TQ & MỐI ĐE DỌA ĐẠI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 16.11.2011. Chú thích tiên khởi và rất thời sự: * Những gian giảo Kinh tế Trung quốc là nguồn gốc chính gây tình trạng Khủng hoảng NỢ NẦN tại Hoa kỳ và Liên Au. Những đảo lộn Chính trị đang diễn ra tại Vùng Euro. Để cứu mình, Trung quốc muốn trực tiếp bỏ vốn vào Liên Au, nhưng Bruxelles đã ý thức hiểm họa của những gian giảo Kinh tế Trung quốc, nên từ chối "lòng tốt đầy gian manh" của Trung quốc.
* Tại Hội Nghi APEC ở Hạ-uy-di, 800 triệu dân thuộc những quốc gia Vùng Kinh tế Thái Bình Dương đang tiến tới Tự do Mậu dịch. Hoa kỳ và những quốc gia trong vùng cũng ý thức mối đe dọa của Trung quốc nếu nước này là thành viên của Vùng Tự do Mậu dịch này. Thực vậy, nếu TT.OBAMA thâu góp những quốc gia thuộc vùng vào Tự do Mậu dịch, mà Oâng còn "mơ mộng" không cứng rắn đặt những điều kiện khắt khe ngăn chặn Trung quốc là thành viên, thì chẵng khác nào Oâng đưa con gấu lưu manh Trung quốc vào xâm thực những nước trong Vùng giống như Trung quốc đã nghiền nát Kinh tế Việt Nam. Ý thức được những gian manh Kinh tế Trung quốc và cứng rắn ngăn chặn những gian manh này là tránh cho Thế giới khỏi rơi vào tình trạng Đại Khủng hoảng Kinh tế như năm 1929-30, đồng thời đẩy Cơ chế CSTQ đến TỰ NỔ (Implosion) vậy. Bài này nối tiếp Bài mà chúng tôi đã phân tích về những Lý do khách quan nội tại của Trung quốc sẽ dẫn tới TỰ NỔ (Implosion) của nước này hoặc tối thiểu Tự Nổ của hệ thống Kinh tế và Chính trị tập quyền độc đoán của CSTQ. Baøi naøy cuõng laáy laïi nhöõng phaân tích lyù thuyeát vaø nhöõng nhaän ñònh thöïc tieãn khaùch quan maø chuùng toâi ñaõ trình baày trong baøi vieát ngaøy 10.11.2011 döôùi ñaàu ñeà TRUNG QUỐC LÀ TỘI PHẠM KHỦNG HOẢNG TÀI CHÁNH/KINH TẾ. Ñieàu môùi cuûa Baøi laø chuùng toâi keâu goïi nhöõng bieän phaùp ngaên chaïn gian manh Trung quoác veà Kinh teá ñeå traùnh haäu hoïa. Thảm trạng Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế tại Hoa kỳ và Liên Au từ 2008 đến nay 2011 có cái nguồn chính của tình trạng đến từ những gian giảo Kinh tế/Tài chánh của Trung quốc. Thế giới đang có những triệu chứng đi tới một cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế giống như những năm 1929-30 để THẤT NGHIỆP lan tràn. Phải có những biện pháp chặn đứng những gian giảo Kinh tế Trung quốc, nguồn tội phạm cho Kinh tế Thế giới. Chúng tôi xin nói đến những khía cạnh sau đây: => Tình trạng Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế lúc này của Hoa kỳ và Liên Au => Giống như Đại Khủng hoảng 1929-30: Sản xuất quá đáng làm cơn xoáy thụt giá => Trung quốc ngày nay: Sản xuất quá đáng và ích kỷ tích lũy vốn tồn đọng => Những biện pháp chặn đứng gian giảo Kinh tế Trung quốc để bảo vệ và khởi công phục hồi Kinh tế chung Tình trạng Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế lúc này của Hoa kỳ và Liên Au Khủng hoảng Tài chánh 2008 là từ Nợ Tư địa ốc tại Hoa kỳ. Thu nhập của dân chúng giảm xuống do mất công ăn việc làm khiến khả năng hoàn vốn cho những Tín dụng Địa ốc (Sub-Prime Mortgage Credits) thiếu hụt. Việc mất khả năng hoàn trả Tín dụng này làm giới Tài chánh mất vốn nhiều, thậm chí có Ngân Hàng như Lehman Brothers sạt nghiệp. Các Ngân Hàng Aâu châu và những Ngân Hàng lớn của những nước khác tham dự vào những Sub-prime Mortgage Credits tại Hoa kỳ, nên cũng mất mát lớn khiến Khủng hoảng từ Hoa kỳ lan rộng ra khắp nơi. Nhà nước Hoa kỳ cũng như các nước khác phải cứu giới Tài chánh và từ đó mang một phần hệ quả cho Khủng hoảng Tài chánh NỢ CÔNG 2011 từ Hoa kỳ đến Liên Au và những nước khác. Nói riêng về thời sự nóng bỏng Aâu châu, Khủng hoảng Tài chánh của Vùng Euro và Liên Aâu từ 26.10.2011 đến nay đang ở thời kỳ phát hiện cao độ từ Tài chánh, Tiền tệ đến Chính trị. Hy Lạp bên bờ phá sản với trái bom Referendum, rồi Giáo sư Tiến sĩ Papandreou tuyên bố từ chức trong hỗn loạn Chính trị tại xứ này. Ý-đại-lợi cũng đang ở bên lề vỡ nợ buộc Tỉ phú Berlusconi phải từ chức. Thủ tướng Tây Ban Nha, trước nợ công trầm trọng và thất nghiệp cao, nên phải chấp nhận giải quyết bầu phiếu ngày 20.11.2011 và hứa không ra tranh cử nữa. Chính nước Pháp cũng phải vội vàng tuyên bố chương trình thắt lưng buộc bụng khắt khe nhằm tránh thẩm định của các Tổ chức Định mức Tín dụng làm mất cấp AAA. Người ta đang giả thiết Hy Lạp và Ý có thể bỏ vùng Euro và như vậy hệ quả Domino có thể đưa đến TỰ NỔ (Implosion) vùng Euro. Cũng chính trong lúc sôi bỏng Khủng hoảng Tài chánh và Chính trị này của Au châu, lại có cuộc Họp G20 tại Cannes Pháp. TT.Sarkozy dùng cuộc Họp này để lấy điểm Quốc tế cho tranh cử năm 2012 vì đối với quốc nội Pháp, ông chưa làm được gì đáng kể nên sự tín nhiệm người Pháp vào Ong đã xuống thấp. TT.Obama, cũng tham dự G20, nhưng không hào hứng cho lắm vì Ong hiểu rằng số phận của Ong cho tranh cử năm 2012 cũng tùy thuộc Kinh tế mà nợ công và thất nghiệp Hoa kỳ đang là yếu tố chính quyết định. Chúng tôi tóm tắt tình hình Khủng hoảng sôi bỏng Tài chánh/Kinh tế và Chính trị như trên bởi vì những Dự phóng hệ quả còn phải chờ đợi phân tích vào chi tiết rất phức tạp trong những thời gian kế tiếp. Việc giải quyết Khủng hoảng Vùng Euro không thể một sớm một chiều vì hai lý do: (i) Nợ Công quá cao và để làm giảm nợ công, phải có thu nhập kéo dài trong thời gian; (ii) Việc thu nhập không thể chỉ dựa trên việc thắt lưng buộc bụng, mà phải dựa trên khả năng phát triển Kinh tế, giải quyết Thất nghiệp, tăng Mãi lực và Khả năng đóng thuế của dân chúng. Đây là những vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều. Giống như Đại Khủng hoảng 1929-30: Sản xuất quá đáng làm cơn xoáy thụt giá Trong khi theo rõi sự sôi bỏng Khủng hoảng Tài chánh, Kinh tế và Chính trị tại Hoa kỳ, nhất là Au châu, chúng tôi đọc được những yếu tố cho thấy triệu chứng Thế giới đang đi đến một cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh tế thực (Récession de l'Economie réelle) tương tự như cuộc Đại Khủng hoảng năm 1929-30 mà nguồn gốc đến từ Trung quốc. Thời tiền 1929-30, Tây phương quá hồ hởi với Kỹ nghệ hóa bằng Máy Nổ, đã sản xuất quá nhiều (Surproduction) mà không kể đến Mãi lực Tiêu thụ để đến nỗi Cơn xoáy Thụt giá (Spirale Déflationniste) xẩy ra làm cho phía Sản xuất phá sản và buộc lòng phải hủy bỏ Hàng hóa để nâng Giá lên. Thực vậy, nếu không phá huỷ hàng hóa đã sản xuất, thì phía CUNG vẫn cao hơn phía CẦU làm cho Giá bán vẫn tiếp tục thụt xuống. Gía tiếp tục thụt xuống thì không có Lợi nhuận nên phải thải thợ, thậm chí đóng cửa xí nghiệp. Thất nghiệp tràn lan càng làm cho Mãi lực xuống giốc và và Giá bán càng thụt xuống. Tại hai Thị trường Hoa kỳ và các nước Liên Au ngày nay, Mãi lực từ Tư nhân đến Nhà nước kiệt quệ vì hai cuộc Khủng hoảng NỢ TƯ năm 2008 và NỢ CÔNG năm 2011. Mãi lực kiệt quệ có nghĩa là phía CẦU giảm và buộc lòng Giá bán trên Thị trường phải đi theo chiều thụt xuống. Thông tin báo chí trong giai đoạn này đã cho thấy phía CẦU hàng hóa và dịch vụ đang hạ xuống. Lấy một số tỉ dụ: * Thống kê công khai Trung quốc đã cho thấy lượng xuất cảng TQ quốc trong tháng 10 hạ xuống 30%. Thị trường Nhà cửa Trung quốc xuống giá trầm trọng. Trung quốc cũng cho biết đà Lạm phát đang hạ dần. Điều này có nghĩa là dân chúng không hồ hởi chi tiêu làm tăng Lạm phát như trước nữa. Đó là phản ứng của dân chúng vì thiếu Mãi lực tiêu thụ. * Cũng trong tháng 10 vừa qua, Đức cũng tuyên bố việc ngưng trệ sản xuất vì lượng CẦU nước ngoài giảm. Chính Thụy sĩ cũng cho Thống kê cho thấy việc thải thợ tăng lên do giảm sản xuất. * Thống kê nghiên cứu về du lịch sang Luân đôn nhân Thế vận Hội năm 2011 ước lượng rằng số du lịch sẽ giảm tới 60%. Đó là những tỉ dụ cho thấy ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế làm Mãi lực Tiêu thụ giảm hẳn xuống. Chúng ta có thể đang bắt đầu Cơn xoáy thụt giá (Spirale Déflationniste) Trung quốc ngày nay: Sản xuất quá đáng và ích kỷ tích lũy vốn tồn đọng Chúng tôi muốn trình bầy trong phần này những điểm chính cho dự phóng một cuộc Đại khủng hoảng mà những gian giảo Kinh tế Trung quốc là nguồn gốc. Trong những thập niên, nhất là sau khi vào được WTO / OMC, Trung quốc như "say máu " sản xuất và xuất cảng tràn lan hàng Made in China ra Thế giới, nhất là hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Au. Tối thiểu trong 10 năm trướng vào WTO / OMC, Trung quốc đã sử dụng những biện pháp đại hạ giá gian giảo để moi móc Mãi lực của Hoa kỳ và Liên Au: (i) Thu Mãi lực của Hoa kỳ và Liên Au * Hạ giá thành hàng hóa bằng một quyền lực Chính trị độc tài bắt ép nhân lực Trung quốc phải nhận lương "ăn cháo với muối ". Khối dân nghèo nội địa chết đói buộc phải nhận đồng lương ăn cháo để sống. Việc này có sự cấu kết của Tư bản Đen từ Mỹ, Aâu châu, Nhật, Nam Hàn, thậm chí cả Chệt Đài Loan. Tư bản Đen cấu kết với độc tài Chính trị để bóc lột nhân lực Trung quốc và làm cho độc tài TQ trở thành Tư bản Đỏ. * Cũng Độc tài Chính trị Trung quốc sử dụng Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Dollar và Euro để giảm giá hàng xuất cảng thêm một lần nữa. Thái độ cố chấp gian giảo này vẫn tiếp tục và còn tiếp nữa dù với những lời hứa suông khi mỗi lần Trung quốc bị công kích. Trong cuộc Họp G20 năm ngoái 11.11.2010 tại Seoul, Mỹ làm mạnh đòi Trung quốc cho Tỷ giá đồng Yuan uyển chuyển (Flexible), thì Trung quốc lại gian giảo bằng cách cho đồng Yuan uyển chuyển trong một cái ống mà cái ống này lại cứng nhắc hạ thấp bên dưới đồng Đo-la. Ký giả Harold THIBAULT viết : «La Chine est le vilain petit canard accusé de maintenir artificiellement sa monnaie à un niveau trop faible…" (Le Monde 10.11.2010, p.15). (Trung quốc là con vịt nhỏ láu cá bị tố cáo là cố thủ giữ tiền của mình ở mức độ rất thấp…) * Ngoài việc giảm giá thành bằng lương ăn cháo của công nhân và thủ thuật giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp, họ còn dùng những chất liệu rởm để sản xuất hàng bán ra. Đây là những hàng giả và độc hại. Đây cũng là chủ đích hạ giá hàng của Trung quốc. (ii) Ngăn cản Hoa kỳ và Liên Au thu lại Mãi lực từ Trung quốc Trung quốc sản xuất tràn lan hàng hóa hạ giá và thu vào tối đa Mãi lực từ Hoa kỳ và Liên Aâu. Số thu vào ấy lại không được tiêu ra theo luật lưu hành Tài chánh của Kinh tế, mà Trung quốc tích lũy kỹ làm Dự trữ vốn ngoại tệ. Hoa kỳ và Liên Au sở dĩ để dễ dàng cho Trung quốc bán hàng thu lấy Mãi lực vì Hoa kỳ và Liên Au "mơ mộng " sẽ xuất cảng hàng hóa kỹ nghệ sang khối người khổng lồ Trung quốc để thu lại Mãi lực. Nhưng Hoa kỳ và Liên Au chỉ "mơ mộng" vì đồng tiền mà Tư bản đỏ Trung quốc đã cất giữ, thì họ cất kỹ lắm không nhả ra: * Một đàng đối những hàng Kỹ nghệ cao cấp, Trung quốc chỉ muốn cho "Gián điệp " Kinh tế đi ăn cắp mẫu và Kỹ thuật để họ tự sản xuất lấy. * Một đàng Tư bản Đỏ Trung quốc không nâng cấp Mãi lực cho dân chúng Trung quốc để Hoa kỳ và Liên Au có thể bán hàng hóa cho dân Trung quốc mà thu mãi lực lại được. Chũng theo Ký giả Harold THIBAULT, viết trong Le Monde ngày 10.11.2010, p.15, về cuộc Họp G20 ngày 11.11.2010 tại, rằng những Lãnh đạo Trung quốc đều biết cái giải quyết đơn giản mà Hoa kỳ và Liên Au đòi hỏi : «La solution est bien connue : réorienter l'économie vers la consommation intérieure. Pour cela, laisser le yuan grimper, améliorer les salaires pour permettre aux Chinois de dépenser. ».(Cái giải quyết đã được biết rõ : hướng Kinh tế về tiêu thụ nội địa. Để thực hiện, hãy để cho đồng yuan tăng lên, hãy trả lương cao hơn để cho phép dân Trung quốc tiêu thụ). Quan điểm làm Kinh tế của Tư bản Đỏ Trung quốc không giống Tây phương. Henry FORD đã nói : "Tôi trả lương cao cho Công nhân để họ có Tiền mua xe hơi mà tôi sản xuất ". Đó là quy luật làm ăn lâu dài. Thực vậy để Henry FORD có thể sản xuất xe hơi lâu dài, thì phải nâng đỡ Mãi lực của người Tiêu thụ xe hơi để hai bên cùng sống chung lâu dài với nhau. Nhưng Kinh tế của Tư bản Đỏ là đoản hạn, chộp giựt trong thời gian họ còn tại chức có quyền thu vét tiền bạc, chứ không tuân thủ quy luật Kinh tế làm ăn lâu dài với nhau. Tư bản Đỏ Trung quốc đã sản xuất xả láng và tích lũy Tiền bạc tạo thành một số vốn mà Giáo sư Don PATINKIN, cựu Khoa trưởng Khoa Kinh tế Đại học Tel-Aviv gọi là "Encaise Oisive" (Quỹ tích lũy ứ đọng). Năm 1969, tôi viết một Tập nghiên cứu để trình nộp cho Đại học ở Thụy sĩ, gọi là Mémoire de Licence với đầu đề ENCAISSE OISIVE de DON PATINKIN. Việc tích lũy Vốn ứ đọng này làm ngưng trệ lưu hành vốn của Kinh tế. Vốn lưu hành trên Thế giới như dòng nước sông luôn luôn chảy vòng trong một Chu kỳ. Ơû một giai đoạn nào nó, mình dùng Vốn để làm Kinh tế, thì phải thả ra cho dòng nước sông để người khác có thể dùng được. Khi mình đào một cái ao cho dòng nước sông chảy vào, rồi đắp đập xây cống giữ chặt lấy nước trong ao cho mình, thì dòng nước sông sẽ cạn dần và người khác khan hiếm nước sông. Con số USD.3200 tỉ mà Trung quốc giữ kỹ hiện nay như nước trong ao tù, chính là Encaisse Oisive làm cho dân Hoa kỳ và Liên Au cũng như những quốc gia của Tây phương phải thiếu Vốn. Vì vậy: => Việc Trung quốc Sản xuất tràn lan và xuất cảng xả láng đang tạo ra tình trạng SURPRODUCTION giống như thời kỳ trước Đại Khủng hoảng Kinh tế những năm 1929-30. => Việc tồn trữ Encaisse Oisive của Trung quốc khiến Mãi lực dân Hoa kỳ và Liên Au kiệt quệ với NỢ CÔNG, NỢ TƯ chồng chất, nên phía CẦU hàng hoá và dịch vụ thụt xuống sẽ tạo SPIRALE DEFLATIONNISTE (Xoáy thụt giá) giống như thời kỳ Đại Khủng hoảng 1929-30. Giữa THẶNG DƯ và NỢ NẦN, có những liên hệ nhân quả hỗ tương. Kinh tế gia Martin WOLF, trước đây là Giám đốc World Bank tại Aán Độ và hiện nay là Bình luận gia trưởng của Báo Financial Times đã viết về tình hình dư vốn của Trung quốc và thiếu vốn của Hoa kỳ và Liên Au như sau: "Les excédents des uns dépendent de la capacité des autres à s'endetter. Créanciers et Débiteurs sont líes les uns aux autres comme des siamois.."(Những thặng dư của những người này tùy thuộc vào khả năng của những người kia vay mượn. Các Chủ nợ và các Con nợ gắn liền với nhau như những đứa trẻ sinh ra bị nối liên thân xác.) (Le Monde 8.11.2011, page 2) Trung quốc là nguồn gốc làm phát sinh Khủng hoảng Nợ nần và Thất nghiệp hiện nay. Cái Khủng hoảng của Con nợ sẽ trở ngược lại phá hoại Kinh tế của Chủ nợ Trung quốc vậy. Những biện pháp chặn đứng gian giảo Kinh tế Trung quốc để bảo vệ và khởi công phục hồi Kinh tế chung Trong tình trạng Khủng hoảng Kinh tế và Thất nghiệp hiện nay tại Hoa kỳ và Liên Au, trước hết cần phải có biện pháp khởi công phục hồi Kinh tế để giảm Thất nghiệp, đồng thời phải cứng rắn ngăn chặn Trung quốc "xuất cảng những gian giảo Kinh tế" không những sang Hoa kỳ, Liên Au mà còn khắp nơi. Những biện pháp khởi công phục hồi Kinh tế Trước cảnh Khủng hoảng Nợ nần, Suy thoái Kinh tế và Thất nghiệp hiện nay của Hoa kỳ và Liên Au, người ta không dám nghĩ tới Độ Phát triển Kinh tế cao để hồ hởi nữa, nhưng nghĩ đến những biện pháp khiêm tốn để có thể khởi công Kinh tế. Người ta nghĩ đến những biện pháp sau đây: 1) Biện pháp thứ nhất : Ngăn cản không cho hàng hóa Trung quốc xâm nhập Hoa kỳ và Liên Au để tiếp tục làm giảm Mãi lực của hai Thị trường này nữa. Đây là những biện pháp Che chở Mậu địch (Protectionnisme commercial) được coi như tự bảo vệ Mãi lực của dân mình. 2) Biện pháp thứ hai : Chính Hoa kỳ và Liên Au đi bước đầu khiêm tốn phát triển là đưa những hàng hóa thường dùng của đại chúng từ Trung quốc về sản xuất tại Hoa kỳ và Liên Aâu. Việc làm này một mặt tạo công ăn việc làm, tạo bước phát triển và cũng là làm tăng Mãi lực cho dân mình, và một mặt đừng để thất thoát Mãi lực vì hàng Trung quốc. 3) Biện pháp thứ ba: Chế tài những đại Công ty Liên quốc gia đã sản xuất hàng từ Trung quốc bằng cách lấy thuế cao lên đối với những đại Công ty này đã lợi dụng Mãi lực Hoa kỳ và Liên Au để thu vào Lợi nhuận cao do chênh lệch Giá thành sản xuất hạ tại Trung quốc và Giá bán cao tại hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Au. 4) Biện pháp thứ tư: Cứng rắn yêu cầu Trung quốc phải để cho Tỷ giá đồng Yuan uyển chuyển theo với đồng Đo-la và đồng Euro. Nếu Trung quốc vẫn cố chấp, thì đây là việc dùng Tiền tệ để cạnh tranh Thương mại bất hợp pháp. Phải đưa vấn đề ra WTO/OMC để có những quyết định chế tài. Ngăn chặn Trung quốc "xuất cảng những gian giảo Kinh tế" ra khắp nơi Tin tức mới nhất cho thấy những biện pháp mà Quốc tế đang đưa ra để ngăn chặn những lan tràn gian giảo Kinh tế của Trung quốc: => Hội Nghi APEC tại Hạ-Uy-Di Theo Bài Phỏng vấn thực hiện bởi RFI giữa Phóng viên ĐỨC TÂM và Luật sư Chuyên gia Kinh tế NGUYỄN XUÂN NGHĨA dưới Chủ đề " MỤC ĐÍCH CỦA MỸ LÀ GẠT TRUNG QUỐC RA KHỎI TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP (TTP)", thì những điều kiện Kinh tế đặt ra cho thành viên nhằm gạt Trung quốc ra khỏi vùng. Chúng tôi xin trích lại như sau: "Từ khi Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương (APEC) chưa khai mạc hôm 12/11 vừa qua tại Hawaiï, người ta đã thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bỗng như nháng lửa. Bên lề phiên họp của cấp bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế, ngày 11/11, Ngoại trưởng Hillary Clinton kêu gọi Bắc Kinh tiến hành cải cách chính trị và nêu ra mối quan ngại của Mỹ về tình trạng chà đạp nhân quyền tại Trung Quốc, than phiền việc tăng ni Tây Tạng phải tự thiêu để phản đối và việc trí thức Trung Quốc, như luật sư mù Trần Quang Thành vẫn bị quản thúc tại gia. Đáng chú ý hơn cả là màn đấu khẩu giữa trợ lý bộ trưởng Thương mại Bắc Kinh với đặc sứ về Thương mại của Hoa Kỳ về sáng kiến thành lập một khu vực tự do thương mại qua hiệp định "Đối tác Xuyên Thái Bình Dương" - Trans-Pacific Partnership - được gọi tắt là TPP. Khi phía Trung Quốc phàn nàn là không được mời vào việc thảo luận thì đặc sứ Mỹ phản pháo, rằng sáng kiến Xuyên Thái Bình Dương không là một câu lạc bộ khép kín, và ai cũng có thể xin gia nhập, nhưng chẳng nên đợi là sẽ được mời! RFI: Anh nói đến các điều kiện tham gia do phía Hoa Kỳ đề xướng lại có vẻ như là rào cản Trung Quốc, đó là những điều kiện gì vậy? Nguyễn Xuân Nghĩa: Người ta cứ chú ý đến chi tiết kỹ thuật mà phía Mỹ đòi hỏi như chế độ bảo vệ lao động, quyền sở hữu trí tuệ hay phát huy loại sản phẩm bảo vệ môi sinh, hoặc việc minh bạch hóa thủ tục tiếp liệu, v.v... Thật ra, Hoa Kỳ còn nêu ra một đề nghị có tính chất sinh tử cho cả Trung Quốc lẫn một số quốc gia Đông Á. Đó là vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.^Tại nhiều nước Đông Á, sự cấu kết mờ ám giữa bộ máy Nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng có thể dẫn tới chủ nghĩa tư bản thân tộc và nạn ỷ thế làm liều. Riêng tại Trung Quốc, doanh nghiệp Nhà nước chiếm ưu thế quá lớn trên khu vực tư doanh của các tiểu doanh thương ở dưới, và lại có sức cạnh tranh quốc tế quá mạnh mà Hoa Kỳ coi là còn bất chính hơn chuyện lũng đoạn ngoại hối bằng cách định giá đồng bạc quá thấp. Vì vậy, một trong những điều kiện được nêu ra chính là hệ thống quốc doanh và lồng trong đó là định nghĩa thế nào là doanh nghiệp Nhà nước, từ trung ương tới địa phương." Theo Thông Tin của Đài Radio Suisse Romande mà chúng tôi sáng sớm thứ Hai 14.11.2011, thì Hội Nghị quyết định lập Vùng Thái Bình Dương Tự do Thương mại, trong đó không có Trung quốc. Đây là biện pháp ngăn chặn những gian giảo Kinh tế của Trung quốc lan tràn sang các Quốc gia thuộc Vùng Kinh tế Thái Bình Dương. => Châu Âu bác bỏ điều kiện của Trung Quốc về việc Giúp vùng Euro Trong cuộc Họp G20 mới đây 04.11.2011 tại Cannes, Hồ Cẩm Đào đã huênh hoang chê trách Hoa kỳ và Liên Au không biết lo liệu nội bộ để nợ nần chồng chất. Oâng muốn tỏ ra lòng tốt cứu giúp "Liên Au đang khốn cùng", nhưng ai cũng biết rằng Trung quốc muốn xâm nhập Liên Au để cứu chính Kinh tế của mình đang đi xuống. Vì nghĩ Vùng Euro đang ở trong thế cùng kiệt, nên Trung quốc đã đặt những điều kiện quá đáng cho việc giúp đỡ. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây Bản Tin của Phóng Viên THANH HÀ: "Hãng Reuters, ngày hôm qua, 11/11/2011 đưa tin: Châu Âu bác bỏ các điều kiện của Trung Quốc để đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính đối với khu vực đồng euro. Bruxelles từ chối xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh. Thông tín viên Joris Zylberman từ Bắc Kinh gửi về bài tường trình : « Kể từ khi châu Âu cầu cứu cộng đồng quốc tế tài trợ khoản nợ công của các thành viên khối euro, Trung Quốc làm cao. Đó là điều rõ ràng ngay từ đầu. Bắc Kinh chỉ ra tay cứu châu Âu với một số điều kiện. Vấn đề là những đòi hỏi của Trung Quốc đã đi quá xa. Theo một số nguồn tin thân cận với chính quyền Trung Quốc thì trước mắt phía châu Âu bác bỏ toàn bộ những yêu sách của Bắc Kinh. Dường như là Liên Hiệp Châu Âu không chấp nhận xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt này đã được ban hành từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Bruxelles cũng không công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường. Cuối cùng thì trước mắt châu Âu cũng chưa đồng ý để đơn vị tiền tệ Trung Quốc tham gia vào rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF với lý do là châu Âu và Hoa Kỳ lo ngại việc mở rộng quyền rút vốn đặc biệt của IMF cho Trung Quốc thì sẽ làm suy yếu vị thế của đồng đô la và qua đó làm giảm ảnh hưởng của cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ trên bàn cờ tài chính quốc tế. Theo Reuters, một nhà ngoại giao châu Âu xin được giấu tên, đã rất bực mình về những mặc cả của Trung Quốc và quan chức này tuyên bố rằng khối euro không bắt buộc phải năn nỉ Bắc Kinh tài trợ. Chỉ cần quyết tâm về mặt chính trị là khu vực đồng euro có thể vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhìn từ Bắc Kinh, thất bại trong các cuộc thương thuyết với phía châu Âu có thể khiến Trung Quốc nản chí. Chính quyền không muốn dư luận Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh mền yếu trước áp lực của phương Tây ». Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 16.11.2011. |
No comments:
Post a Comment