đã chính thức đề nghị thành lập cơ quan tham vấn giải quyết tranh cãi với Trung Quốc tại WTO, bước đầu tiên trong bất kỳ nỗ lực giải quyết tranh cãi thương mại nào.
Về phần mình, Trung Quốc khẳng định nước này tuân thủ các nguyên tắc thương mại quốc tế vì biện pháp hạn chế xuất khẩu đất hiếm là cần thiết nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, bảo vệ môi trường trước các hoạt động khai thác quá mức và đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.
Đất hiếm gồm 17 thành tố quan trọng dùng để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao từ iPod đến tên lửa. Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Các nhà chỉ trích cho rằng quyết định trên của Bắc Kinh nhằm đẩy giá kim loại toàn cầu lên cao và buộc các công ty nước ngoài phải đặt trụ sở tại Trung Quốc để tiếp cận các loại vật liệu này./.
(TTXVN)
No comments:
Post a Comment