HOÀI AN
15/02/2012 17:51 (GMT+7)
CHDCND Triều Tiên đang cố gắng mang lại sức sống mới cho nền kinh tế của nước này thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc đã đồng ý đầu tư khoảng 3 tỷ USD cho kế hoạch phát triển khu phi thương mại ở đông bắc CHDCND Triều Tiên thành một cơ sở xuất khẩu, hãng tin AFP dẫn nguồn tin Yonhap cho hay.
Với thỏa thuận này, từ nay cho tới năm 2020, Trung Quốc sẽ xây dựng một sân bay, một nhà máy điện, đường sắt xuyên biên giới và các cầu cảng ở khu công nghiệp Rason của Triều Tiên. Khu công nghiệp này nằm giáp giới Trung Quốc và Nga.
Để đổi lại, Trung Quốc sẽ được quyền sử dụng cảng Rason trong suốt 50 năm. Cảng này, tên cũ là Rajin và Sonbong, sẽ mang lại cơ hội cho các tỉnh miền đông bắc của Trung Quốc trong các hoạt động giao thương trực tiếp ở khu vực biển Hoa Đông.
Theo nguồn tin, thỏa thuận này có khả năng đã đạt được trước hoặc ngay sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tạ thế hôm 17/12/2011. Thực tế, đầu năm ngoái, hãng đầu tư Shangdi Guanqun của Trung Quốc đã tuyên bố muốn đầu tư 2 tỷ USD vào khu vực này.
Tờ JoongAng Ilbo đưa tin, Shangdi Guanqun đã ký một bản ghi nhớ với Tập đoàn Đầu tư và phát triển của Triều Tiên, với định hướng biến khu kinh tế Rason thành khu công nghiệp lớn nhất khu vực Đông Bắc Á trong mười năm tới.
Đại diện Shangdi Guanqun khi đó cho hay, trước hết phải xây dựng một nhà máy chế biến than, đường sắt, đường cao tốc và cảng tại khu kinh tế này. Người ta cho rằng, công ty Trung Quốc sẽ đầu tư vào khu chế xuất hơn 300 triệu USD trong giai đoạn đầu.
Theo hãng tin AFP, CHDCND Triều Tiên đang cố gắng mang lại sức sống mới cho nền kinh tế của nước này thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài tại Rason. Đây là đặc khu kinh tế mà Triều Tiên tuyên bố xây dựng từ năm 1991 nhưng chưa đem lại thành công.
Từ năm 1991 thành phố này nhận được quy chế của khu kinh tế đặc biệt. Trong tháng 1 năm 2011 chính quyền Triều Tiên đã trao quy chế "thành phố đặc biệt" cho Rason, theo đó hầu hết các hạn chế về kinh doanh sẽ được dỡ bỏ.
Trong khi đó, Trung Quốc với tư cách là đồng minh quan trọng và đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, đang tích cực khai thác các cơ hội đầu tư ở Bình Nhưỡng, trong bối cảnh những ảnh hưởng về kinh tế của Hàn Quốc đang suy yếu do căng thẳng chính trị.
Sự nương tựa của Triều Tiên vào Trung Quốc còn là bởi Bình Nhưỡng bị cấm vận do chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Tháng 6 năm ngoái, Trung Quốc và Triều Tiên đã khởi công xây dựng khu kinh tế chung gần bờ biển phí tây của Triều Tiên.
Với thỏa thuận này, từ nay cho tới năm 2020, Trung Quốc sẽ xây dựng một sân bay, một nhà máy điện, đường sắt xuyên biên giới và các cầu cảng ở khu công nghiệp Rason của Triều Tiên. Khu công nghiệp này nằm giáp giới Trung Quốc và Nga.
Để đổi lại, Trung Quốc sẽ được quyền sử dụng cảng Rason trong suốt 50 năm. Cảng này, tên cũ là Rajin và Sonbong, sẽ mang lại cơ hội cho các tỉnh miền đông bắc của Trung Quốc trong các hoạt động giao thương trực tiếp ở khu vực biển Hoa Đông.
Theo nguồn tin, thỏa thuận này có khả năng đã đạt được trước hoặc ngay sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tạ thế hôm 17/12/2011. Thực tế, đầu năm ngoái, hãng đầu tư Shangdi Guanqun của Trung Quốc đã tuyên bố muốn đầu tư 2 tỷ USD vào khu vực này.
Tờ JoongAng Ilbo đưa tin, Shangdi Guanqun đã ký một bản ghi nhớ với Tập đoàn Đầu tư và phát triển của Triều Tiên, với định hướng biến khu kinh tế Rason thành khu công nghiệp lớn nhất khu vực Đông Bắc Á trong mười năm tới.
Đại diện Shangdi Guanqun khi đó cho hay, trước hết phải xây dựng một nhà máy chế biến than, đường sắt, đường cao tốc và cảng tại khu kinh tế này. Người ta cho rằng, công ty Trung Quốc sẽ đầu tư vào khu chế xuất hơn 300 triệu USD trong giai đoạn đầu.
Theo hãng tin AFP, CHDCND Triều Tiên đang cố gắng mang lại sức sống mới cho nền kinh tế của nước này thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài tại Rason. Đây là đặc khu kinh tế mà Triều Tiên tuyên bố xây dựng từ năm 1991 nhưng chưa đem lại thành công.
Từ năm 1991 thành phố này nhận được quy chế của khu kinh tế đặc biệt. Trong tháng 1 năm 2011 chính quyền Triều Tiên đã trao quy chế "thành phố đặc biệt" cho Rason, theo đó hầu hết các hạn chế về kinh doanh sẽ được dỡ bỏ.
Trong khi đó, Trung Quốc với tư cách là đồng minh quan trọng và đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, đang tích cực khai thác các cơ hội đầu tư ở Bình Nhưỡng, trong bối cảnh những ảnh hưởng về kinh tế của Hàn Quốc đang suy yếu do căng thẳng chính trị.
Sự nương tựa của Triều Tiên vào Trung Quốc còn là bởi Bình Nhưỡng bị cấm vận do chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Tháng 6 năm ngoái, Trung Quốc và Triều Tiên đã khởi công xây dựng khu kinh tế chung gần bờ biển phí tây của Triều Tiên.
No comments:
Post a Comment