KIỀU OANH
09/12/2011 10:16 (GMT+7)
Mức lãi suất siêu thấp ở Mỹ hiện nay làm tình hình mỗi lúc một xấu thêm.
Thời gian này, giới đầu tư quốc tế mang nhiều lo ngại về những diễn biến xấu có thể xảy đến với kinh tế toàn cầu trong năm 2012.
Ngân hàng Deutsche Bank của Đức vừa đưa ra 10 rủi ro được xem là lớn nhất đối với kinh tế thế giới trong 12 tháng tới.
1. Hy Lạp rút lui khỏi đồng Euro
Khả năng: Hy Lạp có thể rút lui khỏi đồng Euro và trở lại với đồng Drachma. Khả năng này không được Deutsche Bank đặt cược cao, nhưng không thể cho là chuyện không thể xảy ra.
Điều gì có thể xảy ra: Giá trị tài sản của khu vực kinh tế tư nhân sụt giảm mạnh, các biện pháp kiểm soát dòng vốn được áp dụng, hệ thống nhà băng Hy Lạp suy sụp, những ngân hàng nhỏ của châu Âu đối mặt tình trạng rút vốn ồ ạt.
Biện pháp phòng ngừa: Giới đầu tư được Deutsche Bank khuyến nghị chuyển từ nắm giữ các tài sản châu Âu sang nắm giữ vàng hoặc trái phiếu kho bạc Mỹ, đầu cơ giá lên các loại tiền như Yên Nhật hoặc Bảng Anh, đầu cơ dài hạn vào các chứng khoán trong các chỉ số độ dao động (volatility index).
2. Khủng hoảng nguồn vốn ở Italy và Tây Ban Nha
Các nhân tố cần quan tâm: Ở Tây Ban Nha là khu vực kinh tế tư nhân và hệ thống ngân hàng, ở Italy là chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Điều gì có thể xảy ra: Một cuộc khủng hoảng niềm tin sẽ khiến hai quốc gia này gặp khó khăn lớn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tiền mặt. Điều này sẽ đe dọa cả đồng Euro và hệ thống tài chính toàn cầu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phải có hành động quyết liệt để cứu nền kinh tế toàn cầu khỏi suy sụp.
Biện pháp phòng ngừa: Bán khống cổ phiếu các ngân hàng Pháp và Anh, bán khống các đồng tiền của khu vực Đông Âu…
3. Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm hoặc rơi vào suy thoái kép
Nhân tố xúc tác: Rủi ro số 1 hoặc số 2 ở trên trở thành hiện thực, các biện pháp cắt giảm tài khóa gây thất vọng, hoặc tăng trưởng kinh tế yếu.
Điều gì có thể xảy ra: Ngành ngân hàng Mỹ cũng có thể bị hạ điểm tín nhiệm. Yếu tố thời điểm sẽ quyết định ảnh hưởng của rủi ro này.
Biện pháp phòng ngừa: Các nhà phát hành tài sản phòng ngừa bằng cách chuẩn bị trước nguồn vốn, giới đầu tư cần tăng cường nắm giữ các tài sản phi tài chính hoặc những tài sản không có tính chu kỳ được đánh giá cao.
4. Kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”
Rủi ro này xảy ra như thế nào: Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 5-6%, mức tăng trưởng bị xem như là “suy thoái” ở nền kinh tế này.
Điều gì sẽ xảy ra: Thị trường vốn toàn cầu sẽ chịu tác động bởi sự suy giảm mạnh của giá hàng hóa cơ bản. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc có thể sẽ giúp ích nhiều trong việc chặn đứng sự suy giảm và kích thích tăng trưởng.
5. Pháp mất hạng mức tín nhiệm AAA
Khả năng: Khá dễ xảy ra, xét đến việc Pháp chưa đạt nhiều tiến bộ trong việc thắt chặt chi tiêu.
Khi nào rủi ro này có thể xảy ra: Khoảng cách giữa lợi xuất trái phiếu Pháp và trái phiếu Đức, loại trái phiếu được xem là “chuẩn mực” ở châu Âu có lẽ đã cho thấy, rủi ro này đã được phản ánh vào giá trái phiếu Pháp. Tuy nhiên, nguy cơ Pháp bị hạ điểm tín nhiệm vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và gây áp lực đối với Paris trong việc huy động vốn.
Biện pháp phòng ngừa: Mua các hợp đồng bảo hiểm khả năng vỡ nợ trái phiếu (CDS) của Pháp…
6. Các ngân hàng châu Âu đẩy mạnh cắt giảm nợ nần (deleveraging) do lo ngại những rủi ro có thể xảy do mức nợ cao.
Khả năng: Việc cắt giảm nợ nần là điều chắc chắn sẽ diễn ra tại các ngân hàng châu Âu, kéo theo sự hạn chế về nguồn vốn và hoạt động đầu tư. Vấn đề là các ngân hàng sẽ cắt giảm nợ nần ở mức bao nhiêu.
Điều gì sẽ xảy ra: Lượng nợ mà các ngân hàng châu Âu cắt giảm có thể lên tới 2.000 tỷ USD trong vòng 18 tháng. Con số này có thể lớn hơn nếu khủng hoảng căng thẳng hơn.
7. Nguồn tài chính dành cho thị trường hàng hóa cơ bản sẽ bị thắt chặt
Khả năng: Rất dễ xảy ra, đặc biệt nếu rủi ro số 6 trở thành hiện thực.
Điều gì sẽ xảy ra: Các ngân hàng châu Âu cung cấp vốn cho các công ty giao dịch hàng hóa lớn đặt tài Thụy Sỹ có thể cắt giảm nguồn vốn, và giá hàng hóa cơ bản sẽ giảm mạnh.
Biện pháp phòng ngừa: Các công ty đi vay vốn ở châu Âu nên tìm nguồn vốn tại Mỹ.
8. Các tài sản an toàn mất vị thế
Những dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải thận trọng: Các tài sản an toàn truyền thống như vàng, đồng Franc Thụy Sỹ và yên Nhật biến động giá mạnh thời gian qua.
Tệ hơn: Trái phiếu chính phủ Mỹ và Đức trở thành các loại tài sản hút vốn trong thời gian gần đây. Nhưng mức nợ cao ngất ngưởng của Mỹ và Đức có thể khiến thực tế này thay đổi.
Biện pháp phòng ngừa: Các loại trái phiếu có hạng mức tín nhiệm AAA do các định chế quốc tế phát hành.
9. Thâm hụt quỹ lương hưu của Mỹ tiếp tục phình to
Rủi ro này xảy ra như thế nào: Thâm hụt quỹ lương hưu ở cả khu vực kinh tế công và tư nhân ở Mỹ vượt quá tầm kiểm soát. Mức lãi suất siêu thấp ở Mỹ hiện nay làm tình hình mỗi lúc một xấu thêm.
Điều gì sẽ xảy ra: Điểm tín nhiệm bị hạ, lợi nhuận doanh nghiệp đi xuống, khủng hoảng nguồn vốn nổ ra.
10. Tăng trưởng kinh tế khả quan hơn dự kiến
Đúng ra, đây nên được coi là một khả năng gây bất ngờ hơn là một rủi ro. Việc đặt ra những nguy cơ luôn đi kèm với khả năng gặp bất ngờ.
Điều gì có thể xảy ra: Tình hình châu Âu ổn định trở lại, kinh tế toàn cầu tăng trưởng, giá các tài sản rủi ro vượt dự kiến.
Ngân hàng Deutsche Bank của Đức vừa đưa ra 10 rủi ro được xem là lớn nhất đối với kinh tế thế giới trong 12 tháng tới.
1. Hy Lạp rút lui khỏi đồng Euro
Khả năng: Hy Lạp có thể rút lui khỏi đồng Euro và trở lại với đồng Drachma. Khả năng này không được Deutsche Bank đặt cược cao, nhưng không thể cho là chuyện không thể xảy ra.
Điều gì có thể xảy ra: Giá trị tài sản của khu vực kinh tế tư nhân sụt giảm mạnh, các biện pháp kiểm soát dòng vốn được áp dụng, hệ thống nhà băng Hy Lạp suy sụp, những ngân hàng nhỏ của châu Âu đối mặt tình trạng rút vốn ồ ạt.
Biện pháp phòng ngừa: Giới đầu tư được Deutsche Bank khuyến nghị chuyển từ nắm giữ các tài sản châu Âu sang nắm giữ vàng hoặc trái phiếu kho bạc Mỹ, đầu cơ giá lên các loại tiền như Yên Nhật hoặc Bảng Anh, đầu cơ dài hạn vào các chứng khoán trong các chỉ số độ dao động (volatility index).
2. Khủng hoảng nguồn vốn ở Italy và Tây Ban Nha
Các nhân tố cần quan tâm: Ở Tây Ban Nha là khu vực kinh tế tư nhân và hệ thống ngân hàng, ở Italy là chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Điều gì có thể xảy ra: Một cuộc khủng hoảng niềm tin sẽ khiến hai quốc gia này gặp khó khăn lớn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tiền mặt. Điều này sẽ đe dọa cả đồng Euro và hệ thống tài chính toàn cầu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phải có hành động quyết liệt để cứu nền kinh tế toàn cầu khỏi suy sụp.
Biện pháp phòng ngừa: Bán khống cổ phiếu các ngân hàng Pháp và Anh, bán khống các đồng tiền của khu vực Đông Âu…
3. Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm hoặc rơi vào suy thoái kép
Nhân tố xúc tác: Rủi ro số 1 hoặc số 2 ở trên trở thành hiện thực, các biện pháp cắt giảm tài khóa gây thất vọng, hoặc tăng trưởng kinh tế yếu.
Điều gì có thể xảy ra: Ngành ngân hàng Mỹ cũng có thể bị hạ điểm tín nhiệm. Yếu tố thời điểm sẽ quyết định ảnh hưởng của rủi ro này.
Biện pháp phòng ngừa: Các nhà phát hành tài sản phòng ngừa bằng cách chuẩn bị trước nguồn vốn, giới đầu tư cần tăng cường nắm giữ các tài sản phi tài chính hoặc những tài sản không có tính chu kỳ được đánh giá cao.
4. Kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”
Rủi ro này xảy ra như thế nào: Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 5-6%, mức tăng trưởng bị xem như là “suy thoái” ở nền kinh tế này.
Điều gì sẽ xảy ra: Thị trường vốn toàn cầu sẽ chịu tác động bởi sự suy giảm mạnh của giá hàng hóa cơ bản. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc có thể sẽ giúp ích nhiều trong việc chặn đứng sự suy giảm và kích thích tăng trưởng.
5. Pháp mất hạng mức tín nhiệm AAA
Khả năng: Khá dễ xảy ra, xét đến việc Pháp chưa đạt nhiều tiến bộ trong việc thắt chặt chi tiêu.
Khi nào rủi ro này có thể xảy ra: Khoảng cách giữa lợi xuất trái phiếu Pháp và trái phiếu Đức, loại trái phiếu được xem là “chuẩn mực” ở châu Âu có lẽ đã cho thấy, rủi ro này đã được phản ánh vào giá trái phiếu Pháp. Tuy nhiên, nguy cơ Pháp bị hạ điểm tín nhiệm vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và gây áp lực đối với Paris trong việc huy động vốn.
Biện pháp phòng ngừa: Mua các hợp đồng bảo hiểm khả năng vỡ nợ trái phiếu (CDS) của Pháp…
6. Các ngân hàng châu Âu đẩy mạnh cắt giảm nợ nần (deleveraging) do lo ngại những rủi ro có thể xảy do mức nợ cao.
Khả năng: Việc cắt giảm nợ nần là điều chắc chắn sẽ diễn ra tại các ngân hàng châu Âu, kéo theo sự hạn chế về nguồn vốn và hoạt động đầu tư. Vấn đề là các ngân hàng sẽ cắt giảm nợ nần ở mức bao nhiêu.
Điều gì sẽ xảy ra: Lượng nợ mà các ngân hàng châu Âu cắt giảm có thể lên tới 2.000 tỷ USD trong vòng 18 tháng. Con số này có thể lớn hơn nếu khủng hoảng căng thẳng hơn.
7. Nguồn tài chính dành cho thị trường hàng hóa cơ bản sẽ bị thắt chặt
Khả năng: Rất dễ xảy ra, đặc biệt nếu rủi ro số 6 trở thành hiện thực.
Điều gì sẽ xảy ra: Các ngân hàng châu Âu cung cấp vốn cho các công ty giao dịch hàng hóa lớn đặt tài Thụy Sỹ có thể cắt giảm nguồn vốn, và giá hàng hóa cơ bản sẽ giảm mạnh.
Biện pháp phòng ngừa: Các công ty đi vay vốn ở châu Âu nên tìm nguồn vốn tại Mỹ.
8. Các tài sản an toàn mất vị thế
Những dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải thận trọng: Các tài sản an toàn truyền thống như vàng, đồng Franc Thụy Sỹ và yên Nhật biến động giá mạnh thời gian qua.
Tệ hơn: Trái phiếu chính phủ Mỹ và Đức trở thành các loại tài sản hút vốn trong thời gian gần đây. Nhưng mức nợ cao ngất ngưởng của Mỹ và Đức có thể khiến thực tế này thay đổi.
Biện pháp phòng ngừa: Các loại trái phiếu có hạng mức tín nhiệm AAA do các định chế quốc tế phát hành.
9. Thâm hụt quỹ lương hưu của Mỹ tiếp tục phình to
Rủi ro này xảy ra như thế nào: Thâm hụt quỹ lương hưu ở cả khu vực kinh tế công và tư nhân ở Mỹ vượt quá tầm kiểm soát. Mức lãi suất siêu thấp ở Mỹ hiện nay làm tình hình mỗi lúc một xấu thêm.
Điều gì sẽ xảy ra: Điểm tín nhiệm bị hạ, lợi nhuận doanh nghiệp đi xuống, khủng hoảng nguồn vốn nổ ra.
10. Tăng trưởng kinh tế khả quan hơn dự kiến
Đúng ra, đây nên được coi là một khả năng gây bất ngờ hơn là một rủi ro. Việc đặt ra những nguy cơ luôn đi kèm với khả năng gặp bất ngờ.
Điều gì có thể xảy ra: Tình hình châu Âu ổn định trở lại, kinh tế toàn cầu tăng trưởng, giá các tài sản rủi ro vượt dự kiến.
No comments:
Post a Comment