22/03/2012
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh) trong báo cáo cập nhật tháng 3/2012 cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2012 đã sáng sủa hơn nhờ sự lắng dịu của cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu và đà phục hồi tích cực từ nền kinh tế Mỹ.
EIU đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu lên 3,2% (tính theo sức mua tương đương), tăng nhẹ so với mức dự báo trước đó là 3,1%.
Bộ phận dự báo, phân tích này cho rằng nền kinh tế Mỹ tiếp tục có động lực tăng trưởng đáng ngạc nhiên và nâng dự báo mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế đầu tàu thế giới này lên 1,9% trong năm 2012.
Tuy nhiên, EIU vẫn quan ngại về sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ vào khoảng giữa năm 2012, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu vẫn có chiều hướng tăng cao.
Còn tại Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hai lần bơm tiền vào hệ thống ngân hàng, mỗi lần khoảng 500 tỷ euro kể từ tháng 12/2011, là một nhân tố chính giúp giảm căng thẳng.
Tuy vậy, sự ổn định hiện tại của Eurozone không có nghĩa là khu vực này đã trở lại trạng thái sức khỏe kinh tế tốt.
EIU dự báo Eurozone sẽ có mức tăng trưởng âm 0,7% trong năm 2012 và có mức tăng trưởng dương trở lại vào năm sau, nhưng sự hồi phục sẽ vẫn còn yếu.
Đối với khu vực châu Á, EIU cho rằng tới nay xuất khẩu đã giảm đáng kể tại các nền kinh tế chủ chốt của châu Á do nhu cầu nhập khẩu giảm từ các khách hàng phương Tây.
Về tổng thể, tăng trưởng GDP của châu Á (không tính Nhật Bản) sẽ giảm từ 6,5% của năm 2011 xuống còn 6,1% trong năm 2012.
EIU dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ chỉ đạt 1,5% trong năm nay.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang phải chịu ảnh hưởng của sự yếu kém kinh tế tại châu Âu và Mỹ, nhưng EIU cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tránh được nguy cơ "hạ cánh cứng" và vẫn là động lực tăng trưởng của khu vực trong năm 2012.
Theo EIU, những khó khăn tại Eurozone cũng làm lu mờ triển vọng kinh tế các nước Tây Âu. Sự hồi phục đã bị mất đà trong những tháng gần đây, và động lực tăng trưởng cũng yếu đi bởi nguồn đầu tư và thị trường quan trọng nhất của khu vực bị rơi vào suy thoái.
Tăng trưởng tại các nền kinh tế quá độ của Tây Âu sẽ giảm từ 3,8% của 2011 xuống 2,3% trong năm 2012. Một loạt các quốc gia, trong đó có Hungary, Slovenia, Croatia, nhiều khả năng sẽ lâm vào suy thoái.
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ Latinh đã chậm lại đáng kể trong năm 2011 và sẽ tiếp tục suy yếu trong năm 2012, dự kiến sẽ đạt 3,6%. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2012 sau những bất ổn vừa qua, dự kiến sẽ có thể đạt mức tăng trưởng 4%.
Khu vực Sahara châu Phi sẽ có mức tăng trưởng chậm lại từ 4,4% của năm 2011 xuống còn 3,8% trong năm 2012.
EIU nhận định rằng tới thời điểm này, khủng hoảng tại Eurozone không còn là mối đe dọa chính đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, khi "mối đe dọa Eurozone" giảm thì một mối đe dọa khác lại nổi lên, đó là việc giá dầu thô tăng cao gần đây.
Nếu giá dầu thô tăng ở mức 30-50% sẽ khiến sự hồi phục kinh tế toàn cầu aiậm chân tại chỗ và làm nổi lên nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới./.
EIU đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu lên 3,2% (tính theo sức mua tương đương), tăng nhẹ so với mức dự báo trước đó là 3,1%.
Bộ phận dự báo, phân tích này cho rằng nền kinh tế Mỹ tiếp tục có động lực tăng trưởng đáng ngạc nhiên và nâng dự báo mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế đầu tàu thế giới này lên 1,9% trong năm 2012.
Tuy nhiên, EIU vẫn quan ngại về sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ vào khoảng giữa năm 2012, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu vẫn có chiều hướng tăng cao.
Còn tại Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hai lần bơm tiền vào hệ thống ngân hàng, mỗi lần khoảng 500 tỷ euro kể từ tháng 12/2011, là một nhân tố chính giúp giảm căng thẳng.
Tuy vậy, sự ổn định hiện tại của Eurozone không có nghĩa là khu vực này đã trở lại trạng thái sức khỏe kinh tế tốt.
EIU dự báo Eurozone sẽ có mức tăng trưởng âm 0,7% trong năm 2012 và có mức tăng trưởng dương trở lại vào năm sau, nhưng sự hồi phục sẽ vẫn còn yếu.
Đối với khu vực châu Á, EIU cho rằng tới nay xuất khẩu đã giảm đáng kể tại các nền kinh tế chủ chốt của châu Á do nhu cầu nhập khẩu giảm từ các khách hàng phương Tây.
Về tổng thể, tăng trưởng GDP của châu Á (không tính Nhật Bản) sẽ giảm từ 6,5% của năm 2011 xuống còn 6,1% trong năm 2012.
EIU dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ chỉ đạt 1,5% trong năm nay.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang phải chịu ảnh hưởng của sự yếu kém kinh tế tại châu Âu và Mỹ, nhưng EIU cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tránh được nguy cơ "hạ cánh cứng" và vẫn là động lực tăng trưởng của khu vực trong năm 2012.
Theo EIU, những khó khăn tại Eurozone cũng làm lu mờ triển vọng kinh tế các nước Tây Âu. Sự hồi phục đã bị mất đà trong những tháng gần đây, và động lực tăng trưởng cũng yếu đi bởi nguồn đầu tư và thị trường quan trọng nhất của khu vực bị rơi vào suy thoái.
Tăng trưởng tại các nền kinh tế quá độ của Tây Âu sẽ giảm từ 3,8% của 2011 xuống 2,3% trong năm 2012. Một loạt các quốc gia, trong đó có Hungary, Slovenia, Croatia, nhiều khả năng sẽ lâm vào suy thoái.
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ Latinh đã chậm lại đáng kể trong năm 2011 và sẽ tiếp tục suy yếu trong năm 2012, dự kiến sẽ đạt 3,6%. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2012 sau những bất ổn vừa qua, dự kiến sẽ có thể đạt mức tăng trưởng 4%.
Khu vực Sahara châu Phi sẽ có mức tăng trưởng chậm lại từ 4,4% của năm 2011 xuống còn 3,8% trong năm 2012.
EIU nhận định rằng tới thời điểm này, khủng hoảng tại Eurozone không còn là mối đe dọa chính đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, khi "mối đe dọa Eurozone" giảm thì một mối đe dọa khác lại nổi lên, đó là việc giá dầu thô tăng cao gần đây.
Nếu giá dầu thô tăng ở mức 30-50% sẽ khiến sự hồi phục kinh tế toàn cầu aiậm chân tại chỗ và làm nổi lên nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mới./.
(TTXVN)
No comments:
Post a Comment