HỒNG NGỌC
01/12/2011 09:03 (GMT+7)
Giới đầu tư phấn chấn trở lại trước hành động quyết liệt của các tổ chức tài chính thế giới trong việc ngăn chặn khủng hoảng.
Hôm qua (30/11), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cùng với 5 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã quyết định cùng hành động tăng thanh khoản cho hệ thống tài chính toàn cầu, đặc biệt là với khu vực châu Âu đang khó khăn.
Theo đó, FED cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các ngân hàng trung ương Anh, Nhật Bản, Thụy Sỹ và Canada đồng ý hạ giá các hợp đồng hoán đổi thanh khoản bằng USD 0,5% từ 5/12 và kéo dài các hợp đồng này đến 1/2/2013.
Động thái diễn ra trong bối cảnh tình trạng thắt chặt tín dụng tại châu Âu do khủng hoảng nợ công ngày càng sâu sắc và lo ngại từ FED về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng Euro sẽ lan tới kinh tế Mỹ cùng hệ thống tín dụng toàn cầu.
Hôm qua, chi phí vay USD của các ngân hàng châu Âu đã lên cao nhất trong 3 năm bởi thị trường lo sợ về khả năng Khu vực đồng Euro tan rã, do lãnh đạo châu Âu không thể thống nhất về việc tăng quy mô quỹ giải cứu lên mức như cam kết ban đầu.
Động thái trên cũng cho thấy rằng, các hoạt động hoán đổi tín dụng không hiệu quả ở mức giá cao bởi chỉ thu hút nhu cầu ít ỏi từ các ngân hàng châu Âu. ECB sử dụng các hợp đồng hoán đổi thanh khoản USD để cung cấp USD cho các ngân hàng châu Âu.
Theo thông báo của FED, mục đích của hành động này là để giảm bớt căng thẳng trên thị trường tài chính và nhờ đó giảm thiểu những ảnh hưởng như vậy tới nguồn cung tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp và giúp tăng cường hoạt động kinh tế.
“Các hợp đồng hoán đổi đang được áp dụng như một biện pháp khẩn cấp vì thế các ngân hàng trung ương có thể cung cấp thanh khoản bằng ngoại tệ nếu các điều kiện thị trường cho phép”, FED cho biết trong một tuyên bố cùng ngày.
Bên cạnh đó, 6 tổ chức trên cũng thiết lập một công cụ, cho phép bất kỳ ngân hàng nào trong nhóm dễ dàng tiếp cận Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Franc Thụy Sỹ và Đôla Canada nếu cần thiết, để hỗ trợ các ngân hàng khu vực trong trường hợp khủng hoảng.
Cũng trong ngày hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố kế hoạch tăng cường thanh khoản bằng cách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tài chính bớt 0,5%, từ mức kỷ lục 21,5% trước đó xuống còn 21%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trước đó ở mức 21,5% áp dụng với các ngân hàng lớn nhất sau nhiều lần tăng trong năm 2011 để kiềm chế lạm phát. Lạm phát tại Trung Quốc lập đỉnh vào tháng 7/2011 ở mức 6,5%.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2011, tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc đã giảm xuống mức 5,5%. Các chuyên gia tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 11/2011 và Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Hiệu ứng bất ngờ
Động thái của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã ngay lập tức tác động tích cực lên các thị trường hàng hóa quốc tế đêm qua. Khu vực chứng khoán bật tăng tới 4% ở cả Mỹ và châu Âu, giá dầu thô vọt cao, giá vàng cũng lên dốc mạnh mẽ.
James McDonald, Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Northern Trust Corp, nhận xét: “Họ đã cho thêm dầu vào động cơ. Dù động thái mới nhất không phải là cuối cùng, nhưng nó cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng ngăn bất ổn tài chính”.
Cụ thể, với chứng khoán Mỹ, Dow Jones tăng 490,05 điểm (+4,24%) lên 12.045,68 điểm, mạnh nhất kể từ ngày 23/3/2009. S&P 500 nhảy 51,77 điểm (+4,33%) lên 1.246,96 điểm. Nasdaq Composite tiến 104,83 điểm (+4,17%) lên 2.620,34 điểm.
Tương tự, các sàn châu Âu cũng tăng mạnh mẽ trong phiên 30/11. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 3,16% lên mức 5.505,42 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 4,22% lên 3.154,62 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng vọt 4,98% lên mốc 6.088,84 điểm.
Trên thị trường dầu thô, giá dầu thô giao tháng 1 trên sàn New York tăng 57 xu, tương đương 0,6%, lên 100,36 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ hôm 16/11. Trong tháng 11, giá dầu trên sàn này tăng 7,7%, ghi nhận tháng thứ 2 tăng liên tiếp.
Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 tăng 32,1 USD (+1,9%) lên 1.745,5 USD/oz, cao nhất kể từ 16/11. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco là 1.746,9 USD/oz, cao hơn mức đóng cửa hôm qua 31,5 USD/oz. Trước đó, giá có lúc lên tới 1.752,1 USD/oz.
Thực tế, góp phần vào bức tranh khởi sắc hôm qua còn có những thông tin kinh tế từ Mỹ. Theo công bố, trong tháng 11, các công ty tư nhân Mỹ đã tuyển dụng lao động nhiều nhất từ đầu năm. Số lượng nhà đã ký hợp đồng cũng tăng mạnh nhất trong 1 năm.
Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng công bố số liệu cho thấy, trong số 12 khu vực lớn của Mỹ, 11 khu vực có kinh tế tăng trưởng với tốc độ vừa phải, nhờ sự đi lên của lĩnh vực sản xuất và chi tiêu tiêu dùng của người dân.
Vẫn còn đó nỗi lo
Theo Jens Sondergaard, chuyên gia Nomura International ở London, “bất cứ khi nào các ngân hàng trung ương cùng hợp tác, mọi chuyện sẽ mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên liệu có thay đổi được tình hình hay không khi vấn đề chính là ở nợ công châu Âu?”.
Trong khi đó, số liệu công bố hôm qua cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu tháng 10/2011 lên mức 10,3%, cao nhất trong lịch sử đồng Euro. Như vậy Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ phải tiếp tục ứng phó mạnh mẽ hơn để ngăn khủng hoảng.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha lên cao nhất ở mức 22,8%, tỷ lệ thất nghiệp ở Italy cũng lên mức 8,5%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tiếp tục trong xu thế giảm, từ mức 5,7% vào tháng 9/2011 xuống mức 5,5% vào tháng 10/2011.
Còn chuyên gia kinh tế trưởng của hãng xếp hạng tín dụng CARE Ratings (Ấn Độ), Madan Sabnavis, dự đoán USD mạnh lên so với Euro sẽ tiếp diễn đến tháng 3/2012 và tỷ giá trao đổi giữa hai đồng tiền này vào thời điểm đó sẽ là 1,33 - 1,35 USD/Euro.
Theo ông Sabnavis, Eurozone có thể sụp đổ, song không xảy ra trong tương lai gần. Ông dự đoán, trong 2012 kinh tế thế giới sẽ đối mặt với những nguy cơ như 2011, và cảnh báo cần theo sát diễn biến tại Liên minh châu Âu và một số quốc gia lớn khác.
Theo đó, FED cùng với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các ngân hàng trung ương Anh, Nhật Bản, Thụy Sỹ và Canada đồng ý hạ giá các hợp đồng hoán đổi thanh khoản bằng USD 0,5% từ 5/12 và kéo dài các hợp đồng này đến 1/2/2013.
Động thái diễn ra trong bối cảnh tình trạng thắt chặt tín dụng tại châu Âu do khủng hoảng nợ công ngày càng sâu sắc và lo ngại từ FED về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng Euro sẽ lan tới kinh tế Mỹ cùng hệ thống tín dụng toàn cầu.
Hôm qua, chi phí vay USD của các ngân hàng châu Âu đã lên cao nhất trong 3 năm bởi thị trường lo sợ về khả năng Khu vực đồng Euro tan rã, do lãnh đạo châu Âu không thể thống nhất về việc tăng quy mô quỹ giải cứu lên mức như cam kết ban đầu.
Động thái trên cũng cho thấy rằng, các hoạt động hoán đổi tín dụng không hiệu quả ở mức giá cao bởi chỉ thu hút nhu cầu ít ỏi từ các ngân hàng châu Âu. ECB sử dụng các hợp đồng hoán đổi thanh khoản USD để cung cấp USD cho các ngân hàng châu Âu.
Theo thông báo của FED, mục đích của hành động này là để giảm bớt căng thẳng trên thị trường tài chính và nhờ đó giảm thiểu những ảnh hưởng như vậy tới nguồn cung tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp và giúp tăng cường hoạt động kinh tế.
“Các hợp đồng hoán đổi đang được áp dụng như một biện pháp khẩn cấp vì thế các ngân hàng trung ương có thể cung cấp thanh khoản bằng ngoại tệ nếu các điều kiện thị trường cho phép”, FED cho biết trong một tuyên bố cùng ngày.
Bên cạnh đó, 6 tổ chức trên cũng thiết lập một công cụ, cho phép bất kỳ ngân hàng nào trong nhóm dễ dàng tiếp cận Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Franc Thụy Sỹ và Đôla Canada nếu cần thiết, để hỗ trợ các ngân hàng khu vực trong trường hợp khủng hoảng.
Cũng trong ngày hôm qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố kế hoạch tăng cường thanh khoản bằng cách cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tài chính bớt 0,5%, từ mức kỷ lục 21,5% trước đó xuống còn 21%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trước đó ở mức 21,5% áp dụng với các ngân hàng lớn nhất sau nhiều lần tăng trong năm 2011 để kiềm chế lạm phát. Lạm phát tại Trung Quốc lập đỉnh vào tháng 7/2011 ở mức 6,5%.
Tuy nhiên, đến tháng 10/2011, tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc đã giảm xuống mức 5,5%. Các chuyên gia tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 11/2011 và Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Hiệu ứng bất ngờ
Động thái của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã ngay lập tức tác động tích cực lên các thị trường hàng hóa quốc tế đêm qua. Khu vực chứng khoán bật tăng tới 4% ở cả Mỹ và châu Âu, giá dầu thô vọt cao, giá vàng cũng lên dốc mạnh mẽ.
James McDonald, Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Northern Trust Corp, nhận xét: “Họ đã cho thêm dầu vào động cơ. Dù động thái mới nhất không phải là cuối cùng, nhưng nó cho thấy các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng ngăn bất ổn tài chính”.
Cụ thể, với chứng khoán Mỹ, Dow Jones tăng 490,05 điểm (+4,24%) lên 12.045,68 điểm, mạnh nhất kể từ ngày 23/3/2009. S&P 500 nhảy 51,77 điểm (+4,33%) lên 1.246,96 điểm. Nasdaq Composite tiến 104,83 điểm (+4,17%) lên 2.620,34 điểm.
Tương tự, các sàn châu Âu cũng tăng mạnh mẽ trong phiên 30/11. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 3,16% lên mức 5.505,42 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 4,22% lên 3.154,62 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng vọt 4,98% lên mốc 6.088,84 điểm.
Trên thị trường dầu thô, giá dầu thô giao tháng 1 trên sàn New York tăng 57 xu, tương đương 0,6%, lên 100,36 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất kể từ hôm 16/11. Trong tháng 11, giá dầu trên sàn này tăng 7,7%, ghi nhận tháng thứ 2 tăng liên tiếp.
Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 tăng 32,1 USD (+1,9%) lên 1.745,5 USD/oz, cao nhất kể từ 16/11. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco là 1.746,9 USD/oz, cao hơn mức đóng cửa hôm qua 31,5 USD/oz. Trước đó, giá có lúc lên tới 1.752,1 USD/oz.
Thực tế, góp phần vào bức tranh khởi sắc hôm qua còn có những thông tin kinh tế từ Mỹ. Theo công bố, trong tháng 11, các công ty tư nhân Mỹ đã tuyển dụng lao động nhiều nhất từ đầu năm. Số lượng nhà đã ký hợp đồng cũng tăng mạnh nhất trong 1 năm.
Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng công bố số liệu cho thấy, trong số 12 khu vực lớn của Mỹ, 11 khu vực có kinh tế tăng trưởng với tốc độ vừa phải, nhờ sự đi lên của lĩnh vực sản xuất và chi tiêu tiêu dùng của người dân.
Vẫn còn đó nỗi lo
Theo Jens Sondergaard, chuyên gia Nomura International ở London, “bất cứ khi nào các ngân hàng trung ương cùng hợp tác, mọi chuyện sẽ mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên liệu có thay đổi được tình hình hay không khi vấn đề chính là ở nợ công châu Âu?”.
Trong khi đó, số liệu công bố hôm qua cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu tháng 10/2011 lên mức 10,3%, cao nhất trong lịch sử đồng Euro. Như vậy Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ phải tiếp tục ứng phó mạnh mẽ hơn để ngăn khủng hoảng.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha lên cao nhất ở mức 22,8%, tỷ lệ thất nghiệp ở Italy cũng lên mức 8,5%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tiếp tục trong xu thế giảm, từ mức 5,7% vào tháng 9/2011 xuống mức 5,5% vào tháng 10/2011.
Còn chuyên gia kinh tế trưởng của hãng xếp hạng tín dụng CARE Ratings (Ấn Độ), Madan Sabnavis, dự đoán USD mạnh lên so với Euro sẽ tiếp diễn đến tháng 3/2012 và tỷ giá trao đổi giữa hai đồng tiền này vào thời điểm đó sẽ là 1,33 - 1,35 USD/Euro.
Theo ông Sabnavis, Eurozone có thể sụp đổ, song không xảy ra trong tương lai gần. Ông dự đoán, trong 2012 kinh tế thế giới sẽ đối mặt với những nguy cơ như 2011, và cảnh báo cần theo sát diễn biến tại Liên minh châu Âu và một số quốc gia lớn khác.
No comments:
Post a Comment