NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ KINH TẾ NHẰM THÁO GỠ KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 01.12.2011.
Web: http://VietTUDAN.net
Hai cuộc Khủng hoảng 2008 và 2011 có thể gộp làm một ở mẫu số chung gọi là NỢ NẦN: năm 2008, nợ nần tư nhân và năm 2011, nợ nần nhà nước. Nợ nần tư nhân hay nợ nần nhà nước trở thành chồng chất khi số THU càng ngày càng kém đi mặc dầu tư nhân hay nhà nước đã phải thắt lưng buộc bụng giảm CHI. Số THU đến từ những hoạt động Kinh tế thực sản xuất. Điều đó có nghĩa là Khủng hoảng Tài chánh đã lan sang lãnh vực Kinh tế thực sản xuất. Khủng hoảng Kinh tế thực sản xuất đang tạo ra THẤT NGHIỆP mỗi ngày mỗi tăng. Thất nghiệp tăng sẽ đưa đến bạo loạn Xã hội, rồi bạo loạn Chính trị làm sụp đổ những Chính thể dù luôn luôn được tung hô là "muôn năm "
Chính vì vậy, những Chính quyền không thể ngồi yên ăn no ngủ kỹ mà hiện nay phải Hội họp liên tiếp ngày đêm, thậm chí đến 4 giờ sáng để vò đầu moi óc tìm ra NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ KINH TẾ (Mesures de la Politique Economique) NHẰM THÁO GỠ NHỮNG KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY. Không tìm ra được những biện pháp khả dĩ tháo gỡ, thì những Chính quyền bị đổ. Ở Aâu châu, trong vòng 2 tuần lễ mới đây, ba Chính quyền đã bị đổ tại Hy-Lạp, Ý-Đại-Lợi, rồi Tây-Ban-Nha. Tại Pháp, TT.SARKOZY không có giờ để hú hí với vợ đẹp CARLA và nựng đứa con gái mới sinh vì Oâng phải lo lắng tìm những giải pháp Chính trị Kinh tế, nếu không năm tới dân chúng Pháp cho Oâng về vườn vĩnh viễn. Tại Hoa kỳ cũng vậy, Phong trào "Occupy Wall Street" vẫn ồn ào chống đối giới Tài chánh được coi là nguồn bất công xã hội và tạo cảnh Thất nghiệp giới trẻ. TT. OBAMA còn trúng cử khóa hai hay không, đó cũng là tùy thuộc những Biện Pháp Chính trị Kinh tế khả dĩ tháo gỡ Khủng hoảng Kinh tế Hoa kỳ hay không. Tại Trung quốc, Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Hoa kỳ và Liên Au đang đẩy cơ chế Chính trị-Kinh tế Tầu vào những thế bí LƯỠNG NAN để có thể làm cho Trung quốc TỰ NỔ (Implosion) ra từng mảng theo truyền thống Lịch sử của nước này.
Chúng tôi đón chờ và muốn phân tích NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ KINH TẾ NHẰM THÁO GỠ KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY từ những Quốc gia lớn đang có Khủng hoảng như Hoa kỳ, Liên Au và Trung quốc.
Tất nhiên không những chúng tôi không quên quê hương Việt Nam với nền Kinh tế đang tụt giốc trầm trọng mà CSVN, để an dân, đang đưa ra chiêu bài "Tái cấu trúc Kinh tế vĩ mô ", mà chúng tôi còn nhấn mạnh đến tầm ảnh hưởng Khủng hoảng của Hoa kỳ, Liên Au, Trung quốc sẽ đưa đến dứt bỏ hẳn cái Cơ chế CSVN hiện hành vì lý do phá sản Kinh tế Việt Nam.
Để có thể Phân tích khách quan những Hiệu quả của NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ KINH TẾ NHẰM THÁO GỠ KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY, chúng ta cần dựa trên những NGUYÊN TẮC KINH TẾ CHÍNH TRỊ (Principes de l'Economie Politique). Xin nhắc lại một cách giáo khoa rằng Kinh tế Chính trị (Economie Politique) khác với Chính trị Kinh tế (Politique Economique). Ngành Kinh tế Chính trị nghiên cứu những Nguyên tắc phản ứng hỗ tương giữa những Tác nhân Kinh tế về những Vấn đề Kinh tế, trong khi ấy ngành Chính trị Kinh tế (Politique Economique) gồm những Biện pháp áp dụng những Nguyên tắc Kinh tế để giải quyết những bế tắc ở những Chủ trương làm nền tảng cấu trúc một nền Kinh tế. Vì vậy Bài này và những Bài kế tiếp có ba phần rõ rệt:
(i) Trước hết định vị rõ những Tác nhân Kinh tế và những Liên hệ hỗ tương giữa các Tác nhân theo những Nguyên tắc thuộc Kinh tế Chính trị (Principes de l'Economie Politique), nền tảng cho những thẩm định của chúng tôi về những Biện pháp Chính trị Kinh tế (Mesures de la Politique Economique) đưa ra từ những quyền lực Chính trị Nhà Nước (ở phần (iii) dưới đây;
(ii) Từ những Ý thức hệ về Nhân bản hay về Xã hội, quyền lực Chính trị Nhà Nước đưa ra những Chủ trương xây dựng một Hệ thống Kinh tế (Système Economique) với Môi trường Chính trị-Luật pháp cho phù hợp (Environnement Politico-Juridique adéquat) và từ Hệ thống Kinh tế này nẩy sinh ra những Vấn đề Kinh tế sống còn (Problèmes Economiques vitaux) đang làm điên đầu những Tác nhân Kinh tế trong thời gian Khủng hoảng hiện nay;
(iii) Dựa trên những Nguyên tắc Kinh tế Chính trị giữa những Tác nhân Kinh tế (ở phần (i)), những quyền lực Chính trị Nhà Nước đưa ra những Biện pháp Giải quyết cho những Vấn đề Kinh tế sống còn (Problèmes Economiques vitaux) đang làm điên đầu cho những Tác nhân Kinh tế và cho chính những quyền lực Chính trị Nhà Nước (ở phần (ii)).
Bài này có thể viết tóm tắt cho xong hai phần (i) và (ii). Những Bài kế tiếp viết về phần (iii) vì chúng tôi còn phải đợi những BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ KINH TẾ (Mesures de la Politique Economique) mà Chính quyền của mỗi nước sẽ đưa ra trong thời gian sắp tới.
I. Định vị rõ những Tác nhân Kinh tế
và những Liên hệ hỗ tương
Sinh ra, mọi người muốn sống. Để có thể sống thì mọi người phải tìm ra những phương tiện tối thiểu nuôi sống thân xác. Tìm ra những phương tiện sống này được gọi là làm Kinh tế. Như vậy mọi người đều là những Tác nhân Kinh tế. Những Tác nhân cá nhân Kinh tế họp lại với nhau thành Nhóm để việc tìm kiến phương tiện sống và điều hành những phương tiện này được hữu hiệu hơn. Tìm kiếm, Sản xuất những Hàng hóa, Dịch vụ nhằm thỏa mãn những đòi hỏi cho cuộc sống của mỗi người. Ngành Kinh tế Chính trị phân biệt ra những Nhóm Tác nhân Kinh tế như sau:
1) Khối Tác nhân Kinh tế TIÊU THỤ
Khối người TIÊU THỤ có những Đòi hỏi (Besoins) về Hàng hóa và Dịch vụ. Những đòi hỏi này tạo nên cái Lực phía CẦU trong Kinh tế. Chính Lực CẦU này, từ thời KEYNES đến nay, trở thành động lực chính yếu hướng dẫn Sản xuất của cả một Hệ thống Kinh tế. Khối Tác nhân Kinh tế TIÊU THỤ, sau khi chi tiêu cho TIÊU THỤ, có thể còn giữ lại số thặng dư gọi là TIẾT KIỆM, tạo nên số Vốn (Capital K) của quần chúng, sãn sàng cho thuê để làm phương tiện sản xuất. Khi cho thuê Vốn, thì tất nhiên cái Giá cho thuê là Lãi suất (Taux d'intérêt) mà họ nhận được tính theo thời gian cho thuê Vốn. Khối này cũng tư hữu một sức LAO ĐỘNG khổng lồ, sẵn sàng cho thuê để sản xuất. Cho thuê Nhân lực, thì nhân công nhận được Giá cho thuê là Tiền Lương.
2) Khối Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT
Đây là nhóm người có khả năng điều hành công việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm làm thoả mãn những Đòi hỏi (Besoins) từ phía TIÊU THỤ. Nhóm SẢN XUẤT này có Phương tiện sản xuất riêng của mình hay phải kêu gọi sự đóng góp tiếp tay từ Khối Tác nhân Kinh tế TIÊU THỤ. Việc Sản xuất dựa trên ba yếu tố theo công thức tóm tắt như sau:
Q = f (K, L, t)
Q: Lượng Hàng hóa, Dịch vụ sản xuất ra; K : Lượng Vốn sử dụng; L: Lượng Nhân lực sử dụng; t : Phát minh Kỹ thuật hội nhập vào hai Phương tiện sản xuất K và L để làm tăng hiệu lực của hai phương tiện chính này.
Khối Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT có thể có những sở hữu riêng về Vốn (K) và về Nhân lực (L) nghĩa là tự sức mình làm. Nếu không, thì Khối tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT phải đi thuê Vốn từ quần chúng và phải trả Lãi suất và đi thuê Nhân lực từ Khối Tiêu thụ và phải trả cái Giá là Tiền Lương.
3) Khối Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC
Đứng trong Hệ thống Kinh tế TIÊU THỤ, SẢN XUẤT, thì Nhà Nước được coi như một Tác nhân Kinh tế vì có những Lãnh vực mà tư nhân thuộc cả hai Khối trên đây không làm việc có hiệu quả bằng Nhà Nước, tỉ dụ Bảo vệ Lãnh thổ (Quân đội), An ninh Dân sự (Cảnh sát), thi hành Luật pháp (Tòa án), Giáo dục, Tương trợ xã hội ... Những Lãnh vực này cần phải Chi tiêu (TIÊU THỤ). Để có thể chi tiêu, thì Nhà Nước cần sự đóng góp của cả hai Khối Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT va TIÊU THỤ trên đây dưới hình thức Thuế .
4) Khối Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ
Xin chú thích ngay rằng đừng hiểu những chữ Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ ở đây như việc TIÊU THỤ hàng hóa hay dịch vụ SẢN SUẤT bởi Hệ thống Kinh tế giữa Khối Tác nhân Kinh tế TIÊU THỤ và Khối Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT như trình bầy ở đoạn 1) và đoạn 2). Hệ thống Kinh tế giữa hai khối này được gọi là Kinh tế thực. Bỏ tờ giấy bạc 100 đô-la vào miệng nhai và nuốt đi không làm cho bụng hết đói, nhưng cầm tờ giấy bạc ấy đi mua gạo, thịt, rau cỏ... để ăn, thì bụng mới hết đói và thân xác mới sống được. Tiền tệ được định nghĩa là một phương tiện chuyên chở những hàng hóa, dịch vụ thực trong lúc lưu hành. Vì vậy Khối tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ chỉ làm nhiệm vụ quản trị đồng tiền làm phương tiện lưu hành thuận tiện cho Hàng hóa và Dịch vụ của nền Kinh tế thực (Economie réelle). Khối tác nhân gồm Ngân Hàng Trung ương và Hệ thống Ngân Hàng vây quanh để điều hành Tiền tệ. Khi Ngân Hàng Trung ương phát hành những tờ giấy gọi là TIỀN TỆ, thì những tờ giấy này chưa có giá trị hàng hóa và dịch vụ. Chỉ khi nào những tờ giấy này qua hệ thống Kinh tế thực, thì mới mang giá trị tương đương hàng hóa và dịch vu. Người ta gọi đây là việc Hội nhập Tiền tệ vào Kinh tế thực (Intégration monétaire dans l'Economie réelle). Khi chưa có Hội nhập, thì những tỉ tiền do Ngân Hàng Trung ương mới in ra chỉ là những tờ giấy lộn không giá trị. Người ta gọi đồng tiền in ra từ chỗ không có gì là như vậy. Hệ thống Ngân Hàng cũng quản trị những TIẾT KIỆM của quần chúng. Số tiền TIẾT KIỆM mà quần chúng ký thác cho hệ thống Ngân Hàng quản trị là những đồng tiền đã mang Giá trị vì nó đã được Hội nhập vào Hệ thống Kinh tế thực. Hệ thống Ngân Hàng khi hướng những TIẾT KIỆM này thành Vốn (K) sử dụng bởi Khối Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT, thì đó là việc đóng góp gián tiếp cho Hệ thống Kinh tế thực. Nhưng khi sử dụng tiền TIẾT KIỆM ký thác này để tạo những sản phẩm Tài chánh buôn bán tại những Thị trường Chứng khoán để kiếm Lợi nhuận riêng cho hệ thống Ngân Hàng, thì đó là việc tách rời khỏi Hệ thống Kinh tế thực và tạo những rủi ro mất TIẾT KIỆM của quần chúng. Đây là lý do chính yếu đang tạo nên Phong trào Occupy Wall Street tại Hoa kỳ và Liên Au.
II. Hệ thống Kinh tế với Môi trường Chính trị-Luật pháp
và những Vấn đề Kinh tế sống còn phát sinh từ Hệ thống
Chúng tôi trình bầy hai Hệ thống Kinh tế chính yếu là Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường và Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Từ hai Hệ thống chính yếu này, có những thêm thắt như Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường khuynh hướng Xã hội, nghĩa là cho thêm vào quyền can thiệp của Nhà Nước, hoặc Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy nới rộng cho Tư hữu, nghĩa là thêm cho cá nhân những Tự do kinh doanh. Trong mỗi Hệ thống Kinh tế, chúng tôi trình bầy những điểm cấu thành căn bản và đề cập đến những Vấn đề Kinh tế sống còn đang làm điên đầu những Tác nhân Kinh tế trong thời gian Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế lúc này.
1) Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường
Từ ý thức hệ lấy Cá nhân và Nhân quyền làm căn bản, việc xây dụng Hệ thống Kinh tế lấy TƯ HỮU làm then chốt. Trên nguyên tắc, mỗi cá nhân, cũng như loài vật, phải tự kiếm cách để nuôi sống thân xác của mình. Để có thể làm ăn tự nuôi sống thì cá nhân có quyền TƯ HỮU những Phương tiện làm ăn, nghĩa là những Phương tiện sản xuất. Thân xác của cá nhân ấy với sức Lao động là TƯ HỮU tuyệt đối. Chỉ khi cá nhân ấy chết đi, thì mới hết quyền TƯ HỮU Lao động. Người ta chỉ có thể cho THUÊ sức Lao động, chứ không có thể bán đứt sức Lao động như thời kỳ Nô lệ. Ngoài sức Lao động làm phương tiện sản xuất, cá nhân cũng có q1uyền TƯ HỮU những phương tiện sản xuất khác như cái Cầy, con Trâu, cái Rổ, cái Gầu... Tất cả những Phương tiện sản xuất này ngoài sức Lao động được gọi là VỐN (K:Capital).. Khi gọi là TƯ HỮU thì cá nhân có quyền TỰ DO sử dụng nếu không hai chữ TƯ HỮU thành vô nghĩa. Chính vì vậy, Hệ thống Kinh tế này gọi là Tự do Kinh doanh (Libre Entreprise).
Mỗi cá nhân hay một Công ty (một Tổ hợp cá nhân) sản xuất và có thặng dư cần phải trao đổi lấy những hàng hóa, dịch vụ từ những cá nhân khác. Việc trao đổi xẩy ra ở một địa điểm gọi là CHỢ hay Thị trường. Thị trường này có thể hữu hình hay vô hình, nhưng điều căn bản là những người mang Hàng hóa, Dịch vụ đến gọi là phía CUNG và những người đến đó để mua Hàng hóa, Dịch vụ gọi là phía CẦU. Hai phía có quyền TỰ DO thảo luận để cùng nhau ưng thuận về Giá cả trao đổi Hàng hóa, Dịch. Cả phía CUNG và phía CẦU có quyền Tự do Cạnh tranh. Chính việc Tự do Cạnh tranh này điều hợp cho cân bằng SẢN XUẤT và TIÊU THỤ, tức là nền Kinh tế.
Vì tôn trọng TƯ HỮU, Tự do Kinh doanh, Tự do Cạnh tranh ở Thị trường giữa những Cá nhân hay Nhóm Tác nhân Kinh tế, mà Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường cần phải có một Môi trường Chính trị-Luật pháp cho phù hợp. Tính cách Tự do Cá nhân là trọng tâm của Hệ thống Kinh tế, nên Môi trường Chính tri-Luật pháp phải đi từ sự chấp nhận của từng Cá nhân, nghĩa là Môi trường ấy phải là Môi trường DÂN CHỦ. Đặt Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường trong một Môi trường Chính trị ĐỘC TÀI là trật cẳng ngỗng, nó giống như râu ông nọ cắm cằm bà kia vậy, trông không nổi !
Những Vấn đề Kinh tế sống còn đang được nói tới trong lòng Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường này ở thời điểm Khủng hoảng Nợ Nần tư cũng như công, như sau:
* Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ thay vì chuyên chú quản trị khối TIẾT KIỆM vào làm VÓN cho nền Kinh tế thực, thì họ đã tách riêng ra, tạo những nhóm Tài chánh, sản xuất giữa họ những SẢN PHẨM TÀI CHÁNH (Pruoduits financiers) để buôn bán giữa họ tại Thị trường Chứng khoán. Giới Tài chánh, Ngân Hàng còn tạo ra Tiền tương lai (Monnaie virtuelle) thúc đẩy cho cả tư nhân đến Nhà Nước chi tiêu xả láng. Chính vì vậy xẩy ra Khủng hoảng Nợ nần hiện nay. Cả hai cuộc Khủng hoảng Tín dụng 2008 và 2011 đều bắt đầu bằng giao động ở Thị trường Chứng khoán. Những Ngân Hàng bị mất mát và đó những cá nhân ký thác TIẾT KIỆM tại các Ngân Hàng cũng bị vạ lây.
* Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC, trong cả hai cuộc Khủng hoảng do Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ tạo ra, lại phải đi cứu vớt Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ. Nhà Nước phải cứu vớt giới Tài chánh vì Thị trường Chứng khoán, nên luôn luôn có khuynh hướng tăng THUẾ thu vào từ hai Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT và TIÊU THỤ từ nền Kinh tế thực. Chính vì vậy mà gây những bất bình từ hai Tác nhân của nền Kinh tế thực.
* Hai cuộc Khủng hoảng NỢ NẦN 2008 và 2011 lan sang nền Kinh tế thực khiến các xí nghiệp phải sa thải nhân công. Tình trạng THẤT NGHIỆP mỗi ngày mỗi tăng khiến phía CẦU tiêu thụ giảm xuống. Phía CUNG cũng vì vậy mà giảm đi, nghĩa là thất nghiệp càng tăng.
* Cái lỗi Khủng hoảng bắt đầu từ Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ (Giới Tài chánh) mà Nhà Nước phải cứu vớt bằng tăng Thuế thu nhập. Đó là lý do chính đang tạo ra Phong trào Occupy Wall Street trực tiếp phản đối giới Tài chánh.
2) Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.
Đối nghịch lại hoàn toàn Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường là Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Đi từ Ý thức hệ Xã hội mà Cá nhân phải hy sinh phục vụ, quyền lực Chính trị phế bỏ quyền TƯ HỮU. Tất cả những Phương tiện sản xuất đều là CÔNG HỮU. Nếu là Công hữu, thì cá nhân không có quyền TỰ DO sử dụng, vì vậy mà không có Tự do Kinh doanh (Libre Entreprise). Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT đều nằm dưới quyền điều hành, chỉ định làm việc của quyền lực Chính trị NHÀ NƯỚC. Ngay cả Tác nhân Kinh tế TIÊU THỤ cũng không có quyền Tự do mà phải theo quy hoạch tiêu thụ do Nhà Nước. Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC nắm giữ.
Tóm lại các Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT, TIÊU THỤ và TIỀN TỆ mà chúng tôi phân biệt ở phần đầu đều phải nằm dưới quyền của Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC. Vì vậy Hệ thống Kinh tế gọi là Tập quyền. Bằng những Kế hoạch Ngũ Niên, Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định cho Sản xuất và Tiêu thụ, ngay cả Vốn từ Tiền tệ lưu hành. Đó là Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy vậy. Đồng Tiền trong hệ thống là đồng Tiền do chính Nhà Nước định giá, chứ không phải là đồng Tiền do dân quyết định do chấp nhận hay không.
Vì chính Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC giữ toàn quyền chỉ huy Kinh tế từ SẢN XUẤT đến TIÊU THỤ và TIỀN TỆ, nên không có THỊ TRƯỜNG là nơi cạnh tranh CUNG—CẦU tự do. Thị trường trao đổi (Thương mại) được thay thế bằng những HỢP TÁC XÃ tiêu thụ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định.
Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ phù hợp. Tất nhiên Môi trường DÂN CHỦ này đi ngược lại Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Hệ thống này đương nhiên chỉ có thể sống được với Môi trường Chính tri-Pháp lý ĐỘC TÀI do độc đảng Chính trị tự đặt ra cho phù hợp với Tập quyền Chỉ huy Kinh tế. Chính vì vậy mà khi Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC bắt Quốc hội biểu quyết một Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI lại đi tuyên bối với Quốc tế rằng mình thực thi Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường, thì quả thực đúng như lời cự Tổng thống NGUYỄN VĂN THIỆU nói : "Đừng nghe những lới Cộng sản nói mà xem những gì chúng làm (Kinh tế Tự do Thị trường với Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI!)".
Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã phát sinh ra những Vấn đề Kinh tế làm mất hiệu năng của Hệ thống khiến Oâng Mikhael GORBATCHEV phải khai tử nó:
* Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI làm cho những hoạt động Kinh tế thiếu sáng kiến cá nhân.
* Thiếu cạnh tranh làm cho giảm hiệu lực Kinh tế thăng tiến
* Khi những Phương tiện sản xuất không thuộc tư hữu, thì tác nhân Khinh tế không chăm sóc, thậm chí còn cắt xén giấu cất cho riêng mình. Cha chung không ai khóc. Tiêu Tiền chùa, thì Lãng phí.
* Yếu tố quan trọng hơn cả là làm việc mà không có TƯ HỮU những kết quả cố gắng, thì cá nhân mất hẳn yếu tố KÍCH THÍCH cố gắng làm việc.
3) Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với nới rộng Tư hữu
Đây là Hệ thống vẫn giữ căn bản của Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI. Tuy nhiên, trước khi Oâng Mikhail GORBATCHEV khai tử Hệ thống này, Liên xô đã nới rộng Hệ thống bằng cho một phần TƯ HỮU để thưởng công cho những cố gắng Kinh tế:
* Cho lấy một số kết quả sản xuất làm tư hữu như thưởng công cố gắng Kinh tế
* Cấp riêng cho nông dân mấy sào đất tư hữu để khai thác.
Nhà Nước độc tài Liên xô nhận xét thấy ngay rằng trên thuở đất tư hữu mấy sào, thì rau cỏ mọc tốt tươi, trong khi ấy trên cánh đồng công hữu, rau cỏ héo úa. Phân bón công hữu đã bị nông dân ăn cắp về bón rau cỏ tốt tươi tại mấy sào đất tư hữu.
Nhà Nước Liên xô chân nhận rằng chính TƯ HỮU và Tự do Kinh doanh mới thúc đẩy phát triển hiệu năng Kinh tế.
Chúng tôi nhắc đến tỉ dụ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với nới rộng TƯ HỮU này bởi lẽ nó đang được áp dụng tại Việt Nam. Việc nới rộng Hê thống Kinh tế bằng nới rộng TƯU HỮU tại Việt Nam đang được áp dụng, nhưng áp dụng cho những đảng viên và con cháu, thân thuộc của đảng viên. Chính việc nới rộng TƯ HỮU này đang tạo ra lớp Tư bản Đỏ Mafia nhóm đảng. Hệ thống đã chết nghẻo tại Liên xô, nhưng đang được áp dụng tại Trung quốc và Việt Nam với chút nới rộng TƯ HỮU cho chính đảng viên và những con cháu, thân thuộc.
4) Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường khuynh hướng Xã hội.
Xin nói ngay để độc giả khỏi lầm: Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường khuynh hướng Xã hội khác hẳn với Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường mà CSVN và CSTQ gọi là Hệ thống Kinh tệ Tự do Thị trường Định Hướng XHCH. Hệ thống này bắt nguồn từ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI vẫn tồn tại, trong khi ấy Hệ thống Kinh tệ Tự do Thị trường khuynh hướng Xã hội mà chúng tôi bàn ở đây lấy gốc từ Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường đích thức với Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ.
Hệ thống đang bàn trong đoạn này vẫn lấy nền Kinh tế Tự do Thị trường làm gốc mà chỉ khuyến khích việc chia hiệu quả Kinh tế cho những công việc xã hội đối với tầng lớp nghèo. Thực vậy câu định nghĩa của một Công ty tư bản sản xuất như sau: "Công ty là một Tổ chức, tự lập về Tài chánh, giới thiệu ở Thị trường những sản phẩm của mình nhằm trao đổi, với mục đích là đạt được TỐI ĐA LỢI NHUẬN ".
Câu định nghĩa này nói lên tính cách khô cứng của nền Kinh tế Tự do Thị trường về hiệu quả LỢI NHUẬN TIỀN TỆ cá nhân mà không nhắc gì đến tình liên đới xã hội. Tính cách khô cứng tìm LỢI NHUẬN có thể nẩy sinh những Vấn đề Kinh tế như đầu cơ, tìm cách đẩy Tự do Cạnh tranh Kinh tế đến chỗ diệt những đối thủ để chiếm vị trí Độc quyền Kinh tế (Monopole Economique). Chính vì vậy mà những Đảng Xã hội và những Nghiệp đoàn Thợ thuyền đấu tranh để cho thêm vào LỢI NHUẬN TIỀN BẠC một phần LỢI NHUẬN XÃ HỘI. Đây là vấn đề còn đang tranh cãi kéo co.
Khuyên những nhà Kinh tế thuần túy tư bản, phía Xã hội thấy không có hiệu quả chắc chắn, nên những đảng Xã hội nắm quyền đã sử dụng sự can thiệp của NHÀ NƯỚC vào những hoạt động Kinh tế để che chở hoặc chia một phần hiệu quả cho những người nghèo. Tỉ dụ đặt kiểm soát Giá tiêu thụ những nhu yếu phẩm, đặt Giá trần để kéo lại đầu cơ tăng gia.
Trong cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế lúc này phát xuất từ việc tách rời Giới Tài chánh vào việc làm ăn riêng tại Thị trường Chứng khoán khiến gây hậu quả lên Kinh tế thực đưa đến tăng THẤT NGHIỆP, Phong trào Occupy Wall Street lên tiếng phản đối giới Tài chánh. Những thành phần mang khuynh hướng Xã hội mượn dịp thúc đẩy việc can thiệp của Nhà Nước vào sinh hoạt Kinh tế.
Thực ra những người chủ trương Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường cũng đã tuyên bố rằng họ làm LỢI NHUẬN TỐI ĐA, nhưng thực hiện sau đó những trợ lực Xã hội bằng cách chấp nhận trả THUẾ theo cấp số hoặc tự họ làm những công việc Xã hội. Giới chủ trương Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường thuần túy với LỢI NHUẬN TỐI ĐA thường nêu ra lý luận sau đây:
* Khi làm Kinh tế song hành với ý hướng Xã hội có thể làm giảm cường độ Cạnh tranh.
* Có thực mới vực được đạo, nghĩa là hãy làm LỢI NHUẬN TỐI ĐA trước đã, sau đó mới có khả năng làm việc đạo đức, xã hội.
III. Thẩm định những Biện pháp Chính trị Kinh tế
Giải quyết cho những Vấn đề Kinh tế sống còn
Như chúng tôi đã báo trước ở đoạn mở đầu rằng chúng tôi chỉ viết trong Bài này về phần những Nguyên tắc Kinh tế Chính trị (Principes de l'Economie Politique) ở phần (i) và phần (ii). Đồng thới song hành với mỗi Hệ thống Kinh tế, chúng tôi nêu ra những Vấn đề Kinh tế sống còn (Problèmes Economiques vitaux) trong mỗi Hệ thống đang làm điên đầu giới Chính trị từ mấy năm nay với hai cuộc Khủng hoảng kéo dài.
Dựa trên những Nguyên tắc Kinh tế tế Chính trị và những Vấn đề từ mỗi Hệ thống Kinh tế, chúng tôi Thẩm định NHỮNG BIỆN PHÁP CHÍNH TRỊ KINH TẾ (Mesures de la Politique Economique) mà các Chính quyền còn đang Hội Họp bàn thảo và sẽ đưa ra. Vì vậy mà chúng tôi đợi và sẽ tiếp tục viết trong những Bài tới về những Biện Pháp Giải quyết Khủng hoảng hiện nay.
Giữa lúc chúng tôi những giòng chừ chấm dứt Bài lần này đứng 19g37 ngày 01.12.2012, thì TT.SARKOZY đang đọc một Bài Diễn Văn tại Toulouse Chủ trương Nhà Nước can thiệp vào những hoạt động của Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ, giới Ngân Hàng, Tài chánh.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 01.12.2011.
To: DD-BTGVQHVN-1 <BTGVQHVN-1@yahoogroups.com>; DD-BTGVQHVN-2 <BTGVQHVN-2@yahoogroups.com>; DD-Btgvqhvn-3 <BTGVQHVN-3@yahoogroups.com>; DD-CAODAI <caodai@yahoogroups.com>; DD-CAODAITESTAMENT <CAODAITESTAMENT@yahoogroups.com>; DD-DAN TOC VIET <DANTOCVIET@yahoogroups.com>; DD-diendan_binhluan <diendan_binhluan@yahoogroups.com>; DD-BaoChi <DienDanBaoChi@yahoogroups.com>; DD-Dien Dan Chinh Tri <DienDanChinhTri@yahoogroups.com>; DD-DienDanCongLuan <DienDanCongLuan@yahoogroups.com>; DD-Dien Dan Dan Chu <DienDanDanChu@yahoogroups.com>; DD-Dien Dan Kinh Te <DienDanKinhTe@yahoogroups.com>; DD-DienDanLangVan <DienDanLangVan@yahoogroups.com>; DD-DIENDANQLVNCH <DienDanQLVNCH@yahoogroups.com>; DD-TinTuc <DienDanTinTuc@yahoogroups.com>; DD-Dien Dan Tu Do <DienDanTuDo@yahoogroups.com>; DD-diendanviahe1 <diendanviahe@yahoogroups.com>; DD-diendanviahe2 <diendanviahe2@yahoogroups.com>; DD-DienDanVietNam <diendanvietnam@yahoogroups.com>; DD-HaiNgoaiThiCa <haingoaithica@yahoogroups.com>; DD-HoiNghi <HoiNghi@yahoogroups.com>; DD-HUYETHOA <huyethoa@yahoogroups.com>; DD-VN-PRESS <vn-press@yahoogroups.com>; DD-VN-NEWS <vn-news@yahoogroups.com>; DD-VN POLITICS <vn-politics@yahoogroups.com>; DD-VN-RELIGION <vn-religion@yahoogroups.com>; DD-LITTLE-SAIGON <little-saigon@yahoogroups.com>; DD-VN-TODAY <vn-today@yahoogroups.com>
Cc: VietTUDAN <viettudan@yahoo.com>
Sent: Friday, December 2, 2011 2:37 AM
Subject: [HUYET-HOA] Fw: BIỆN PHÁP THÁO GỠ KHỦNG HOẢNG TC/KT
No comments:
Post a Comment